Hệ sinh thái Terra và tìm hiểu đồng tiền điện tử LUNA
Trong bối cảnh nền công nghiệp Blockchain bùng nổ và các biến động giá liên tục của tiền mã hoá đã cho thấy rằng chúng vẫn chưa thật sự phù hợp để sử dụng cho các dự án DeFi. Trên thực tế, hầu hết các dự án này đều sử dụng stablecoin như USDT, USDC, BUSD… để áp dụng và xây dựng nền kinh tế trong hệ sinh thái. Nhìn về một khía cạnh tổng quan khái niệm về những cái gọi là stablecoin lúc này vô cùng cần thiết. Và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để Terra tiếp cận thị trường.
Đầu tiên mình nhắc lại những categories chính mà bất kể hệ sinh thái DeFi nào cũng cần phải có.
Stablecoin, Liquidity, AMM, Lending & Borrowing, DEX.
Sau đó phát triển step tiếp theo sẽ là Synthetics, Insurance, . . .
Giới thiệu về Terra
Terra là gì?
Terra là một nền tảng thương mại điện tử blockchain được phát triển bởi Terraform Labs, nhằm mục đích cung cấp các stablecoin để mang lại sự ổn định hơn khi tiến hành các thanh toán xuyên biên giới. Theo đó, Terra dựa vào token tiện ích và token được stake là LUNA, tương tự như cách mà một số stablecoin khác được gắn với nhiều loại tiền pháp định hàng đầu thế giới, bao gồm cả TerraUSD (UST). Bằng cách sử dụng stablecoin, hệ sinh thái tiền mã hoá của Terra sẽ cung cấp một mức phí giao dịch thấp, thanh toán nhanh chóng và trao đổi xuyên biên giới để thúc đẩy các giao dịch bán lẻ.
Điểm nổi bật chính của Terra
Terra là một blockchain có thể lập trình được và là một hệ sinh thái tài chính dựa trên thanh toán mà có một bộ các giao thức DeFi độc đáo.
Terra có thể tương tác với một số hệ sinh thái blockchain lớn nhất trong ngành tiền điện tử. Nó cũng kết nối với Ethereum thông qua các cầu nối cross-chain (xuyên chuỗi).
Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên các giao thức DeFi thuộc Terra đạt hơn 8,65 tỷ đô la ngày hôm nay.
Terra là một giao thức blockchain Layer 1 (lớp 1) được xây dựng nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái tài chính tập trung vào thanh toán mà có thể tương tác với nền kinh tế trong thế giới thực. Hai thành phần chính trong hệ sinh thái của nó là các đồng tiền Terra vốn là các stablecoin thuật toán có thể mở rộng được mà được gắn tỷ lệ peg (tỷ lệ trợ giá và quy đổi ngang hàng) với các loại tiền tệ fiat (tiền thật) trong thế giới thực, và token LUNA, một công cụ hấp thụ biến động mà có thể thu về được phần thưởng thông qua các phí lưu trữ và giao dịch.
TerraUSD (UST) với Terra có ý nghĩa gì?
TerraUSD (UST) là một stablecoin với thuật toán phi tập trung, có nghĩa là nó không có tỷ lệ tương ứng 1:1 với USD. Thay vào đó, nó sử dụng LUNA như một phương pháp ổn định thuật toán. Bất kỳ ai cũng có thể nhận UST với tỷ lệ 1:1 khi burn (đốt) Luna của họ và ngược lại, họ cũng có thể burn UST để nhận LUNA. Điều này khiến cho cả 2 đồng tiền được gắn kết với nhau hơn và thúc đẩy sự phát triển của LUNA. Nói cách khác, càng nhiều UST được mint, càng nhiều LUNA bị burn.
Stablecoin UST được phát hành vào cuối năm 2020, với vốn hóa thị trường đạt hơn 2 tỷ USD. Vì việc áp dụng nó là động lực chính cho sự tăng trưởng của LUNA, nhóm Terraform Labs đã tập trung vào việc tăng cường áp dụng thông qua một số phương pháp, chủ yếu là bridge (cầu nối) với các blockchain khác. UST có thể được tìm thấy trên Ethereum, Polygon, Solana, Binance Smart Chain và Polkadot sắp ra mắt. Blockchain Terra cũng được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK, có nghĩa là nó sẽ sớm tương thích với toàn bộ hệ sinh thái Cosmos.
