Coin ftm là gì

Nội dung

  • Phân tích sự đồng thuận của Fantom
  • Mức độ bảo mật của Fantom như thế nào?
  • Quản trị trên Fantom
  • Tôi có nên trở thành người kiểm định giao dịch (validator) của Fantom không?
  • Tôi có nên stake FTM của mình không?
  • Tốc độ và giá FTM như thế nào?
  • Tổng quan về mô hình kinh tế học của token
  • Triển vọng trong tương lai của Fantom là gì?
  • Câu hỏi thường gặp

Fantom (FTM), được phát hành ra công chúng vào năm 2018 bởi nhà khoa học máy tính người Hàn Quốc, Tiến sĩ Ahn Byung Ik, là một trong những giải pháp hợp đồng thông minh đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, nhằm triển khai tài sản kỹ thuật số và các DApp.

Thông qua nền tảng công nghệ tiên tiến của mình, Fantom đặt mục tiêu cung cấp giải pháp cho cả ba khía cạnh – khả năng mở rộng, bảo mật và phân quyền (hay thường được biết đến là “bộ ba blockchain”).

Bất chấp thị trường đầy cạnh tranh, Fantom đã gây dựng được danh tiếng cho mình trong những năm gần đây nhờ sức hút ấn tượng, với hơn 100 DApp đã được triển khai trên mạng Fantom. Geist Finance là giao thức hoạt động mạnh nhất trong số này, với khối lượng giao dịch là 753,2 triệu FTM.

Fantom có thể vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh nhờ sự kết hợp của hệ thống tương tác mạnh mẽ và kiến trúc tinh vi, nhưng mức độ an toàn và hiệu năng của nền tảng này ra sao? Liệu nền tảng này có mang lại khả năng mở rộng và bảo mật tốt? Đó là những điều chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu trong bài viết này. Fantom (FTM) coin là gì, Fantom hoạt động như thế nào và Fantom coin được sử dụng để làm gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời và tìm hiểu sâu hơn nữa về nền tảng này.

Phân tích sự đồng thuận của Fantom

Fantom đã thiết kế giao thức đồng thuận Lachesis cho riêng mình dựa trên thuật toán Hệ thống chịu lỗi Byzantine không đồng bộ (Asynchronous Byzantine Fault Tolerance – aBFT). Kết hợp với kiến trúc sổ cái nhẹ theo đồ thị có định hướng không tuần hoàn (DAG), nền tảng này được thiết kế nhằm khắc phục “bộ ba” blockchain cổ điển, trong đó ba khía cạnh phân quyền, bảo mật và khả năng mở rộng phải đánh đổi với nhau để hệ thống có thể vận hành.

Bất kỳ blockchain nào cũng yêu cầu sự đồng thuận để xác thực các giao dịch: Nếu không có hệ thống xác thực, làm thế nào để bạn có thể tin tưởng sự trao đổi giá trị? Nhiều blockchain, bao gồm cả Bitcoin, sử dụng cơ chế proof-of-work (PoW – Bằng chứng công việc) yêu cầu sử dụng các thiết bị cực kỳ mạnh mẽ để tính toán các giao dịch này trên quy mô lớn (được gọi là khai thác). Phương pháp này tiêu tốn nhiều năng lượng, trong khi thời gian hoàn thành giao dịch lại kéo dài hơn mười phút.

Tìm hiểu về Lachesis. Với Lachesis, việc xác thực được thực hiện trên từng nút riêng lẻ (tức là người dùng tự thực hiện một giao dịch) thay vì chuyển tiếp yêu cầu xử lý đến một thợ đào. Điều này giúp giảm đáng kể khối lượng sổ cái, cho phép rút ngắn thời gian giao dịch. DAG chính là yếu tố giúp mục tiêu trên trở nên khả thi, vì với DAG, sổ cái chung toàn cầu không tồn tại. Thay vào đó, mỗi người dùng tự chịu trách nhiệm về khả năng xử lý của riêng mình. Tiền kỹ thuật số Nano cũng sử dụng DAG.

Nhưng liệu các nút có thực sự đáng tin cậy để thực hiện điều đó? Trên thực tế, chúng không hẳn như vậy. Mặc dù các khối dữ liệu giao dịch không được gửi qua mạng để xác thực, “sự kiện” của giao dịch vẫn được gửi đi. Tuy nhiên, gói thông tin này nhẹ hơn đáng kể so với khối dữ liệu khác, ví dụ như một khối Bitcoin.

Mức độ bảo mật của Fantom như thế nào?

Lachesis vẫn có các bên kiểm định (validators) để bảo mật mạng. Điều này được thực hiện thông qua phương pháp khá phổ biến là proof-of-stake (PoS).

Với PoS, người sở hữu token “stake” số tiền của họ vào một bên kiểm định có sẵn. Khi càng nhiều token được stake và càng nhiều bên kiểm định hoạt động, mạng sẽ càng an toàn.

