28 lượt xem

Anti money laundering là gì

Anti money laundering là gì

Tóm lược

Các quy định AML cố gắng ngăn chặn hành vi rửa tiền “bẩn” bất hợp pháp. Các hoạt động chống rửa tiền do Chính phủ và các tổ chức đa quốc gia như FATF quy định.

Rửa tiền là hành vi biến tiền “bẩn” thành tiền hợp pháp. Hoạt động này thường được thực hiện bằng cách ngụy tạo nguồn gốc của tiền, trộn tiền vào các giao dịch hợp pháp hoặc đầu tư vào tài sản.

Tiền mã hoá là một cách tốt để rửa tiền bởi bản chất riêng tư, khó lấy lại và luật pháp quy định chưa rõ ràng. Các vụ tịch thu tiền mã hoá quy mô lớn cho thấy tội phạm thường xuyên sử dụng nó để rửa những khoản tiền khổng lồ.

Binance và nhiều sàn giao dịch tiền mã hoá theo dõi các hành vi đáng ngờ như một phần của việc tuân thủ các quy định AML và báo cáo hành vi đó cho cơ quan thực thi pháp luật.

Giới thiệu

Chống rửa tiền (AML) là các quy định giúp ngăn chặn việc rửa tiền bất hợp pháp. Chúng là một trong những tiêu chuẩn mà các sàn giao dịch tiền mã hoá tuân thủ, để giúp giữ an toàn cho khách hàng và chống lại tội phạm tài chính. Do tính chất ẩn danh của tiền mã hoá, các hoạt động AML chính được thực thi là giám sát hành vi và danh tính của khách hàng.

AML là gì?

Sự khác biệt giữa AML và KYC là gì?

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hoạt động tội phạm biến các khoản tiền các khoản đầu tư hoặc tài sản tài chính từ bất hợp pháp trở nên hợp pháp. Số tiền bất hợp pháo này thường thu được từ các hoạt động phạm pháp như buôn bán ma túy, khủng bố và gian lận. Luật và quy định về chống rửa tiền khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, tăng cường sự thống nhất về các quy tắc là mục tiêu của nhiều khu vực pháp lý và FATF.

Có ba giai đoạn rửa tiền:

  • Sắp xếp: Đưa tiền “bẩn” vào hệ thống tài chính, chẳng hạn như kinh doanh bằng tiền mặt.
  • Xếp lớp: Di chuyển đưa tiền bẩn vào tổ chức tài chính hợp pháp để khó theo dõi. Sử dụng tiền mã hoá như một cách để che giấu nguồn gốc của tiền “bẩn”.
  • Hợp nhất: Sử dụng các khoản đầu tư hợp pháp và các kênh tài chính khác để đưa tiền “bẩn” vào nền kinh tế.

Tội phạm đang rửa tiền như thế nào?

Có nhiều cách để thực hiện ba bước trên. Phương pháp truyền thống là tạo biên lai giả cho các dịch vụ sử dụng tiền mặt trong các cửa hàng, nhà hàng và các doanh nghiệp khác. Một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các doanh nghiệp làm bình phong để rửa tiền. Tội phạm tạo ra các biên lai giả và thanh toán bằng tiền mặt “bẩn”, biến chúng thành thu nhập hợp pháp. Dòng tiền này sau đó được trộn trong các giao dịch hợp lý để khó phân biệt giữa hai loại.

Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động rửa tiền đã chuyển dần sang dùng tiền kỹ thuật số thay vì tiền mặt. Sự khác biệt này đã thay đổi các phương pháp được sử dụng để rửa tiền. Giờ đây, thậm chí còn có nhiều lựa chọn để giấu và rửa tiền “bẩn” hơn trước. Ví dụ, bạn có thể trực tiếp chuyển tiền mà không cần sử dụng ngân hàng. Các mạng thanh toán như Paypal hoặc Venmo cung cấp thêm một lớp phủ cho những kẻ rửa tiền sử dụng và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý giám sát.

Một phương pháp được ưa chuộng khác là sử dụng các trang web cờ bạc trực tuyến. Tội phạm gửi số tiền mà chúng muốn rửa vào một tài khoản cờ bạc trực tuyến. Sau đó, chúng tiến hành đặt cược để làm cho tài khoản trông hợp pháp. Cuối cùng, chúng rút tiền ra và kết quả là chúng có được tiền sạch. Thông thường, điều này được thực hiện với nhiều tài khoản để không làm dấy lên nghi ngờ. Một tài khoản duy nhất có số tiền lớn có thể bị gắn cờ kiểm tra AML.

Các biện pháp đo lường AML hoạt động như thế nào?

Bạn có thể chia nhỏ các hoạt động cơ bản của cơ quan quản lý hoặc sàn giao dịch tiền mã hoá thành ba bước:

1. Các hoạt động đáng ngờ, chẳng hạn như dòng tiền lớn ra hoặc vào sẽ tự động bị gắn cờ hoặc báo cáo. Một hành vi không nhất quán, chẳng hạn như tăng số lần rút tiền từ một tài khoản bình thường hoạt động thấp cũng là một ví dụ.

2. Trong hoặc sau khi điều tra, khả năng gửi tiền hoặc rút tiền của người dùng sẽ bị dừng. Hành động này cắt đứt mọi hoạt động rửa tiền có thể xảy ra. Sau đó, điều tra viên lập Báo cáo Hoạt động Đáng ngờ (SAR).

