Beta token là gì

Một Giao Thức Thị Trường Tiền Tệ Không Cần Cấp Phép Cross-Chain cho Vay, Mượn và Short Tiền mã hoá .

30/09/2021

  • Khuyến khích staking: Những người sở hữu BETA có thể stake token của họ trên giao thức và sử dụng nó như một công cụ phòng hộ trong các sự kiện shortfall. Chủ sở hữu BETA, người tham gia stake token sẽ nhận được một phần doanh thu do giao thức tạo ra.

  • Khai thác thanh khoản: Các nhà cung cấp thanh khoản có thể đặt tài sản của họ vào các lending pool để cho phép vay và short. Để khuyến khích các nhà cung cấp này với chi phí cơ hội, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được token BETA thông qua chương trình khai thác thanh khoản, được điều chỉnh dựa trên khoản đóng góp tương ứng của họ và các thông số bổ sung.

  • Quản trị: Chủ sở hữu token BETA sẽ có thể tham gia và bỏ phiếu trong quá trình quản trị của nền tảng. Thông qua quản trị, người dùng có thể tác động và sửa đổi các tính năng sản phẩm và các thông số chính của Beta Finance. Điều này sẽ cho phép chủ sở hữu token BETA có tác động đến hướng phát triển của giao thức.

  • “1 Click” Short Tool: Beta Finance cung cấp một công cụ tích hợp để cho phép người dùng DeFi short trong một giao dịch nguyên tử. Người dùng có thể xem các chỉ số liên quan (tác động giá, trượt giá, v.v.) trực tiếp trên giao diện, đồng thời dễ dàng quản lý và cập nhật vị thế của họ trên bảng điều khiển.

  • Thị trường tiền tệ không cần cấp phép: Beta Finance sẽ cho phép người dùng tự động tạo thị trường tiền tệ cho bất kỳ token ERC-20 nào. Từ NFT được phân đoạn đến các token đều có thể được niêm yết trên Beta Finance.

  • Mô hình tài sản thế chấp biệt lập: Để hỗ trợ các tài sản có tính biến động cao, Beta Finance giới thiệu mô hình tài sản thế chấp biệt lập trong đó người dùng chỉ chịu trách nhiệm đối với tài sản thế chấp được liên kết rõ ràng với một vị thế.

  • Beta Finance được ra đời với mục tiêu bù đắp sự biến động và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức áp dụng DeFi một cách lành mạnh, chính thống. Giao thức đã tạo một công cụ tích hợp tính năng Short-chỉ với một cú click chuột cho phép người dùng DeFi khởi tạo, quản lý và đóng các vị thế short với khả năng truy cập vào tất cả các token. Giao thức cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo thị trường tiền tệ cho bất kỳ token nào một cách tự động và không cần được cấp phép.

  • BETA là token tiện ích gốc (NUT) của Beta Finance với các chức năng hiện có và được lên kế hoạch như sau:

  • Beta Finance bao gồm các thành phần chính hoạt động cùng nhau sau đây:

  • Dự án đã huy động được 2,75 triệu USD từ hai đợt bán private token, trong đó 15,00% tổng nguồn cung token BETA đã được bán ở mức 0,0150 USD/BETA và 0,0250 USD/BETA.

  • Vào ngày 30 tháng 9 năm 2021, tổng nguồn cung BETA là 1.000.000.000 và nguồn cung lưu hành khi niêm yết sẽ là 160.000.000 BETA (16,00% tổng nguồn cung token).

Các chỉ số chính (tính từ 30/09/2021)

1. Beta Finance là gì (BETA)?

Beta Finance là một giao thức thị trường tiền tệ không cần cấp phép cross-chain (liên chuỗi) cho việc cho vay (lending), mượn (borrowing) và short tiền mã hoá. Beta Finance đã tạo ra công cụ tích hợp “1 Click” Short cho phép người dùng DeFi thực hiện mặt ngược lại của giao dịch và chống lại sự biến động, cũng như cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào cũng có thể tự động tạo money market cho token, mở ra các tính ứng dụng mới cho tài sản.

Beta Finance được ra đời với mục tiêu bù đắp cho sự biến động và tạo điều kiện ổn định hơn cho các cá nhân và tổ chức sử dụng DeFi một cách lâu dài và chính thống thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công cụ DeFi quan trọng.

Với việc tập trung vào trải nghiệm người dùng, Beta Finance cho phép người dùng DeFi kiến tạo, quản lý và đóng các vị thế short chỉ với một cú nhấp chuột, đồng thời cung cấp các chỉ số và thông tin có liên quan trước khi thực hiện một vị thế. Người cho vay có thể cho vay bất kỳ token nào, tạo ra thị trường không cần cấp phép nếu nó vẫn chưa tồn tại và bắt đầu kiếm được lợi nhuận từ việc nắm giữ của họ. Trader có thể trả một khoản phí bảo hiểm để thực hiện các giao dịch short và chiến lược phòng hộ, áp dụng cho tất cả các token.

