Thợ đào BTC Trung Quốc hoạt động mạnh hơn sau lệnh cấm

Trong khi các quốc gia đang cạnh tranh khai thác tiền điện từ thì Trung Quốc, họ đang áp dụng luật cấm với mọi loại tiền điện tử, đặc biệt là với Bitcoin (BTC).

Một vài tháng trước, ngành công nghiệp tiền điện tử đã đón nhận tin chấn động khi Trung Quốc phát thông báo cấm khai thác BTC, điều này khiến các thợ đào rơi vào cảnh đường cùng.

Trong danh sách cấm, Trung Quốc cấm mọi hoạt động liên quan đến giao dịch, trao đổi hay khai thác tiền điện tử. Quyết định này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tham vấn với hệ thống ngân hàng, thanh toán và sau đó là các tổ chức tài chính lớn. Họ cũng nhấn mạnh, lệnh cấm được áp dụng đặc biệt với đồng tiền BTC.

Bởi quyết định trên, hoạt động khai thác Bitcoin chứng kiến một cú sụt giảm lớn nhất trong lịch sử. Thị phần khai thác BTC tại Trung Quốc đã giảm 55% kể từ thời điểm ra lệnh cấm, những thợ khai thác đã tắt thiết bị.

Cũng bởi các lệnh cấm, thị trường ở Trung Quốc bắt đầu tràn ngập các card GPU, các thợ mỏ bán rẻ công cụ khai thác tiền điện tử của mình, trong đó có GeForce RTX 3090 và Radeon RX 6900 XT với giá thấp hơn thị trường.

Tất nhiên không phải 100% thợ khai thác tại Trung Quốc bỏ cuộc, đặc biệt với các nhà đầu tư lớn. Họ đã quyết định ‘di cư khai thác’, tức chuyển máy móc của mình sang các nước để tiếp tục hoạt động. Câu hỏi được đặt ra là, Các thợ mỏ Trung Quốc đã chuyển máy đến đâu? Quốc gia nào trở thành địa điểm khai thác mới của họ?

Khai thác tiền điện từ có hại với Trung Quốc?

Trước khi tìm hiểu ‘ngôi nhà mới’ của các thợ đạo, chúng ta cần hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại cấm hoạt động khai thác tiền điện tử và quyết định này của họ có ảnh hưởng gì tới ngành công nghiệp tiền điện tử.

Sau khi lệnh cấm dược áp dụng, các nhóm khai thác lớn đã phản ứng. Houbi, BTC.TOP và HashCow đã ngừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần. Trong đó, một trong những sàn giao dịch lớn nhất đất nước là Houbi đã ngừng toàn bộ hoạt động và một số dịch vụ giao dịch với khách hàng Trung Quốc.

Công ty khai thác BTC.TOP thông báo tạm ngừng kinh doanh tại Trung Quốc, trong khi HashCow thông báo ngừng mua các trung tâm khai thác BTC mới.

Nhà sản xuất thiết bị khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, Bitmain cũng tạm ngừng bán hàng vào cuối tháng 6/2021. Họ đưa ra quyết định này khi giá thiết bị giảm mạnh tới 75%. Tuy nhiên, Bitmain chỉ dừng sản phẩm khai thác BTC, họ vẫn bán thiết bị khai thác altcoin.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng hoạt động khai thác tiền điện tử tiêu thụ quá nhiều điện năng, nơi họ hoạt động nguồn điện lại chủ yếu dựa vào năng lượng than, điều này gây ra sự ô nhiễm. Tuy nhiên, theo một số ý kiến trong ngành, lý do thực sự của Trung Quốc không phải bảo vệ môi trường, mà mục đích là để quảng bá tiền điện tử của riêng mình – CBDC.

Hiện hoạt động của CBDC diễn ra khá sôi nổi, cuối tháng 6 hành khách đi tàu điện ngầm ở Bắc Kinh đã có thể mua vé bằng đồng tiền điện tử của Trung Quốc. Hai tuần trước, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã cho phép chuyển đổi từ tiền điện tử CBDC sang tiền mặt và ngược lại.

Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đang tích cực ‘đàn áp’ các đối thủ cạnh tranh với CBDC. Năm 2020, đợt phát hành cổ phiếu của Ant Financial – doanh nghiệp fintech của Alibaba đã bị cản trở do chính quyền e ngại hệ thống thanh toán Alipay sẽ cạnh tranh với CBDC.

Như vậy, khả năng các thợ mở ở Trung Quốc bị cấm đơn giản chỉ là mục đích nhường đường cho CBDC mở rộng.

‘Nhà mới’ của thợ mỏ

Trung Quốc, nơi có 3/4 tổng số BTC từng được khai thác đã bắt đầu giảm thị phần. Theo nghiên cứu mới đây, Trung Quốc đang dần trở nên kém hấp dẫn với người đam mê tiền điện tử. Tuy nhiên, thị trường khai thác BTC ở Trung Quốc vẫn cao và lên tới 46% theo Giám đốc điều hành Huobi cho biết.

Ở một diễn biến khác, hoạt động khai thác BTC tại Mỹ tăng khoảng 4 lần, từ 4,1% lên 16,8%. Trong những năm qua, Mỹ đã xây dựng năng lượng dự trữ và các thợ mỏ đặc biệt tích cực hoạt động bất chấp nhu cầu mọi thời điểm.

Mỹ cũng có một số nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất thế giới, các nhà đầu tư tại đây cũng quan tâm tới việc hợp tác với thợ mỏ. Gần đây, các nhà điều hành dầu khí Mỹ đã đề xuất các thợ mỏ sử dụng dầu khí tự nhiên dư thừa để tạo ra điện năng.

Kazakhstan cũng tăng thị phần khai thác Bitcoin từ 1,4 lên 8,6%, quốc gia này giáp với Trung Quốc nên chi phí vận chuyển rẻ hơn nhiều so với đi qua đại dương đến Bắc Mỹ. Tại Kazakhstan, tiền điện tử có nhiều lợi thế hoạt động, giá điện nơi đây cũng thấp. Chỉ có điều, hệ thống năng lượng của họ không lớn bằng Mỹ.

Nga cũng đã tăng thị phần khai thác BTC lên 6,5%. Nơi đây nhiều vùng có khí hậu lạnh rất thuận lợi cho hoạt động khai thác Bitcoin, điều này giúp giảm chi phí làm mát cho các máy đào.

Có ‘nhà mới’, hoạt động tiếp diễn

Chưa đầy 6 tháng sau lệnh cấm của Trung Quốc, các thợ đào BTC đã tìm thấy nhà mới, thậm chí còn lý tưởng hơn để hoạt động. Vì vậy, các thợ mỏ Trung Quốc không ngừng mà chỉ thay đổi vị trí khai thác. Vì vậy, hoạt động khai thác vẫn tiếp diễn, dẫn đến độ khó khai thác Bitcoin diễn biến khó lường.

XEM THÊM

>> DOGE cần làm gì để nhà đầu tư trở lại?

>> Đội bóng của Lionel Messi hợp tác với Crypto

>> DOT có thể trở lại mức tăng trưởng ấn tượng