Khi sử dụng FTMScan, chúng ta có thể thấy 66 bên kiểm định hiện đang hoạt động trên nền tảng này, đây thực ra là một con số khá nhỏ. Ta có thể thấy rõ điều đó khi so sánh với các nền tảng khác, trong đó, Ethereum hiện có 5.982 bên kiểm định (mặc dù con số này có sự dao động đáng kể) trong khi mạng Avalanche khiêm tốn hơn có 1.200.

Đồng thời, Lachesis “hỗ trợ một phần ba số nút bị lỗi bao gồm cả hành vi gây hại.” Điều này có nghĩa là hệ thống sẽ sập nếu có hơn 1/3 số nút bị lỗi hoặc bị tấn công – một tỉ lệ thấp hơn khá nhiều so với khả năng chịu lỗi 50% đã được ghi nhận của Ethereum.

Vào tháng 2 năm 2021, mạng chính của Fantom đã sập trong bảy giờ khi hai bên kiểm định lớn nhất ngừng hoạt động. Đây là hai đơn vị kiểm định lớn, đại diện cho một phần ba tổng số token được stake, do đó sự cố đã xảy ra.

Mặc dù không có quỹ nào gặp rủi ro, nhưng điều này cho thấy cơ chế tập trung hóa tương đối của Lachesis vẫn tiềm ẩn nguy cơ.

Quản trị trên Fantom

Fantom đã giới thiệu một hệ thống quản trị vào đầu năm 2021, cho phép tất cả người sở hữu token bỏ phiếu cho các đề xuất mạng.

Hai trong số những đề xuất sớm nhất được cộng đồng đưa ra là hoàn trả các khoản lợi nhuận bị sụt giảm cho hai bên kiểm định, đó là các khoản tiền đã bị phạt vào năm 2020 vì một lý do không được tiết lộ.

Điều này đặt ra câu hỏi về cơ chế phạt của Fantom: nếu các hình phạt có thể được kháng lại thông qua biểu quyết của cộng đồng, thì hệ thống quản trị này có thể bị lạm dụng đến mức độ nào?

Cộng đồng thành công kháng lại các hình phạt của bên kiểm định
Cộng đồng thành công kháng lại các hình phạt của bên kiểm định – Ảnh: pwawallet.fantom.network

Nhưng các đề xuất khác cho thấy lợi ích của cơ chế quản trị. Vào tháng 3 và tháng 9, yêu cầu stake tối thiểu đã giảm từ ba triệu FTM xuống một triệu FTM, sau đó giảm thêm một lần nữa xuống 500.000 FTM.

Yêu cầu stake thấp hơn giúp quá trình trở thành bên kiểm định được tiến hành dễ dàng hơn, và khi có nhiều bên kiểm định hơn, tính bảo mật của mạng được tăng cường. Vào tháng 11, một đề xuất khác đã được đưa ra nhằm giảm các yêu cầu stake xuống mức thấp hơn, nhưng đề xuất này không được thực hiện. Dường như 500.000 FTM (tương đương khoảng 730.000 USD) là mức hợp lý để người dùng tiếp cận mà không làm phát sinh những hành động gây hại.

Tôi có nên trở thành người kiểm định giao dịch (validator) của Fantom không?

Như hầu hết các mạng khác, những người kiểm định giao dịch Fantom (FTM) được thưởng tiền để khuyến khích tham gia. Người kiểm định giao dịch phải stake tối thiểu 500.000 FTM (thường bao gồm FTM của chính người kiểm định và FTM được ủy quyền từ những người dùng khác), với các cộng đồng thường được tập hợp thông qua Telegram và các trang mạng truyền thông xã hội khác.

Nhưng số tiền này chưa đủ để thu lại lợi nhuận. Ví dụ: bên xác thực lớn nhất hiện tại, GoFantom (một doanh nghiệp tái đầu tư tất cả các phần thưởng trở lại dự án Fantom), có 199.380.756 FTM được stake, chiếm 14% tổng nguồn cung được stake.

Fantom trích APR tương đương 13% cho khoản stake của chính người kiểm định và 15% của tất cả các phần thưởng được ủy quyền, mặc dù trên thực tế, con số này dao động tùy thuộc vào các cấp độ tham gia (mức độ tham gia cao hơn đồng nghĩa với ít phần thưởng được chia sẻ hơn). Dữ liệu từ Phần thưởng khi Stake cho thấy APR thực sự là 11,34%. Tuy nhiên, đây vẫn là một khoản tiền khá bền vững.

Các khoản thanh toán phần thưởng hàng ngày hiện là 534.247 FTM, hay $784.300 theo điều khoản tiền pháp định. Nhìn vào địa chỉ của người kiểm định lớn thứ hai, chúng ta có thể thấy giá trị tiền pháp định đang được sở hữu là $92.000. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể nhận được tiền thưởng khi trở thành người kiểm định. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự tập trung hóa cũng đồng nghĩa với việc phần lớn phần thưởng sẽ vào tay một nhóm nhỏ.

Tôi có nên stake FTM của mình không?

