41 lượt xem

Disclaimer là gì? Nên viết disclaimer như thế nào cho website?

Disclaimer là gì

Nếu bạn đang sở hữu hay quản lý một website thì bạn cần phải biết disclaimer là gì. Nếu website của bạn không có disclaimer hay còn gọi là tuyên bố từ chối trách nhiệm, bạn có thể sẽ được pháp luật “chăm sóc tận tình” đấy nhé.Bizfly Cloud sẽ chia sẻ disclaimer là gì, vai trò và cách thức để tạo ra nó sao cho phù hợp với website của bạn nhé!

Disclaimer là gì?

Disclaimer, theo cách hiểu chung nhất, là một sự từ chối trách nhiệm nhằm giới hạn lại quyền và nghĩa vụ của một đối tượng với đối tượng còn lại trong một mối quan hệ nào đó được pháp lý công nhận. Vậy với các website trên internet thì disclaimer là gì? Nó là một thông báo được đặt trên mỗi trang web có nội dung về việc hạn chế trách nhiệm pháp lý của website đó đối với những kết quả xảy ra với người dùng từ việc sử dụng trang web. Có thể bạn không chú ý nhưng gần như 100% website nào trên internet cũng có tuyên bố này. Vậy tại sao nó lại cần thiết đến thế?

Vai trò của disclaimer là gì?

Trước hết, disclaimer dùng để tránh những tai họa từ content (nội dung) trên website của bạn gây ra. Chẳng hạn, khách hàng đọc bài viết hướng dẫn trị mụn trên một website làm đẹp, sau khi áp dụng hướng dẫn đó thì mặt không những không hết mụn mà còn bị dị ứng da nên khách hàng quyết định kiện website. Tuy nhiên, nếu trang web đã có disclaimer thông báo không chịu trách nhiệm về những trường hợp tương tự thì website sẽ được ủng hộ tại tòa.

Như vậy, vai trò của disclaimer là vô cùng quan trọng, nếu thiếu nó thì nguy cơ bị kiện cáo và lãnh án phạt rất cao. Nhưng nói như vậy có phải là tuyên bố từ chối trách nhiệm này đang làm giảm uy tín và độ tin cậy từ nội dung trên website của bạn? Đó là điều không thể tránh khỏi, bởi mọi thứ không có gì là hoàn hảo hay chính xác tuyệt đối. Dù kiến thức của bạn uyên bác thâm thúy đến đâu cũng không thể đảm bảo những nội dung bạn đăng tải chính xác 100% trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

Hơn nữa, ngày nay việc tham khảo sao chép content từ những trang web khác nhau không còn gì xa lạ. Vậy lấy gì để đảm bảo thông tin từ những website đó là chính xác tuyệt đối. Có những content không chính xác thì không ảnh hưởng nhiều đến người đọc, tuy nhiên các nội dung về y tế, luật pháp, sức khỏe… có ảnh hưởng rất lớn đến người truy cập web. Nếu người dùng gặp hậu quả từ việc đọc website của bạn thì họ sẽ kiện bạn ra tòa. Chính vì vậy, disclaimer sẽ rất cần thiết để cho người dùng biết rằng thông tin trên web chỉ mang tính chất tham khảo, chủ quan và không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Có tuyên bố này thì bạn sẽ tránh bị kết tội và lãnh án phạt.

Disclaimer không chỉ dành cho content trên website mà nó còn hướng đến tất cả các yếu tố trên trang web có thể ảnh hưởng đến người dùng. Chẳng hạn, ai đó vào web của bạn và bị dính mã độc hay gặp các vấn đề về bản quyền hình ảnh, nội dung… họ cũng có thể kiện bạn ra tòa. Chính vì vậy, disclaimer sẽ như một lớp phòng thủ cho mọi thứ trên website của bạn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn khi đăng bất cứ thứ gì lên trang web của mình nhờ có tuyên bố này.

