Drift là gì? Hướng dẫn các bước drift xe ô tô chi tiết

Để thực hiện được kỹ thuật drift xe ô tô, người điều khiển cần có sự nhanh nhạy trong việc sử dụng ga và phanh, việc đánh lái cần thực hiện chính xác, đúng thời điểm.

1. Drift là gì?

Drift là một kỹ thuật lái xe mà người điều khiển cố tình làm thừa lái ở tốc độ cao, khiến bánh sau trượt trên đường nhưng vẫn có thể đảm bảo được tốc độ và hướng di chuyển của xe như mong muốn. Có thể hiểu đơn giản là trước khi vào cua, người lái sẽ khiến góc trượt ở sau lớn hơn ở phía trước và điều khiển bánh trước xoay ngược hướng với góc cua. Ví dụ, khi xe rẽ phải thì vị trí bánh trước sẽ hướng về phía bên trái.

Kỹ thuật drift là gì?
Drift là kỹ thuật vượt qua khúc cua khi người điều khiển cố tình làm thừa lái (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nguồn gốc ra đời của kỹ thuật drift xe

Vào những năm 70, Kunimitsu Takahashi – một vận động viên đua xe tốc độ người Nhật – đã sáng tạo kỹ thuật để vượt qua vị trí mà chiếc xe đang rất gần với lề trong góc cua (hay còn được biết là apex) với tốc độ cao. Nhờ vào kỹ thuật này, ông đã mang về cho mình chức vô địch trong một số giải đua và nhận được sự yêu mến của những người đam mê bộ môn Motorsport. Về sau, kỹ thuật drift đã được sử dụng phổ biến tại các giải đua xe ở Nhật và lan rộng sang các nước châu Âu, châu Mỹ.

Nguồn gốc kỹ thuật Drift xe là gì?
Drift xe ô tô xuất hiện ở các trường đua Nhật Bản từ những năm 70 (Nguồn: Sưu tầm)

3. Nguyên lý drift xe ô tô an toàn

Kỹ thuật drift xe thường xuất hiện ở các giải đua thể thao tốc độ và được thực hiện bởi các vận động viên giàu kinh nghiệm. Trên thực tế, những tay chơi chuyên nghiệp đã nghiên cứu và giới thiệu các kỹ thuật drift xe khác nhau để phù hợp với thói quen kiểm soát tay lái, hạn chế rủi ro và gia tăng cảm giác lái thú vị trên mọi cung đường.

3.1. Drift xe dựa vào phanh

Kỹ thuật drift xe ô tô cơ bản còn được gọi là E-brake Drift. Với trường hợp này, người lái sẽ kéo phanh khẩn cấp để khóa bánh xe sau và đánh lái nhằm mục đích đưa ô tô vào cua. Lúc này, người lái sẽ cảm nhận được thân sau trượt dài và xe bắt đầu drift.

Ở kỹ thuật nâng cao, người điều khiển cần rèn luyện hai kỹ năng sau để có thể drift thành thạo:

  • Kỹ thuật Braking Drift: Người lái sẽ đạp phanh khi vào cua để trọng lượng toàn bộ xe dồn về phía trước khiến cho phần thân sau trượt bánh. Sau đó, người điều khiển cần kết hợp phanh và cần số nhuần nhuyễn để thực hiện Drift mà không nhất thiết phải phanh cứng bánh xe sau.
  • Kỹ thuật Long-slide Drift: Ở kỹ thuật này, người lái cần kéo phanh khẩn cấp khi xe cách vòng cua một đoạn khá xa với tốc độ 160km/h, khi đó xe sẽ bắt đầu drift dài từ lúc kéo phanh cho đến khúc cua.

3.2. Drift xe dựa vào côn

Côn xe hay còn gọi là bộ ly hợp, là bộ phận nằm trong hộp số của xe ô tô số sàn. Kỹ thuật Drift xe dựa vào côn có hai cấp độ cơ bản và nâng cao như sau:

  • Kỹ thuật cơ bản Clutch-kick Drift: Khi đến gần khúc cua, người lái vẫn tiếp tục đạp côn để tăng số vòng quay động cơ lên, rồi về số sau đó người lái nhả côn khiến cho toàn bộ sức mạnh của động cơ đột nhiên bị dồn về sau, làm cho đuôi xe trượt dài.
  • Kỹ thuật nâng cao Shift-lock Drift: Khi gần đến góc cua, người điều khiển sẽ về số, nhả ga để giảm số vòng quay sau đó nhả côn để bánh sau giảm tốc độ đột ngột và trượt bánh.