Bất kỳ ai sở hữu FTM đều có thể stake tiền của họ cho một bên kiểm định. Không có yêu cầu về số lượng tối thiểu và APY được tính tương ứng với thời gian khóa vốn. Lãi suất cơ bản là 4% khi không có thời gian khóa vốn, tăng lên 13% nếu bạn khóa vốn của mình trong một năm.

Nhìn chung, đây là thu nhập thụ động, nhưng hãy lưu ý rằng trong thời gian khóa đã chọn, bạn sẽ không thể rút tiền của mình. Tuy nhiên, Fantom cũng cung cấp tùy chọn “Stake thanh khoản”, theo đó khoản FTM được stake có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trong Fantom Finance, nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) của Fantom. Hãy luôn cẩn thận với khoản stake của mình vì bất kỳ tài sản thế chấp nào cũng phải được hoàn trả sau một khoảng thời gian nhất định.

Bạn có thể dễ dàng truy cập các tùy chọn trên thông qua Fantom fWallet – một ứng dụng cực kỳ thân thiện với người dùng, với giao diện gọn gàng và nhanh chóng.

Fantom fWallet có giao diện đẹp và thân thiện với người dùng
Fantom fWallet có giao diện đẹp và thân thiện với người dùng – Ảnh: pwawallet.fantom.network

Các tùy chọn stake đa dạng và thiết kế giao diện thân thiện với người dùng của Fantom đang đem lại hiệu quả khả quan. Hơn 60% các token FTM thuộc quyền sở hữu của người dùng hiện đang được stake. Đó là một con số ấn tượng, tương đương hơn 60% token được triển khai để giúp bảo mật mạng.

Tốc độ và giá FTM như thế nào?

Ban đầu, Fantom công bố tỷ lệ giao dịch mỗi giây (TPS) của nền tảng này là 400.000, một con số cực kỳ cao và chắc chắn không thể đạt được. Fantom dường như đã xóa các dữ liệu về TPS khỏi trang web của mình, vì vậy tỷ lệ TPS thực của nền tảng này vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp, mặc dù sổ cái DAG nhẹ thực sự đem lại những lợi thế về chỉ số này.

Tất nhiên, tốc độ hoàn thành giao dịch cũng quan trọng như TPS và đây chính là thế mạnh của FTM. Vì thời gian hoàn thành giao dịch được liên kết với thời gian khối, chúng ta có thể thấy từ biểu đồ bên dưới rằng chỉ mất chưa đầy một giây để hoàn tất một giao dịch FTM. Thời gian hoàn thành giao dịch giảm xuống nhờ kích thước khối siêu nhỏ. Kích thước khối 4.000 byte được biểu diễn trong biểu đồ nhỏ hơn 0,004% so với kích thước khối của Bitcoin.

Tốc độ và giá FTM như thế nào?

FTM coin còn có phí giao dịch đầy ấn tượng. Ví dụ: một lần chuyển khoản 2900 FTM trên chuỗi gần đây đã tạo ra $0,06 phí chuyển đổi. Phí giao dịch có thể tăng khi phần thưởng stake bắt đầu được lấy từ các khoản phí này.

Tổng quan về mô hình kinh tế học của token

FTM hiện đang được giao dịch ở mức $1,47. Nguồn cung đang được lưu hành là 2,55 tỷ đồng FTM, tương đương giá trị vốn hóa thị trường là $3,747 tỷ, giúp đồng tiền này đứng thứ 42 trên bảng xếp hạng.

Khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $328,9 triệu, tương đương 0,08% giá trị vốn hóa thị trường, cho thấy hoạt động giao dịch diễn ra ổn định.

Nguồn cung tối đa của tiền điện tử Fantom là 3,175 tỷ. Ngoài nguồn cung đang được lưu hành là 2,55 tỷ, phần còn lại được dành cho phần thưởng stake. Sau khi đã phân phối hết nguồn cung được lưu hành, phần thưởng sẽ được lấy từ phí giao dịch.

Triển vọng trong tương lai của Fantom là gì?

Với mức độ thu hút người dùng mạnh mẽ và giá trị bị khóa, Fantom có lẽ đã sở hữu những nền tảng vững chắc để phát triển. Trong tương lai, Fantom có thể sẽ cố gắng tăng cường phát triển DApp trên nền tảng của mình.

FTM không thể giao dịch trên Coinbase, vì vậy các nhà phát triển có thể sẽ tập trung tìm kiếm giải pháp để tăng cường sự hiện diện của đồng coin này trên các sàn giao dịch.

Cuối cùng, về mặt quản trị, cộng đồng đang liên tục thúc đẩy việc tự do hóa khả năng tiếp cận bên kiểm định của nền tảng này. Mặc dù Fantom đã nỗ lực trong một thời gian dài để giảm bớt các vấn đề do cơ chế tập trung, nhưng sự phản đối của cộng đồng vẫn tồn tại. Hành trình phát triển lâu dài của nền tảng này chắc chắn sẽ rất thú vị.

Câu hỏi thường gặp

Đọc thêm

©2025 SCV2024 WordPress Theme by WPEnjoy