Giải pháp của Terra cho việc thanh toán và dịch vụ thương mại điện tử Châu Á
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số là rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu và đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều phát triển chậm và các giải pháp thanh toán ngày nay có xu hướng hạn chế theo mỗi quốc gia riêng biệt, phụ thuộc vào các trung gian khác hoặc được xây dựng để hoạt động trên cơ sở hạ tầng lỗi thời. Đặc biệt, ngành công nghiệp thanh toán kỹ thuật số của các quốc gia Châu Á lại khá đa dạng với ApplePay, SamsungPay, KakaoPay, Alipay và hơn 45 công ty khác đang được sử dụng. Vô số sản phẩm không mấy khác biệt này hoạt động tràn lan, mà không có mô hình doanh thu hoặc giá trị sản phẩm cốt lõi rõ ràng, dẫn đến chi phí duy trì và chuyển đổi cho người dùng cao.
Terra được xây dựng dựa trên một mạng lưới thanh toán blockchain cho thị trường thương mại điện tử Châu Á. Với việc làm này, Terra hướng đến việc khám phá những phương án mới, có thể cải thiện hiệu quả cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, cũng như đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Vì vậy, để hiện thực hoá tầm nhìn này, Terra đã xây dựng một liên minh thương mại điện tử với 15 đối tác ban đầu, chiếm tổng giá trị tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 25 tỷ USD với hơn 45 triệu khách hàng.
Theo đó, Terra được thiết kế trên công nghệ blockchain của Cosmos nhằm mục đích thách thức các ứng dụng thanh toán bán lẻ đương nhiệm. Bên cạnh đó, để phá vỡ toàn bộ cơ sở hạ tầng thanh toán phân mảnh hiện có, team Terra đã cân chỉnh rất nhiều yếu tố để phát triển nó như một giải pháp thanh toán toàn diện. Mô hình này cho phép công nghệ của Terra tiết kiệm được hàng trăm triệu USD mỗi năm từ các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, đối với người dùng, Terra tạo sự khác biệt so với các đối thủ khi phí giao dịch chiết khấu chỉ từ 0.5% đến 2%, trong khi mức bình thường của ngành lại rơi vào khoảng 2.5% đến 3% hoặc cao hơn.
Nhìn chung, Terra nổi bật nhờ vào 5 đặc điểm chính:
Hệ sinh thái: Terra được “chống lưng” bởi TMON (Ticket Monster) – Công ty thương mại điện tử hàng đầu Hàn Quốc với hơn 40 triệu người dùng.
Tính ổn định: Terra ổn định giá bằng cách thay đổi nguồn cung tiền tệ, sử dụng LUNA để thanh toán và sử dụng các giải pháp stablecoin để hạn chế rủi ro về giá.
Chi phí thấp: Terra được thiết kế trên mô hình công nghệ blockchain của Cosmos, nên với mức chi phí thấp hơn hẳn USDT, USDC… đây sẽ là một lợi thế rất đáng chú ý.
Không thanh lý tài sản: chủ sở hữu có thể đặt token vào stability reserve để kiếm được các khoản phí giao dịch từ Terra.
Phi tập trung: Terra có thể vận hành độc lập mà không cần dựa trên quyền sở hữu nào, điều này giúp nó giảm tối đa được rủi ro trở thành “shitcoin” nếu công ty sở hữu phá sản.
Stablecoin Terra và token LUNA
Stablecoin TERRA
Để sử dụng mạng lưới của Terra cho các dịch vụ thanh toán bán lẻ, các đối tác của Terra phải dùng các stablecoin của Terra. Stablecoin là phiên bản mật mã hỗ trợ hợp đồng thông minh của các loại tiền pháp định trên toàn cầu. Chúng được xây dựng để giảm thiểu sự biến động thường gặp trên các loại tài sản kỹ thuật số khác.
