60 lượt xem

Beta coin là gì? Toàn bộ thông tin về BETA và dự án BETA Finance

Beta coin là gì

Trong những ngày gần đây, thị trường tiền điện tử chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên BETA coin vẫn giữ được tín hiệu tăng giá và khối lượng giao dịch gia tăng mạnh, khiến nhiều người bắt đầu chú ý đến đồng coin vốn hóa nhảy. Vậy cụ thể BETA coin là gì, BETA coin có tiềm năng không? Hãy cùng chúng mình đánh giá chi tiết về dự án Beta Finance ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

BETA coin là gì, có tiềm năng không?

BETA coin là gì?

BETA coin là đồng tiền của Beta Finance, một thị trường giao dịch tiền tệ phi tập trung (Defi), hoạt động trên blockchain của Ethereum với mục đích bù đắp sự biến động của tiền điện tử và mang lại sự ổn định cho thị trường. BETA cho phép người dùng sử dụng 3 dịch vụ chính: Vay, cho vay và bán khống (Short- Selling).

Điểm đặc biệt nhất của Beta Finance chính là cho phép người dùng “tự tạo thị trường” cho riêng mình. Có nghĩa, nó không chỉ gói gọn trong những đồng coin phổ biến, mà với bất kỳ đồng tiền nào bạn cũng có thể tạo thị trường để vay, cho vay hoặc bán khống.

Beta coin là gì? Những tính năng nổi bật của Beta Finance
Những tính năng nổi bật của Beta Finance

Những tính năng chính của BETA coin là gì?

Lending – Cho vay

Người cho vay sẽ có thể cho vay tài sản cho bất kỳ thị trường tiền tệ nào tồn tại trên Beta Finance để kiếm thêm lợi nhuận từ lãi suất cho vay. Lãi suất được trả cho người cho vay từ những người đi vay và người bán khống trả lãi suất đi vay, để vay tài sản làm đòn bẩy hoặc tài sản bán khống để giao dịch và chiến lược DeFi. Có một nhóm cho vay duy nhất cho mỗi mã thông báo, vì vậy người cho vay được đảm bảo luôn kiếm được lợi tức tối đa có thể trên Beta Finance cho mã thông báo đã ký gửi của họ.

Beta coin là gì? Hoạt động cho vay trên Beta Finance
Hoạt động cho vay trên Beta Finance

Đối với giao thức cho vay này, người dùng gửi token vào nền tảng để cho vay, và được trả về bToken, một loại token khác thuộc tiêu chuẩn ERC-20. bToken đại diện số lượng tiền mà bạn gửi vào, và dựa vào nó để tính cổ phần chia lợi nhuận trong pool, khi mà người dùng gửi vào.

Borrowing – Vay tài sản

Người vay có thể sử dụng tài sản thế chấp được hỗ trợ để bắt đầu khoản vay trên Beta Finance. Khi bắt đầu vay, tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV) phải dưới ngưỡng an toàn thì mới được quyền vay.

Để bắt đầu vị thế vay trên Beta Finance, người dùng làm theo 3 bước đơn giản:

  • Chọn thị trường tiền mã hóa mà bạn muốn và nhấp vào nút “Vay”. Người dùng cũng sẽ có thể tìm kiếm các mã thông báo cụ thể theo địa chỉ hợp đồng.
  • Chọn tài sản thế chấp được hỗ trợ mà bạn muốn sử dụng từ menu thả xuống và nhập số tiền bạn muốn sử dụng cho vị thế của mình.

Short Selling – Bán khống

Beta Finance xác định rằng đặc điểm biến động đáng kể của tiền điện tử sẽ có hại đến việc các cá nhân và tổ chức chấp nhận DeFi. Vì vậy họ coi bán khống là một công cụ tài chính quan trọng còn thiếu trong hệ sinh thái DeFi, tạo điều kiện cho thị trường ổn định và hiệu quả.

