37 lượt xem

Van PCV là gì? Cách nhận biết dấu hiệu van PCV bị hư hỏng

Pcv là gì

1. Van PCV là gì?

Khi động cơ ô tô đốt cháy nhiên liệu, một lượng khí thừa sẽ rơi vào hộp trục khuỷu qua khe hở giữa xéc măng và vách xilanh. Nếu lượng khí này không được thoát ra ngoài sẽ khiến dầu bên trong động cơ biến chất, đó là lý do ra đời hệ thống van PCV. Vậy, van PCV là gì?

Van PCV còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như van thông khí hộp trục khuỷu, van thu hồi nhớt hay van thông khí các-te. Đây là một bộ phận nằm trong hệ thống xả, có chức năng loại bỏ khí thải từ hộp trục khuỷu rồi đưa khí thải này đến ống khí nạp để đốt cháy lần nữa.

Van PCV được sử dụng trên các dòng xe động cơ đốt trong từ năm 1960 đến nay nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí nhờ vào việc đưa khí các-te trở lại buồng đốt.

Van PCV là gì?
Van PCV có nhiệm vụ loại bỏ khí thải ra khỏi các-te của động cơ đốt trong (Nguồn: Sưu tầm)

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van PCV

Hệ thống van PCV được cấu tạo từ van một chiều có lò xo và đường ống nạp (nguồn chân không). Khi các khí thải từ buồng đốt rò rỉ qua các vòng piston, hệ thống van PCV sử dụng một phần chân không để hút các chất khí qua đường ống và thải ra bên ngoài.

  • Trường hợp động cơ không hoạt động, lò xo sẽ đẩy van PCV về và đóng kín đường nạp.
  • Trường hợp động cơ hoạt động ở chế độ không tải hay tải chậm, chốt van PCV sẽ đi lên bệ van nhờ lực hút độ chân không đang lớn. Đồng thời sẽ có một lượng khí lọt vào khe hở của chân không để tránh làm loãng khí ở động cơ.
  • Trường hợp động cơ hoạt động mạnh thì chốt PCV sẽ nằm ở khoảng giữa, độ chân không trong đường ống nạp nằm ở mức trung bình và khe hở ở chân không có một khoảng rộng nên lượng khí thải sẽ đưa vào nhiều hơn.
  • Trường hợp cháy ngược, van PCV sẽ đóng kín vì áp lực ở cổ hút cao, giúp lửa không thể lan đến van PCV và làm kích lửa hơi nhiên liệu trong hộp trục khuỷu.
Nguyên lý hoạt động van PCV
Nguyên lý hoạt động van PCV (Nguồn: Sưu tầm)

3. Khi nào nên thay van PCV?

Van PCV là bộ phận quan trọng trong hệ thống xả, vì thế, nếu van PVC bị tắc hay kẹt đóng sẽ khiến khí lọt không được đưa vào đường ống nạp và được xả ra bên ngoài. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu van PCV bị hư hỏng cần đưa xe đến các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để thay van mới.

3.1. Các dấu hiệu nhận biết van PCV hư hỏng

Khi khí thải đi qua van PCV lâu ngày sẽ để lại nhiều vết dầu có thể gây tắc nghẽn. Do đó, nếu van PCV bị tắc nghẽn hay bị kẹt đóng sẽ có dấu hiệu như sau:

  • Động cơ có bùn bám xung quanh.
  • Rò rỉ dầu.
  • Đèn kiểm tra động cơ phát sáng.
  • Có âm thanh lạ phát ra từ động cơ.
  • Miếng đệm hoặc con dấu bị thổi bay.
  • Khói xả có màu lạ như xám, đen, xanh.
  • Động cơ khó khởi động hay bị rung.

3.2. Cách kiểm tra van PCV

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ van PCV bị hỏng, chủ phương tiện có thể kiểm tra van PCV bằng 1 trong các cách sau:

Mở nắp dầu khi động cơ đang chạy: Khi động cơ đang chạy, người sử dụng mở nắp dầu để kiểm tra. Nếu thấy nắp dầu bị hút vào trong động cơ và khó lấy ra, tức là trục khuỷu đang có nhiều chân không hoặc có thể van PCV đã bị hỏng.

Dùng kìm kẹp ống PCV: Người sử dụng có thể dùng kìm kẹp ống PCV và quan sát vòng tua. Nếu thấy vòng tua thay đổi thì có thể van PCV bị kẹt và động cơ sẽ bị rung hoặc tắt.

Kiểm tra cặn bẩn: Khi thấy có khói xanh tỏa ra từ ống xả hoặc bị rò rỉ dầu vì động cơ đang có áp suất cao, hãy kiểm tra xem cặn và dầu có bám bên trong ống hay không. Nếu van PCV bám quá nhiều bụi bẩn thì người dùng cần làm sạch ngay để có thể tiếp tục sử dụng.

Thổi vào 2 đầu van PCV: Tháo van PCV, thổi vào đầu trục khuỷu và đường khí nạp để kiểm tra độ nghẽn của van.

  • Ở đầu bên hộp trục khuỷu nếu không thông hơi thì van bị kẹt đóng, nếu thông hơi thì là bình thường.
  • Ở đầu bên đường khí nạp, nếu thông hơi thì van bị kẹt mở, nếu không thông hơi là bình thường.
Cách kiểm tra van PCV đơn giản
Kiểm tra van PCV bằng cách tháo chúng ra và xoay đều (Nguồn: Sưu tầm)

Người sử dụng xe cần thường xuyên kiểm tra và thay thế van PCV định kỳ (khoảng 100.000km/lần). Đặc biệt là các dòng xe cũ, máy móc đã bắt đầu giảm tuổi thọ do thời gian hoạt động.

Quý khách hàng sử dụng ô tô VinFast có thể đặt lịch bảo dưỡng xe qua website: vinfastauto.com hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 23 23 89 để được nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ đặt lịch qua hệ thống.

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

  • Dấu hiệu động cơ xe đang có vấn đề dựa vào màu sắc khí thải
  • Xu hướng xanh trong tương lai với xe điện bảo vệ môi trường