3.3. Các kỹ thuật drift xe khác

Ngoài kỹ thuật drift dựa vào phanh và côn, người lái có thể tham khảo các kỹ thuật drift xe ô tô khác như:

  • Power-over Drift: Người lái cần tăng tốc xe khi vào cua để tạo đà trượt bánh xe sau khi ra khỏi cua. Kỹ thuật này đòi hỏi xe ô tô phải có động cơ mạnh mẽ.
  • Dynamic Drift (hay còn được gọi là Kansei Drift): Người điều khiển xe thực hiện rẽ phải vào cua ở tốc độ nhanh và nhả chân ga đột ngột để trọng lực dồn về phía trước khiến bánh xe sau trượt dài.
  • Feint Drift: Khi gần đến khúc cua, người điều khiển tiến hành điều hướng xe ra làn ngoài để dồn trọng tâm cho 2 bánh sau, tiếp đó, bất ngờ đánh lái vào cua để trượt đuôi xe. Lúc này, bánh xe sẽ mất kiểm soát và trượt dài trên đường đồng nghĩa rằng kỹ thuật drift đã thành công.
  • Dirt-drop Drift: Người điều khiển có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách duy trì tốc độ, đánh tay lái để ô tô chệch hẳn từ đường đua ra khu vực có cát để chinh phục nhiều khúc cua hơn.

4. Các bước drift xe ô tô đơn giản

Người mới tìm hiểu về drift xe ô tô cần tham khảo hướng dẫn chi tiết và tập luyện thường xuyên, thực hiện nhuần nhuyễn từng cấp độ từ cơ bản đến phức tạp để làm chủ được tay lái và xử lý tình huống nhanh chóng, hạn chế rủi ro khi drift xe.

Bước 1: Nên chọn loại xe trang bị động cơ mạnh mẽ và địa điểm luyện tập phù hợp

  • Người mới tập kỹ thuật drift nên chọn xe số sàn có bàn đạp ly hợp và cần số hoặc các loại xe được trang bị hệ dẫn động cầu sau RWD.
  • Sau đó, người lái điều chỉnh và kiểm tra các thông số như tốc độ, tính góc xe đã có thể vượt qua khúc cua hay chưa.
  • Địa điểm để thực hành nên là khu vực ngoại thành, những đoạn đường vắng không nhiều xe cộ lưu thông. Nếu có thể, người lái nên chọn những bãi đậu xe lớn có rào chắn hoặc đường đua để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật drift xe ô tô

Cách tăng tốc, hất đuôi xe cho xe số sàn:

  • Đến gần khúc cua ở tốc độ 48km/h, người lái nên vào số 2 và tăng vòng tua động cơ lên đến mức 3000 vòng/phút. Nếu chạy chậm hơn tốc độ này sẽ không đủ lực để drift, còn chạy quá nhanh sẽ dễ bị mất kiểm soát.
  • Khi vào cua, người điều khiển cần xoay vô lăng nhẹ nhàng cùng hướng cua, giữ xe đến gần với vị trí trong cùng của vòng cua.
  • Ngay sau đó đánh lái nhanh về hướng góc cua (ngược lại), đồng thời đạp mạnh chân ga. Nếu người lái cảm thấy xe bắt đầu trượt bánh sau vì không bám đường tức là đã thành công trong việc drift. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn, người lái có thể dùng phanh tay hoặc phanh ly hợp để hỗ trợ.
  • Khi thấy bánh sau xe bị trượt, người lái nên nhanh chóng quay vô lăng về hướng bánh sau để có thể drift theo một vòng đồng tâm với cua và tiếp tục nhấn chân ga để tiếp đủ lực.
  • Cuối cùng, sau khi vượt qua khúc cua, người lái nhả dần chân ga để hạ tốc độ giúp bánh sau bám đường trở lại. Khi trọng tâm xe ổn định thì người lái có thể điều khiển xe chạy như bình thường.

Drift xe ô tô số tự động bằng phanh tay:

  • Tương tự như kỹ thuật trên, người lái vẫn di chuyển đến khúc cua ở tốc độ 48km/h để dễ điều khiển xe.
  • Về số 2 và chú ý đồng hồ hiển thị động cơ đạt 3.000 vòng/phút.

Lưu ý: Đối với xe số tự động, tốc độ cao không phải là yếu tố chính để xe drift, mà việc vào cua với tốc độ đúng để điều khiển xe không bị quay mới là điều quan trọng.