Như vậy, Terra không phải chỉ có 1 stablecoin, mà nó có cả 1 “đại gia đình” các stablecoin bao gồm TerraUSD, TerraEUR, TerraCNY, TerraJPY, TerraGBP, TerraKRW, TerraSDR tương ứng với các loại tiền tệ hàng đầu thế giới là USD, EUR, CNY, JPY, GBP, KRW và đồng tiền chung của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là SDR.
Mặt khác, bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa các stablecoin của Terra như TerraUSD với TerraEUR dựa trên tỷ giá hối đoái thực của USD và EUR. Tổng nguồn cung của Terra là vô hạn và dựa trên tài sản thế chấp để mint ra.
Token LUNA
Trong khi các stablecoin của Terra nhắm đến việc đảm bảo các giao dịch liền mạch và sự ổn định của các loại tiền pháp định, thì mạng lưới tiền mã hoá Terra sử dụng LUNA làm token gốc được phân loại là token utility (tiện ích) và governance (quản trị), để vận hành các “cơ chế thế chấp” nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự ổn định về giá của các stablecoin Terra. Điều này có nghĩa là LUNA có nguồn cung “đàn hồi” và dao động theo nhu cầu của cơ chế thế chấp của Terra. Ngoài ra, LUNA cũng được sử dụng như một phần của trình xác thực mạng Terra, thông qua cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS).
Thông tin về token LUNA
Tên token: Terra.
Ticker: LUNA.
Blockchain: Terra.
Tiêu chuẩn token: đang cập nhật.
Loại token : Token Utility (Tiện ích) và Stake.
Tổng cung: 994,337,468 LUNA.
Nguồn cung lưu hành: 402,664,986.47 LUNA.
Địa chỉ hợp đồng: 0x92bF969865c80EDa082FD5D8b4E28da4d58e1C3a
Hiện token LUNA đã được list rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn như: Binance, Bittrex, Huobi Global, Gate.io, Kucoin, Crypto.com, 0x Protocol, Bithumb Global…
* Lưu ý: trong Terra blockchain, chỉ tồn tại duy nhất một loại token là LUNA.
Phân bổ token LUNA
10% Terraform Labs: sử dụng để hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển Dự án Terra.
20% Nhóm phát triển: sử dụng để bồi thường cho nhân viên và những người đóng góp cho dự án.
20% Terra Alliance: sử dụng để thiết lập các ưu đãi, chủ yếu là các chương trình giảm giá tiếp thị (chẳng hạn như phiếu giảm giá cho người dùng) và ưu đãi số lượng cho các đối tác liên minh.
20% Kho dự trữ ổn định giá: để quản lý sự ổn định ban đầu của network gần với nguồn gốc.
26% Người ủng hộ dự án.
4% Thanh khoản.
Lịch trình phân bổ token
Preseed: 100,000,000 tokens, token sẽ được lock 1 năm, thanh khoản sớm 30%.
Seed: ~92,000,000 tokens, token sẽ được lock 10 tháng, thanh khoản sớm 30%.
Private sale: ~ 18,000,000 tokens, token sẽ được lock 3 tháng sau khi list trên sàn, vesting hàng tháng trong 6 tháng tiếp theo.
Đội ngũ phát triển
Daniel Shin: tên đầy đủ là Daniel Hyunsung Shin, Co-founder của Terra. Anh cũng là Founder kiêm Chủ tịch của TicketMonster (TMON – dự án nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Hàn Quốc). Bên cạnh TMON, anh là founder và CEO của CHAI – một công ty công nghệ thanh toán hàng đầu Châu Á. Daniel được biết đến với chuyên môn sâu về mạng lưới trong ngành thương mại tiền điện tử.
Do Kwon: Co-founder khác của Terra. Anh hiện cũng đang điều hành và là founder của dự án Anyfi. Trong suốt thời gian làm việc tại Anyfi, Do Kwon đã đồng sáng chế và sở hữu một số bằng sáng chế quan trọng của dự án về các hệ thống định tuyến và mạng phi tập trung. Bên cạnh đó, Do Kwon cũng từng làm việc tại tại Microsoft và Apple với chuyên môn kỹ sư phần mềm.