3. Nếu có bằng chứng về hoạt động bất hợp pháp, các cơ quan hữu quan sẽ được thông báo và được cung cấp bằng chứng. Nếu số tiền bị đánh cắp được tìm thấy, chúng sẽ được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu khi có thể.

Các sàn giao dịch tiền mã hoá thường có cách tiếp cận chủ động với AML. Với số lượng lớn áp lực tuân thủ đặt lên ngành công nghiệp tiền mã hoá, tiêu chuẩn cho các sàn giao dịch như Binance là phải cảnh giác và thận trọng hơn mức bình thường. Giám sát giao dịch và nâng cao trách nhiệm giải trình là hai công cụ quan trọng trong việc chống lại các âm mưu rửa tiền.

FATF là gì?

FATF là một tổ chức quốc tế do G7 thành lập nhằm chống lại hoạt động tài trợ cho khủng bố và rửa tiền. Bằng cách tạo ra một bộ tiêu chuẩn mà các chính phủ trên toàn thế giới phải tuân thủ, những kẻ rửa tiền ngày càng khó tìm được các khu vực phù hợp để hoạt động.

Hợp tác giữa các chính phủ cũng cải thiện việc chia sẻ thông tin và giúp dễ dàng theo dõi những kẻ rửa tiền. Hơn 200 khu vực pháp lý đã cam kết tuân theo Tiêu chuẩn FATF. FATF giám sát tất cả những người tham gia để đảm bảo họ tuân thủ các quy định bằng các đánh giá chung thường xuyên.

Tại sao KYC cần thiết trong thị trường tiền mã hoá?

Do tính ẩn danh, tiền mã hoá thường được sử dụng để rửa tiền bất hợp pháp và trốn thuế. Thực thi các quy định này giúp cải thiện danh tiếng tổng thể của ngành tiền mã hoá và đảm bảo thu được các khoản thuế thích hợp. Những cải tiến trong AML mang lại lợi ích cho người dùng tiền mã hoá hợp pháp, mặc dù nó đòi hỏi tất cả các bên phải bỏ thêm công sức và thời gian.

Theo Reuters, vào năm 2020, tội phạm dùng tiền mã hoá để rửa tiền “bẩn” với ước tính khoảng 1,3 tỷ đô-la Mỹ (USD). Tiền mã hoá dễ được sử dụng để rửa tiền vì một số lý do sau:

1. Các giao dịch trong blockchain là không thể thay đổi. Khi bạn đã gửi tiền qua blockchain, chúng không thể được trả lại trừ khi chủ sở hữu mới gửi lại. Cảnh sát và các cơ quan quản lý không thể lấy lại tiền cho bạn.

Ví dụ về rửa tiền mã hóa

Các nhà chức trách đã đạt được một số thành công trong việc theo dõi và bắt những tên tội phạm rửa tiền bằng tiền mã hoá. Vào tháng 7 năm 2021, cảnh sát Vương quốc Anh đã thu giữ khoảng 250 triệu đô-la Mỹ tiền mã hoá được sử dụng để rửa tiền. Đây là vụ tịch thu tiền mã hoá lớn nhất từ trước đến nay ở Vương quốc Anh, đánh bại kỷ lục trước đó cũng của quốc gia này là 158 triệu đô-la chỉ vài tuần trước đó.

Trong cùng tháng, 33 triệu USD đã bị chính quyền Brazil thu giữ trong một hoạt động rửa tiền tinh vi. Hai cá nhân và 17 công ty đã tham gia vào việc mua tiền mã hoá nhằm che giấu các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp. Tổ chức tội phạm có liên quan đã thành lập các công ty vì mục đích này. Có một số sàn giao dịch tiền mã hoá đã cố ý hợp tác với các tổ chức tội phạm và không tuân theo các quy trình AML.

Binance hỗ trợ AML như thế nào?

Binance đã chủ động triển khai nhiều biện pháp AML để giúp giải quyết nạn rửa tiền, bao gồm cả việc mở rộng khả năng phát hiện và phân tích AML của mình. Đây là những nỗ lực nhất quán trong chương trình tuân thủ AML của Binance. Sàn cũng hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quốc tế trong việc giúp đưa các tổ chức tội phạm mạng lớn ra trước công lý.

Ví dụ: Binance đã đóng một vai trò trong việc cung cấp bằng chứng dẫn đến việc bắt giữ nhiều thành viên của nhóm ransomware Cl0p. Binance đã gắn cờ các giao dịch đáng ngờ và hoạt động tội phạm sau đó đã được điều tra. Các nhà chức trách đã sử dụng nghiên cứu này với sự hợp tác của các cơ quan quốc tế để xác định những kẻ rửa tiền khỏi các cuộc tấn công ransomware, bao gồm cả cuộc tấn công Petya.

Tổng kết

Mặc dù việc thực hiện AML làm kéo dài thời gian giao dịch tiền mã hoá, nhưng điều quan trọng là nó có thể giữ an toàn cho mọi người. Thật không may, các chính phủ và tổ chức không thể loại bỏ tất cả các hoạt động rửa tiền, nhưng việc thực hiện các quy định chắc chắn vẫn đem lại lợi ích đáng kể. Công nghệ đang được cải thiện để phát hiện ra các trường hợp rửa tiền. Vì vậy, các sàn giao dịch tiền mã hoá đóng góp một phần quan trọng trong việc tìm ra tội phạm.