Người bán khống khi sử dụn Beta Finance có thể sử dụng tài sản thế chấp được hỗ trợ để bắt đầu các vị thế bán khống. Bán khống trên Beta Finance về cơ bản là tận dụng khoản vay trên Beta và ngay lập tức bán mã thông báo đã vay.

*** Không giống như trên các thị trường tiền tệ khác, yêu cầu có tài sản cơ bản để trả nợ. Với Beta Finance, họ cho phép người dùng trả nợ sẽ cho phép người dùng trả nợ bằng cách sử dụng tài sản thế chấp hoặc token đã vay/bán khống. Khi hoàn trả bằng token đã vay/bán khống, người dùng sẽ cần chỉ định số lượng token đã vay/bán khống để hoàn trả. Khi thanh toán bằng tài sản thế chấp, Beta sẽ tự động khấu trừ toàn bộ khoản nợ khỏi tài sản thế chấp và thực hiện hoán đổi trên một DEX để lấy tài sản đã vay/bán khống để trả thay cho người dùng.

“1 Click” Short Tool

Những người bán khống còn được hỗ trợ bởi 1 công cụ là “1-Click Short” của Beta Finance. Chỉ cần nhập số lượng token sở hữu, hệ thống sẽ hiện ra lượng token được Short và tài sản thế chấp yêu cầu. Sau đó, người dùng chỉ cần chọn DEX để hoán đổi. Tất cả chỉ nhanh gọn trong 1 vài thao tác.

Token BETA là gì?

BETA là token tiện ích hoạt động chính thức trong hệ sinh thái Beta Finance, vận hành trên nền tảng Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20 và có thể được dùng với các mục đích sau:

  • Khuyến khích staking cho các chủ sở hữu token BETA trên giao thức và nhận những khoản hoa hồng kèm theo

  • Khai thác thanh khoản từ các hoạt động đặt tài sản vào pool cho vay để bán khống/cho phép vay

  • Người nắm giữ token BETA có quyền tham gia vào các quyết định như sửa đổi, nâng cấp và cải tiến các giao thức trên Beta Finance.

Thông tin cơ bản Token BETA

  • Tên Token: Beta Finance Token
  • Ticker: BETA
  • Blockchain: Ethereum, Binance Smart Chain
  • Token Standard: ERC-20, BEP-20
  • Tổng cung tối đa: 1.000.000.000 token BETA.
  • Đang lưu hành: 483,166,667 token BETA.

Phân bổ token BETA

  • Mở bán trên Launchpad Binance: 5,00% tổng nguồn cung token
  • Vòng Hạt Giống: 10,00% tổng nguồn cung token
  • Vòng Chiến Lược: 5,00% tổng nguồn cung token
  • Mở bán trên Launchpad Alpha Finance: 5,00% tổng nguồn cung token
  • Đội ngũ và cố vấn: 20,00% tổng nguồn cung token
  • Phát Triển Hệ Sinh Thái: 35,00% tổng nguồn cung token
  • Cung Cấp Thanh Khoản: 20,00% tổng nguồn cung token
Bảng phân bổ token Beta
Bảng phân bổ token Beta

Quản trị token và sử dụng vốn

Ngày 29 tháng 9 năm 2021, Beta Finance sử dụng quỹ để gọi vốn sử dụng phân bổ như sau:

  • 6,76% cho Marketing
  • 10,13% cho Đội ngũ
  • 63,53% cho Hoạt động Phát triển
  • 19,57% cho Vận hành

Các đối tác thương mại của Beta Finance

Các quan hệ đối tác có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của một đồng coin. BETA coin trong lộ trình phát triển cũng đã sở hữu cho bản thân nó một số đối tác sau:

  • Frax Finance: Tích hợp với Frax để hỗ trợ FRAX làm token algostable đầu tiên được sử dụng làm tài sản thế chấp trên Beta Finance.