Nicholas Platias: Trưởng phòng Nghiên cứu của Terra. Trước khi làm việc với Terra, anh là người đã sáng lập ra Guru Labs và phát triển các thuật toán, hệ thống phân tán tại Nest và RelatelQ. Nicholas từng theo học tại Đại học Stanford với chuyên ngành Toán học và Khoa học Máy tính. Ngoài ra, anh còn là một “tay săn huy chương” với các giải Olympic Toán Quốc tế.
Evan Kereiakes: nhà nghiên cứu tài chính của Terra. Anh đã có kinh nghiệm hơn 7 năm làm việc tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, với gần 3 năm nắm giữ 2 chức danh cùng lúc là Trưởng phòng Quản lý Danh mục đầu tư Nhật Bản và Giám đốc Hoạt động Giao dịch Nước ngoài, Thị trường Quốc tế. Trước đó, Evan cũng từng là nhà phân tích kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Illinois và có 2 bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh của Đại học Chicago và Quản lý Kỹ thuật của Đại học Duke.
Tương lai của Hệ sinh thái Terra
Terra đang nỗ lực để trở thành người dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán stablecoin thương mại điện tử và DeFi. Những đề xuất độc đáo của Terra là động lực để thúc đẩy ngành công nghiệp blockchain ở thị trường Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Và để có thể tiến xa hơn nữa, các ứng dụng chính của Terra đều nhắm vào các mục đích thanh toán xuyên lục địa, để mở rộng tiềm năng sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Mô hình chiết khấu của Terra dựa trên việc thanh toán ngay lập tức, với mức phí cực kỳ thấp để dễ dàng khuyến khích nhu cầu mua bán của người dùng khi tương tác trên nền tảng. Cũng theo đó, Ví Terra Station được chọn là cách tiếp cận đơn giản nhất để phát triển ứng dụng, blockchain và các chức năng chuyển giao giá trị chuỗi chéo. Đồng thời, thông qua giải pháp IBC mà Cosmos và Terra Bridge cùng hợp tác tạo ra, để mang lại một hệ sinh thái blockchain với các tiềm năng lớn hơn.
Hướng dẫn mua LUNA trên Binance
Để mua LUNA trên Binance, bạn có thể thanh toán bằng USDT, BUSD, EUR hoặc các cặp mà Binance có sẵn.
Bước 1: Truy cập đến https://www.binance.com/vi/ và đăng kí nếu bạn chưa có tài khoản.
Bước 2: Click vào tab Market và gõ “LUNA” tại ô tìm kiếm.
Bước 3: Chọn LUNA/USDT.
Bước 4: Click chọn Buy rồi đặt lệnh giao dịch mua LUNA.
Tại giao diện này, bạn có thể đặt các lệnh mua, bán hoặc kiểm tra các thông số hiển thị khác của của LUNA.
Bước 5: Xác nhận giao dịch.
Khám phá DEFI trên Terra
Mặc dù hệ sinh thái DeFi của Terra tương đối nhỏ, nhưng có một số dự án nổi bật có cơ hội trở thành “blue chip – kẻ dẫn đầu” của mạng lưới. Không giống như các dự án khác, nhiều giao thức hàng đầu của Terra cung cấp các giải pháp DeFi sáng tạo mà không copy các ứng dụng phổ biến nhất trên Ethereum.
1. Terra Swap
TerraSwap là sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên trên Terra. Đây là một giao thức dựa trên cơ chế AMM (Automated Market Maker – công cụ giúp đem lại tính thanh khoản tự động) tương tự như Sushi hoặc Uniswap, nhưng nó được xây dựng đặc biệt để swap (hoán đổi) giữa các token gốc Terra và CW20 trên Terra. Để sử dụng TerraSwap, người dùng cần cài đặt tiện ích mở rộng trên web chính thức là ví Terra Station của Terraform Labs và nạp tiền bằng LUNA để dùng làm phí giao dịch khi swap các tài sản.
