• Trang chủ
  • Kinh Nghiệm
  • Khi ly hôn Quyết định của Tòa án nêu rõ là khi con đủ 1 tuổi em sẽ được nuôi con nhưng nhà chồng cũ không cho em đón con thì phải làm thế nào?
29 lượt xem

Khi ly hôn Quyết định của Tòa án nêu rõ là khi con đủ 1 tuổi em sẽ được nuôi con nhưng nhà chồng cũ không cho em đón con thì phải làm thế nào?

Liên hệ tư vấn pháp luật miễn phí: 097 518 9938

Em và chồng đã ly hôn. Khi ra Toà cả 2 bên đều đã thoả thuận là khi con em lên lớp 1 thì mẹ sẽ được quyền nuôi con. Quyết định của Tòa án cũng bảo rõ là khi đủ tuổi em sẽ được nuôi con nhưng nhà chồng cũ không cho em đón bé. em có quyền khởi kiện chồng cũ k làm đúng trong tờ giấy quyết định của Tòa không ạ?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ nhất, nghĩa vụ của bên đương sự phải thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án?

Căn cứ theo quy định tại điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng bạn khi ly hôn thì Tòa án cũng đã đưa ra kết luận bản án tuyên bố quyền nuôi con thuộc về bạn (tức là mẹ bé) khi bé đủ tuổi lên học lớp 1. Do đó, bản án đã có hiệu lực pháp luật và không có bên đương sự nào kháng cáo về nội dung đó cho nên các bên đương sự gồm bạn và chồng bạn bắt buộc nghiêm chỉnh thi hành việc bạn sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé và bố cháu bé được hưởng quyền thăm nom theo đúng quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.

Do đó, nếu chồng bạn không tôn trọng việc thi hành bản án thì căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Mặt khác căn cứ theo quy định tại điều 7 Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:

“4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;..”

Điều 1.

  1. Bổ sung Điều 7a và Điều 7b vào sau Điều 7 như sau:

“Điều 7a. Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án

2. Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;”

Như vậy, theo quy định trên, khi đã có bản án của Tòa án mà bên đương sự không chấp hành, thì lúc này bạn có quyền làm đơn yêu cầu Thi hành án gửi lên cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án nơi trước đây ra bản án cho bạn. Theo đó, cơ quan Thi hành án sẽ thông báo và ấn định trong thời gian 10 ngày để chồng bạn tự nguyện thực hiện, hết thời gian này mà chồng bạn vẫn không thực hiện thì cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc chồng bạn phải thi hành án.

Thứ hai, người được thi hành bản án có quyền khởi kiện người phải thi hành bản án khi không thực hiện hay không?

Khi có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật mà người phải thi hành án không thực hiện thì đương sự (tức là bạn) được quyền yêu cầu lên cơ quan Thi hành án cùng cấp với Tòa án đã xét xử vụ việc ly hôn của bạn áp dụng các biện pháp buộc chồng bạn phải thi hành.

Cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 13 điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:

“13. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

“Điều 31. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án

1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.

Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;…”

Sau khi nhận được đơn yêu cầu và tài liệu của bạn, cơ quan thi hành án sẽ xem xét và ra quyết định thi hành án trong vòng 5 ngày làm việc.

Mặt khác, trong trường hợp chồng bạn đã được cơ quan Thi hành án cưỡng chế, bắt buộc thi hành nội dung bản án nhưng vẫn cố tình không thực hiện thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiêm hình sự căn cứ theo quy định tại điều Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 380. Tội không chấp hành án

  1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”