Một vai trò khác của disclaimer đó là hạn chế trách nhiệm với hành vi của bên thứ ba. Chẳng hạn ở các bài viết trên website của bạn có phần comment cho người đọc và một tổ chức nào đó vào quảng cáo thông tin của họ ở đó hoặc đưa ra những bình luận, tuyên bố tiêu cực. Tuyên bố từ chối trách nhiệm trên website sẽ giúp bạn tránh bị vạ lây từ những hành vi, phát ngôn của bên thứ ba đó.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc một tổ chức/công ty và bạn đang sở hữu riêng một website hay blog. Trang web cá nhân đó có thể được liên kết tới công ty, tổ chức của bạn. Chẳng may web cá nhân bị kiện thì có thể gây ảnh hưởng đến công ty và tổ chức. Disclaimer trên web riêng đó có thể giúp khẳng định rằng nội dung trên site chỉ thuộc về cá nhân, nó không liên quan đến công ty hay tổ chức của bạn.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là tuyên bố từ chối trách nhiệm không giúp bạn tránh được tất cả mọi việc kiện cáo. Dù biết website đã có disclaimer nhưng một số người dùng vẫn kiện bạn như thường vì nhiều lý do khác nhau. Khi ra tòa, tòa án sẽ xem xét trên website có disclaimer hay không, tuyên bố đó có bao hàm nội dung trong vụ kiện hay không, nó có phù hợp với quy định của pháp luật không… Nếu có, chắc chắn bạn sẽ được pháp luật bảo vệ.

Vậy cách thức để viết một disclaimer là gì?

Chắc chắn không có một công thức cụ thể nào cho việc viết một disclaimer, bởi lẽ tùy vào lĩnh vực, quy mô, nội dung của website sẽ có những tuyên bố khác nhau. Disclaimer chỉ cần đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của chủ sở hữu web. Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung cơ bản bạn có thể cân nhắc đưa vào tuyên bố của mình, chẳng hạn như:

Tuyên bố về quyền sở hữu: disclaimer có thể nêu rõ quyền sở hữu của bạn đối với tác phẩm, nội dung trên web nhằm ngăn cản hành vi “chôm chỉa” tài nguyên web. Ngoài ra, nó còn bảo vệ bạn khỏi những cáo buộc về sao chép, đạo nhái từ các trang web khác.

Giới hạn trách nhiệm pháp lý của bạn: hãy đưa ra các lĩnh vực, phạm vi mà bạn sẽ chịu trách nhiệm pháp lý và những vấn đề nào bạn không chịu trách nhiệm. Tất nhiên những tuyên bố này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Chẳng hạn, bạn mở một website bán hàng thì không thể nói rằng mình không chịu trách nhiệm nếu giao hàng không đúng với những gì khách đã order.

– Hãy cho người đọc biết rằng nội dung trên web của bạn chỉ là một ý kiến mang tính tham khảo và không hẳn đã chính xác 100%. Vì như trên đã đề cập, không có gì là đảm bảo tuyệt đối. Lúc này, disclaimer sẽ bảo vệ bạn khỏi các cáo buộc và hình phạt từ các vụ kiện của người dùng.

Thông báo rằng người đọc web sẽ tự chịu trách nhiệm nếu có hậu quả xảy ra khi làm theo nội dung web. Vì tất cả chỉ là lời khuyên, tin hay không, hành động theo hay không là ở cá nhân người dùng nên họ tự chịu trách nhiệm.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm từ các hành vi, nội dung của bên thứ ba. Nhất là với các trang web hay trang mạng xã hội cho phép người dùng tự do bình luận thì tuyên bố này sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả từ một bên thứ ba gây ra cho khách hàng của mình.

Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về tuyên bố từ chối trách nhiệm trên website. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ disclaimer là gì, những nội dung nên có của một tuyên bố trách nhiệm… Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ từ BizFly Cloud nhé!

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ broadcast là gì? Cách kiểm tra địa chỉ broadcast