2. Anchor Protocol
Anchor là một giao thức tiết kiệm dạng phi tập trung mà mang lại lợi suất cố định 20% cho các khoản tiền gửi UST. Ra mắt vào tháng 3 năm 2021, Anchor là một trong những sản phẩm DeFi phổ biến nhất trên Terra, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 384 triệu đô la và tổng giá trị khóa (TVL) khoảng 3,36 tỷ đô la tại thời điểm viết bài.
Anchor không đặt ra khoản tiền gửi tối thiểu và không có hạn khóa (lockup). Nó tạo ra một mức APY (tỷ suất lợi nhuận thực tế hằng năm) là 20% trên số tiền UST được gửi bằng cách cho những người đi vay mà có tài sản thế chấp là các tạo ra lợi tức được vay các tài sản đã được ký gửi trên Anchor. Các tài sản này, mà Anchor gọi là “liquid-staked assets” hoặc tài sản gửi/được đảm bảo (bAssets – bonded assets), đại diện cho các token gốc đã được stake trên các chuỗi Proof-of-Stake. Ví dụ: thay vì yêu cầu tài sản thế chấp bằng token LUNA, Anchor yêu cầu người đi vay đặt tài sản thế chấp bằng các đồng LUNA đã được stake (bLuna) trên mức lãi suất mà họ phải trả cho các khoản vay của mình.
Điều này có nghĩa là giao thức có hai luồng doanh thu. Một là khoản lợi tức có được từ tài sản thế chấp tạo ra lợi tức (các khoản tiền gửi đã được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp vượt mức, do đó không có rủi ro cho người cho vay), và phần còn lại là lãi suất mà người đi vay phải trả. Anchor có thể đưa ra mức lãi suất cố định 20%, được gọi là “Anchor rate”, bằng cách lưu trữ lợi suất thực tế dư thừa trong các kho lưu trữ “yield reserve – kho lưu lợi tức” – với đơn vị lưu trữ là đồng UST – khi giao thức kiếm được hơn 20% lợi nhuận từ người đi vay, và rút ra phần lợi suất thiếu hụt từ yield reserve khi nó kiếm được ít hơn.
3. Mirror Finance
Mirror là một giao thức DeFi cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp được gọi là Mirrored Assets (mAssets) mà có thể bắt chước hành vi giá của các tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Mục tiêu của Mirror là cho phép bất kỳ ai sở hữu và giao dịch cổ phiếu một cách tự do. Người dùng có thể mint (đúc) mAssets bằng cách tạo ra các khoản nợ (debt position) đã được thế chấp bằng đồng UST hoặc mAssets khác l — tương tự như cách những người đi vay của MakerDAO sử dụng DAI làm tài sản thế chấp. Các mAssets mới được đúc là các tài sản tổng hợp đại diện cho một lượng nhỏ các loại cổ phiếu thực như cổ phiếu Apple (AAPL) hoặc Google (GOOGL) mà có thể giao dịch được trên Mirror hoặc TerraSwap.
Bên cạnh việc cho phép người dùng đúc và giao dịch cổ phiếu tổng hợp, Mirror còn đặc biệt thu hút các nhà cung cấp thanh khoản vì nó cung cấp các chiến lược khai thác thanh khoản trung lập với thị trường với năng suất tương đối cao.
4. Pylon Protocol
Pylon là một giao thức chuyển hướng lợi tức (yield redirection) được xây dựng dựa trên các giao thức ổn định, mang lại lợi nhuận như Anchor. Nó cho phép người dùng có thể thực hiện gửi tiền cách an toàn và có thể dễ dàng rút ra được để thanh toán cho các dịch vụ khác nhau hoặc đầu tư vào các dự án. Thay vì mạo hiểm vốn để mua hoặc đầu tư vào những thứ bằng lượng tiền gửi trực tiếp của mình, người dùng Pylon có thể tận dụng Achor để chuyển hướng đầu tư phần lợi nhuận họ có thể nhận được sang bất kỳ mục đích nào mà họ thấy phù hợp.