  • Alpha Finance Labs: Tích hợp với Alpha, có các sản phẩm bao gồm đòn bẩy của khai thác thanh khoản và sẽ có tích hợp cho các vị thế đòn bẩy trên Beta, chiến lược bảo hiểm rủi ro và các chiến lược DeFi khác.

  • Uniswap: Tích hợp với Uniswap, để hỗ trợ tạo ra các money market được cấp phép sử dụng TWAP oracle và như một DEX tích hợp để hoán đổi.

  • SushiSwap: Tích hợp với Sushi, như một DEX tích hợp để hoán đổi.

  • Band Protocol: Tích hợp với Band Protocol như một giải pháp oracle cho nguồn cấp dữ liệu giá mạnh mẽ trên thị trường của Beta.

  • Chainlink: Tích hợp với Chainlink, như một giải pháp oracle cho nguồn cấp dữ liệu giá mạnh mẽ trên Beta money market.

  • Immunefi: Chương trình Bug Bounty để bảo vệ tính bảo mật của giao thức.

  • DeBank: Tích hợp với DeBank, để cho phép người dùng dễ dàng xem tất cả các vị thế của họ trên Beta Finance và trên bảng điều khiển.

Ngoài ra, Beta Finance còn nhận được sự đầu tư đến từ các tổ chức lớn sau:

Một số nhà đầu tư của Beta Finance
Một số nhà đầu tư của Beta Finance

Cộng đồng của Beta Finance – BETA coin

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của cộng đồng tới việc phát triển lâu dài, bền vững của một dự án. Đánh giá về góc độ này, thì đội ngũ của BETA coin rất tích cực hoạt động trong cộng đồng và luôn có những chiến lược phát triển cộng đồng nhất định. Ví dụ như:

– Có tài khoản AMA và Twitter để tương tác với người dùng và cộng đồng, và lượng tương tác khá ấn tượng.

– Làm việc với các chủ trading DeFi để đáp ứng nhu cầu của họ về việc có thể Short với các chiến lược phòng hộ và các chiến lược DeFi khác.

– Công bố thông tin cập nhật hàng tuần về tiến trình của giao thức và bổ sung thông tin liên lạc rõ ràng và nhất quán qua các kênh xã hội.

– Tương tác trên Telegram và Discord để trả lời về sản phẩm nào bất kỳ cũng như hỗ trợ các câu hỏi từ cộng đồng.

– Công bố các tài nguyên giáo dục về giao thức (ví dụ: hướng dẫn Short) để giúp cho cộng đồng hiểu các nguyên tắc cơ bản của Beta Finance.

Ngoài ra, trong tương lai, đội ngũ Beta Finance cũng có chiến lược để phát triển cộng đồng trong tương lai, cụ thể như:

  • Tạo ra một Chương trình Đại sứ Cộng đồng, nơi các thành viên trong cộng đồng sẽ có thể thúc đẩy và đóng vai trò tích cực hơn trong các đề xuất, kiểm duyệt và tăng trưởng của hệ sinh thái..

  • Tổ chức các buổi nói chuyện tại các hội nghị DeFi, hội thảo trực tiếp, đồng thời tài trợ cho các buổi gặp mặt để tương tác trực tiếp với cộng đồng.

  • Tổ chức hackathons với các đối tác hệ sinh thái khác để cho phép các nhà phát triển xây dựng các sản phẩm phái sinh dựa trên giao thức Beta Finance và cung cấp các khoản tài trợ dành cho nhà phát triển để phát triển cộng đồng của họ.

  • Mở rộng quan hệ đối tác chiến lược và tích hợp nhiều hơn với các giao thức DeFi khác nhau.

  • Khởi chạy các sự kiện và cuộc thi sử dụng giao thức, ví dụ: các sự kiện short trading.

Có nên đầu tư vào BETA coin không?