  • Đánh lái nhẹ sang một bên khi vào cua, nên hướng xe đến mép ngoài của khúc cua để tạo đà bẻ lái về phía trong khúc cua nếu không gian rộng.
  • Ngay lúc đó, kéo phanh tay và đạp mạnh ly hợp để mở bướm ga làm mất sự ổn định của bánh sau. Ở một số dòng xe, người lái chỉ cần tăng tốc và rẽ đột ngột là có thể drift.
  • Tăng tốc đến gần khúc cua để xe tiếp tục trượt, lúc này người lái sẽ không dùng phanh tay và chuẩn bị nhả côn ngay khi tăng tốc.
  • Tiếp tục nhấn bàn đạp khiến lốp xe quay và điều khiển xe vượt qua khúc cua. Khi đạp ga chỉ nên đạp 80% và thay đổi linh hoạt để xử lý, không nên nhấn ga quá mạnh vì điều này sẽ khiến xe đánh đuôi nhiều và tạo góc trượt sâu.
  • Cố gắng giữ xe ở giữa đường khi phần đầu xe đang chuyển hướng về phía trong khúc cua, người lái có thể nhả nhẹ ga để xe trôi xa hơn trung tâm ngã rẽ nếu cần.
  • Khi đã thoát khỏi khúc cua, người điều khiển nên từ từ xoay vô lăng theo hướng ngược lại sau đó nhả chân ga và để xe tự trôi cho đến khi cần kiểm soát thì nhấn chân ga trở lại.

Kỹ thuật gạt ly hợp cho xe số sàn:

  • Người lái nên di chuyển đến gần mép khúc cua để có nhiều không gian trượt, sau đó về số 2, tăng ga đạt tốc độ 48km/h và vòng tua máy 3.000 vòng/phút.
  • Đánh vô lăng theo hướng rẽ, nhấn chân ga khoảng 80% để mở van tiết lưu và tiếp tục lái về hướng rẽ.
  • Cuối cùng, người điều khiển điều phối phanh ly hợp, thả ra và lặp lại vài lần nhanh nhất có thể để xe bắt đầu drift.
  • Một điểm cần lưu ý là người lái nên giữ chân còn lại trên bàn đạp ga để tiếp năng lượng cho xe từ van tiết lưu.

5. Những loại xe nào có thể drift được?

Thực tế, drift là một kỹ thuật phổ biến được các vận động viên đua xe thực hiện trên các chặng đua hoặc biểu diễn chuyên nghiệp. Đây là một môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, do đó nếu người mới luyện tập chưa chắc tay lái và chưa nắm rõ quy trình thực hiện thì không nên drift xe ở cấp độ khó.

Do đòi hỏi yêu cầu cao trong kỹ thuật thực hiện, loại xe sử dụng để drift cũng sẽ rất đặc thù. Người dùng nên chọn phương tiện có động cơ mạnh mẽ, góc đánh lái lớn cùng độ bám đường tốt. Ngoài ra, các loại xe có dẫn động cầu sau cùng hệ thống treo MacPherson với trọng lượng nhẹ và khoảng cách hai bánh xe lớn cũng rất phù hợp để drift.

Ở Việt Nam, một số người “chơi xe” có niềm đam mê với tốc độ và yêu thích trải nghiệm những cảm giác mới mẻ đã lựa chọn dòng xe VinFast Lux A2.0 để thực hành kỹ thuật drift. VinFast Lux A2.0 sở hữu động cơ tăng áp cuộn đôi góp phần làm hiệu suất hoạt động liền mạch hơn giữa hai dải vòng tua thấp và cao, giúp xe tăng tốc mượt mà. Bên cạnh đó, VinFast Lux A2.0 sử dụng hệ dẫn động cầu sau (RWD) thay vì cầu trước (FWD), hệ động cơ mạnh mẽ, êm ái, đáp ứng mọi nhu cầu di chuyển trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Đặc biệt, xe có thể drift được trong nhiều trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, VinFast Lux A2.0 còn có các tính năng an toàn hỗ trợ khác như: Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), chức năng hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) nhằm đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.

Khách hàng có nhu cầu sở hữu VinFast Lux A2.0 và các dòng xe khác của VinFast có thể liên hệ đăng ký lái thử và đặt cọc ngay để sở hữu nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Xem thêm:

  • VinFast Lux A2.0 Cao cấp: Thông số cơ bản và các đặc điểm khác biệt
  • 7 tính năng an toàn của VinFast Lux A2.0 vượt trội so với phân khúc
  • Công nghệ phanh ô tô phổ biến hiện nay

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.