64 lượt xem

Nhân tố vô sinh là gì? Các loại nhân tố sinh thái trong môi trường sống của chúng ta

 Nhân tố vô sinh (aBiotic Factors) là gì?

Nhân tố vô sinh là các nhân tố về tính chất hóa học, tính chất vật lý của môi trường xung quanh sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất, không khí, v.v…

Cụ thể:

  • Chất vô cơ: Nước, khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió.
  • Chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật: Chất thải, lông rụng, mùn, bã, xác rắn lột, v.v…
nhan to vo sinh
Ảnh minh họa

Nhân tố hữu sinh (Biotic Factors) là gì?

Nhân tố sinh thái hữu sinh là những nhân tố sống (bao gồm con người và các loài sinh vật), tác động lớn đến môi trường sinh thái, được gọi là quần xã sinh vật.

Nhân tố hữu sinh gồm 3 nhóm chính:

  • Nhóm sinh vật sản xuất: Gồm các loại thực vật quang hợp như cây xanh, vi khuẩn, tảo có khả năng quang hợp,…
  • Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng như động vật ăn thực vật, động vật tiêu thụ mùn, bã,…
  • Nhóm sinh vật phân giải: Gồm nấm và các loại vi khuẩn có chức năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ cần thiết cho sự phát triển.

Nhân tố con người được xem là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường và con người được tách ra thành nhân tố độc lập bởi con người tác động đến tự nhiên một cách có ý thức, những hành động của con người gây biến đổi môi trường sống và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động – thực vật.

Những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác trong môi trường sinh sống. Trong đó, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

nhan to huu sinh
Ví dụ minh họa về các nhóm sinh vật nhân tố hữu sinh (Ảnh minh họa)

Mối kết hợp của nhân tố vô sinh và hữu sinh

Mặc dù nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh đóng vai trò khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Chẳng hạn như tập tính của các loài động vật và quá trình quang hợp, thanh lọc không khí của chúng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, khí hậu, ánh sáng.

Nếu điều kiện môi trường sống của công vật thay đổi, các nhân tố cũng thay đổi để thích nghi với môi trường bằng cách tiến hóa như tự tản nhiệt, đóng băng cơ thể, thay đổi huyết tính, hoặc những cây ưa sáng, cây ưa bóng v.v…

Một ví dụ dễ thấy là các loài động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới có khí hậu lạnh giá thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ấm áp nhưng một số bộ phận của chúng lại bé hơn như chi, tai, đuôi. Đồng thời, động vật sống ở vùng có khí hậu lạnh có lớp mỡ dày nên tăng cường khả năng chống rét.

moi lien he giua huu sinh va vo sinh

Ngoài các nhân tố sinh thái thì còn có giới hạn sinh thái. Đây là giới hạn sức chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nào đó của môi trường, và khi vượt ra ngoài giới hạn đó thì sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi (khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, tại mức này sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất) và khoảng chống chịu (khoảng nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sống của sinh vật).

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

-Nhân tố sinh thái hay còn gọi là nhân tố môi trường. Là những yếu tố trong môi trường có tác động đến quá trình sống của sinh vật, dù trực tiếp hay gián tiếp.Những tác động này làm thay đổi tập tính của các loài sinh vật. Giúp chúng thích nghi với môi trường sống, từ đó hình thành những đặc điểm riêng.

-Trong môi trường, các nhân tố có thể bị tác động lẫn nhau bởi một hay nhiều nhân tố khác. Tất cả tạo thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Theo thời gian, đa số các nhân tố đều có sự thay đổi dù ít hay nhiều.

-Dựa theo khái niệm nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành 2 loại chính gồm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Giữa các nhân tố vô sinh và hữu sinh lúc nào cũng có sự tương tác chặt chẽ với nhau.

-Nhân tố vô sinh là những nhân tố về những tính chất hóa học, vật lý của môi trường xung quanh sinh vật. Nó nhân tố vô sinh bao gồm:

+ Các chất vô cơ (nước, muối, các loại khí) ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, gió,….

+Các chất hữu cơ trong cơ thể của sinh vật: Chất thải, bã, lông rụng, mùn,…

-Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các nhân tố sống có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Bao gồm con người và các loại sinh vật. Nhân tố này còn được gọi là quần xã sinh vật với 3 nhóm chính như sau:

+Sinh vật sản xuất: phổ biến nhất là các loại thực vật quang hợp, như cây xanh, tảo dưới nước, vi khuẩn có khả năng quang hợp…

+Sinh vật tiêu thụ: chủ yếu là các sinh vật dị dưỡng, bao gồm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật, động vật ăn mùn, bã.

+Sinh vật phân giải: chủ yếu là nấm và các loại vi khuẩn, có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ cần thiết cho sự phát triển hệ sinh thái.

-Trong các nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố được tách ra độc lập. Vì có sự tác động đến tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng.Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường sinh thái và các loài sinh vật. Những hành động của con người có thể làm biến đổi điều kiện môi trường sống, sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, thực vật. Con người sở hữu ý thức và trí thông minh hơn bất kỳ loài sinh vật nào khác