Ví dụ: thay vì đầu tư rủi ro vào một công ty khởi nghiệp tiền điện tử thông qua một buổi chào bán IDO (Initial Dex Offering), người dùng Pylon có thể sử dụng các khoản tiền gửi có thể rút ra được ở trên bằng cách lấy phần lợi nhuận của số tiền gửi đó mà đầu tư vào thay vì phải dùng tới tiền gốc. Thay vì đầu tư bằng vốn gốc, người dùng sẽ khóa vốn sinh lời gốc và chuyển hướng phần lợi nhuận họ có thể thu được để đi đầu tư. Bằng cách này, người dùng giảm thiểu rủi ro và các dự án vẫn có thể huy động vốn từ nguồn doanh thu định kỳ thu được từ lợi nhuận được ủy quyền.
Giao thức được duy trì bởi các nền tảng độc lập khác nhau và được quản lý bởi những người nắm giữ token quản trị gốc của Pylon là MINE.
5. Spectrum Protocol
Spectrum là nền tảng tối ưu hóa lợi nhuận phi tập trung đầu tiên trên Terra. Nó hoạt động tương tự như các công cụ tổng hợp trên Ethereum khác như: Yearn Finance, Vesper Finance và Harvest Finance. Spectrum tối ưu hóa yield farming của người dùng bằng cách tự động cộng gộp phần thưởng của họ từ các nhóm thanh khoản khác nhau hoặc các sản phẩm yield farming khác được xây dựng trên Terra.
Sản phẩm hàng đầu hiện tại của Spectrum là Vault, nơi người dùng có thể stake tài sản của họ và lựa chọn giữa hai chiến lược tiết kiệm (gas-saving): tự động cộng gộp (auto-compouding) và tự động staking. Với tính năng tự động cộng gộp, các Vault tự động tăng số lượng token đã gửi vào Vault bằng cách gộp các phần thưởng thu được vào lại các nhóm thanh khoản đã ký gửi ban đầu. Với tính năng tự động staking, các Vault tự động stake phần thưởng vào các hợp đồng staking được quản trị tương ứng.
6. Orion Money
Orion là một giao thức dựa trên Ethereum mà tích hợp với Anchor Protocol trên Terra thông qua cầu nối cross-chain EthAnchor. Nó cho phép người dùng Ethereum kiếm được lãi suất cố định trên các stablecoin gốc Ethereum như wUST, DAI, USDT, USDC, FRAX và BUSD. Về phần mình, Orion trao đổi các stablecoin này để lấy wrapped UST (wUST) và gửi chúng vào Anchor Protocol bằng tỷ giá gửi UST trên Anchor để lấy lợi tức. Khi người dùng muốn rút tiền gửi của họ, Orion sẽ tự động đảo ngược quy trình hoặc hủy bỏ lượng UST đã gửi trên Anchor, chuyển nó thành stablecoin và gửi lại vào ví Ethereum của người dùng.
Tỷ lệ lợi tức cố định hiện tại trên Orion nằm trong khoảng từ 13,5% đến 16,5% tùy theo từng loại stablecoin, thấp hơn một chút so với tỷ lệ 20% trên Anchor. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi tức trên vẫn là một trong những mức cao nhất mà dành cho cho các loại stablecoin trên Ethereum.
Tổng kết
Nhìn chung, Terra hiện vẫn còn là tên tuổi khá mới so với những nền tảng khác. Hầu hết các giao dịch tài chính liên quan đến tiền mã hoá Terra đều bắt nguồn từ Hàn Quốc – nơi sinh ra dự án này. Mặc dù Terra đang trở nên phổ biến hơn ở Hàn Quốc, nhờ sự quan tâm đến từ các đối tác tên tuổi lớn (như CHAI, Houbi,…). Nhưng ở thời điểm hiện tại thì vẫn còn quá sớm để có thể kết luận liệu nó có đủ sức hút cạnh tranh ở các quốc gia Châu Á khác, hoặc đủ tiềm lực để phát triển với quy mô toàn cầu hay không?
Anh em đăng kí TOP sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Coin lớn nhất trên thế giới, top crypto exchange … và sàn đang Hot tại đây nhé:
Binance
Coinbase
Bybit
Huobi
FTX
…
Remitano
5ROI