Nếu bạn đã tìm hiểu Beta coin là gì, chắc hẳn bạn đang thắc mắc rằng có nên đầu tư vào BETA hay không? Hãy cùng chúng mình đánh giá, review ưu nhược điểm cũng như tiềm năng của nó để tìm câu trả lời nhé.

Có nên đầu tư BETA coin không?
Có nên đầu tư BETA coin không?

Ưu điểm của BETA coin là gì?

♥ Là mảnh ghép quan trọng của Defi, giúp bù đắp cho sự biến động của thị trường.

♥ Beta coin cung cấp công cụ giúp nguồi dùng có thể vay, cho vay, bán khống dễ dàng nhất.

♥ Có thể tạo thị trường cho bất kỳ loại token nào, kể cả token không phổ biến.

♥ Đội ngũ Beta coin vô cùng tâm huyết với dự án, và luôn có lộ trình hoạt động rõ ràng.

♥ Defi càng phát triển và phổ biến, Beta coin càng thu hút được nhiều nhà đầu tư.

♥ Beta coin vừa được hưởng lợi khi thị trường chung tăng giá (giá BETA coin cũng tăng theo). Mà khi thị trường giảm, nhiều nhà đầu tư lại tìm đến BETA để đánh SHORT, thúc đẩy giá BETA tăng lên.

BETA coin là gì? Biến động giá BETA coin
Có thể thấy, giá BETA coin tăng mạnh khi thị trường đi xuống

*** Minh chứng rõ ràng nhất bằng đồ thị tương gian giữa biến động giá Bitcoin (thường đại diện cho thị trường chung) và giá BETA coin. Bạn có thể thấy được 2 điều quan trọng:

  • Giá BETA đi theo xu hướng trung của thị trường trong dài hạn.

  • Trong ngắn hạn, thị trường điểu chỉnh giảm mạnh, thì giá BETA lại tăng mạnh.

Nhược điểm của BETA coin là gì?

♦ Xét về dài hạn, giá BETA coin vẫn chịu ảnh hưởng từ thị trường chung.

♦ Hiện nay, một số dự án cũng tích hợp phái sinh (Long – Short) vào trong Defi, ví dụ như dYdX coin, và nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với BETA coin.

♦ Dù là một đồng coin Defi, nhưng giá trị TVL của BETA coin vẫn khá thấp (xếp hạng 55 ở thời điểm viết bài), chứng tỏ nó vẫn chưa phổ biến với nhiều người.

♦ BETA Finance không được phép hoạt động ở Mỹ cùng một số quốc gia (vì họ cấm các dịch vụ phái sinh). Vì vậy không có nhiều sàn lớn niêm yết token này. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua chúng trên Binance coin.

♦ Những sàn giao dịch phi tập trung (DEX), và lĩnh vực Defi như Beta Finance, trong tương lai sẽ phải đối mặt với một số quy định khắt khe chính phủ.

BETA coin có tiềm năng không?

Beta coin là gì, và nó có tiềm năng để phát triển không? Defi đang ngày càng phát triển, chính vì vậy Beta Finance có tiềm năng để phát triển trong dài hạn, bởi nó là một công cụ rất hữu ích trong thị trường Defi hiện nay.

Một mặc tích cực khác là đội ngũ của Beta Finance vẫn luôn hoạt động rất tích cực để quảng bá Beta đến nhiều người hơn. Trong tương lai, họ sẽ dần phát triển thêm các sản phẩm sản phẩm phái sinh, , ví dụ: sản phẩm delta neutral farming, chênh lệch giá DEX-CEX, v.v…, hay cải tiến giao diện cho UI để xử lý số lượng money market (thị trường tiền tệ) ngày càng tăng. Có thể nói rằng, Beta Finance là dự án có thể đi đường dài.

Trên đây là giải đáp về BETA coin là gì cũng như những thông tin về Beta Finance. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản để hiểu hơn về đồng coin này, từ đó ra quyết định đầu tư phù hợp. Chúc bạn thành công.

Thẻ tìm kiếm: