ERC là gì | Phân biệt ERC IRC và BRC | LA Law

ERC là gì? ERC là viết tắt của từ tiếng Anh Enterprise Registration Certificate, nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Đây là Giấy phép được cấp cho các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp 2014 tại Việt Nam. Thuật ngữ này thường được dùng nhiều cho các Công ty có vốn nước ngoài.

ERC do cơ quan nào cấp?

Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh / thành phố cấp. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, các bạn thực hiện thủ tục cấp ERC theo thủ tục Đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện Đăng ký đầu tư. Sau khi có Đăng ký đầu tư, bạn thực hiện thủ tục cấp Đăng ký doanh nghiệp để thực hiện dự án.

Nội dung ERC là gì?

Nội dung ghi nhận trên ERC bao gồm các thông tin:

  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là Mã số thuế.
  • Tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt, Tên giao dịch quốc tế, tên Viết tắt.
  • Địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, email, website, fax.
  • Vốn Điều lệ Đăng ký.
  • Số lượng cổ phần (Đối với Công ty cổ phần)
  • Thành viên góp vốn (Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Chủ sở hữu công ty (Đối với Công ty TNHH 1 thành viên)
  • Người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Phân biệt ERC, IRC và BRC của Công ty có vốn nước ngoài

ERC nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. BRC nghĩa là Giấy phép kinh doanh. Hai thuật ngữ này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp FDI. Nhất là trong lĩnh vực Phân phối, thương mại. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động Phân phối cần xin ba loại Giấy phép cơ bản:

  • Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư (IRC). Giấy phép này do Phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Giấy phép này chứng nhận doanh nghiệp có Dự án đầu tư tại Việt Nam. Thực hiện mục tiêu, quy mô dự án như thế nào. Các quyền, nghĩa vụ, ưu đãi được hưởng…
  • Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp (ERC). Giấy phép này do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp. Doanh nghiệp đã đăng ký sẽ là một pháp nhân chịu trách nhiệm thực hiện dự án.
  • Giấy phép kinh doanh hoạt động phân phối (BRC). Giấy phép này do Sở Công thương cấp. Một số trường hợp phải xin Giấy phép kinh doanh như: Phân phối bán lẻ hàng hóa, xuất nhập khẩu, bán buôn các mặt hàng như gạo, đường mía, dầu mỡ bôi trơn….

Các doanh nghiệp Việt Nam thường ít sử dụng các từ ngữ này.