43 lượt xem

Cốt truyện của lặng lẽ sa pa là gì

Đáp án chi tiết, dễ hiểu của Top Tài Liệu cho câu hỏi: “ Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì? ”cùng với những kiến thức mở rộng hay, bổ ích là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn.

Câu hỏi

Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì? A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già. C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình. D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau.

Lời giải :

đáp án đúng: A

​Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là: Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa.

>> Có thể xem thêm các bài tóm t

ắt truyện Lặng lẽ Sa Pa để hiểu rõ hơn về cốt truyện.

Kiến thức tham khảo

Khái niệm, đặc điểm của cốt truyện

1. Khái niệm cốt truyện Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện; nó bao gồm các giai đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch.

2. Đặc điểm của cốt truyện Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Với tác phẩm trữ tình thì thường không tồn tại cốt truyện.

Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ : Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội.

Nhìn chung cốt truyện có thể chia làm hai loại: Đơn tuyến (như trong truyện cổ dân gian hay một số truyện ngắn) và đa tuyến. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, bên cạnh tuyến cốt truyện chính về Dế Mèn, còn có các tuyến cốt truyện khác về Dế Trũi, Xiến Tóc, chim Trả, quần thể nhà Mối, Châu Chấu,…

Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhưng xung đột xã hội không phái là cốt truyện. Xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh; còn cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà văn.

Tìm hiểu chung về tác phẩm lặng lẽ Sa Pa

* Tìm hiểu chung về tác phẩm lặng lẽ Sa Pa

1. Ý nghĩa nhan đề

Tác giả đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng – nơi nghỉ mát nổi tiếng, lý tưởng. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa Pa.

2. Tóm tắt

Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động.

3. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.

– Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.

4. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

– Phần 2 (tiếp theo đến “không có vật gì như thế”): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

– Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người

e. Ý nghĩa nhan đề

– Với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đềm, thơ mộng, tác giả ca ngợi những con người hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả đều đang cống hiến lặng lẽ âm thầm.

– Nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện sự lớn lao của những con người trên mảnh đất ấy. Với tên truyện như vậy, phải chăng tác giả đã lấy địa danh làm nền để khắc họa vẻ đẹp con người?

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/lang-le-sa-pa-nguyen-thanh-long-a81008.html#ixzz7Qt2Erowb