  • “1 Click” Short Tool: Beta Finance cung cấp một công cụ tích hợp để cho phép người dùng DeFi short trong một giao dịch nguyên tử. Người dùng có thể xem các chỉ số liên quan (tác động giá, trượt giá, v.v.) trực tiếp trên giao diện, đồng thời dễ dàng quản lý và cập nhật vị thế của họ trên bảng điều khiển.

  • Thị trường tiền tệ không cần cấp phép: Beta Finance sẽ cho phép người dùng tự động tạo thị trường tiền tệ cho bất kỳ token ERC-20 nào, hỗ trợ phần long tail của tài sản. Từ NFT được phân đoạn đến các token trưởng thành đều có thể được niêm yết trên Beta Finance.

  • Isolated collateral model: To support volatile assets, Beta Finance introduces an isolated collateral model where users are only liable for the collateral explicitly associated with a position.

  • Mô hình tài sản thế chấp biệt lập: Để hỗ trợ các tài sản tính biến động cao, Beta Finance giới thiệu mô hình tài sản thế chấp biệt lập trong đó người dùng chỉ chịu trách nhiệm đối với tài sản thế chấp được liên kết rõ ràng với một vị thế.

2. Các đợt mở bán Token và các hoạt động kinh tế

2.1 Dữ liệu các đợt mở bán token

2.2 Phân bổ token

2.3 Quản lý token và sử dụng quỹ

Kể từ ngày 29/09/2021, Beta Finance đã sử dụng số tiền huy động được theo các phân bổ dưới đây:

  • 6,76% cho Marketing

  • 10,13% cho Đội ngũ

  • 63,53% cho Hoạt động Phát triển

  • 19,57% cho Vận hành

Đội ngũ Beta Finance nắm giữ quỹ của mình bằng tiền mã hoá, stablecoin và fiat. Tiền được lưu trữ bằng ví lạnh multi-signature và tài khoản ngân hàng USD. Bất kỳ chuyển động nào của quỹ đều cần có sự chấp thuận của ít nhất 3 trong số 5 giám đốc điều hành và cố vấn của Beta Finance.

Phân bổ token BETA

Lộ trình phân phối token BETA

3. Đội ngũ phát triển dự án

4. Lộ trình, cập nhật và phát triển kinh doanh

4.1 Lộ trình và thành tựu ban đầu

4.2 Lộ trình đã được cập nhật

Q4 2021:

  • Khởi chạy Beta Finance Giai đoạn 2.

  • Kích hoạt niêm yết thị trường tiền tệ không cần cấp phép cho các token.

  • Kết hợp nhiều market hơn và tài sản thế chấp được hỗ trợ.

  • Khởi chạy token BETA.

  • Khởi chạy chương trình khai thác thanh khoản để khởi động việc sử dụng Beta Finance.

  • Khởi chạy stake BETA.

  • Khởi chạy Beta Finance trên các chuỗi tương thích với EVM (ví dụ: BSC, Arbitrum hay AVAX).

  • Cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thông xã hội hiện có với bot, moderator, v.v.

  • Hoàn thành và phát hành báo cáo kiểm định Trail of Bits.

Q1 2022:

  • Tích hợp Beta Finance với các dự án DeFi hiện có, ví dụ: Alpha Finance.

  • Nâng cấp dApp Beta Finance để có nhiều tính năng hơn, ví dụ: cảnh báo vị thế, giám sát thanh lý, theo dõi lợi nhuận tổng hợp PnL, v.v.

  • Khám phá việc tích hợp DEX aggregator và Uniswap AutoRouter để cải thiện hiệu quả hoán đổi khi bắt đầu short.

  • Phát triển và bắt đầu chương trình hỗ trợ để cho phép cộng đồng đóng vai trò tích cực trong sự phát triển và tăng trưởng của hệ sinh thái Beta Finance.

Q2 2022:

  • Mở rộng khả năng tương tác DeFi của Beta Finance cho nhiều chuỗi hơn.

  • Thực hiện các hợp đồng Quản trị để quản trị on-chain và tích hợp với Commonwealth cho forum của Client Facing (Đối mặt với khách hàng) .

  • Tạo giao diện trên dApp để quản trị on-chain.

  • Bắt đầu phát triển các sản phẩm phái sinh bổ sung được xếp lớp trên Beta Finance, ví dụ: sản phẩm delta neutral farming, chênh lệch giá DEX-CEX, v.v.

  • Cải tiến giao diện cho UI để xử lý số lượng money market ngày càng tăng có sẵn trên Beta Finance, ví dụ: tabbing, pagination, v.v.

Q3 2022:

  • Bắt đầu mở rộng sang các dịch vụ tổ chức với Beta Finance.

  • Chuyển đổi sang quản trị cộng đồng đầy đủ của Beta Finance.

  • Tổng hợp và phân tích phản hồi cũng như việc sử dụng Beta Finance trong 3 quý qua và bắt đầu chuẩn bị cho ra mắt Beta Finance v2.

4.3 Quan hệ đối tác thương mại và tiến trình phát triển kinh doanh

  1. Alpha Finance Labs: Tích hợp với Alpha, có các sản phẩm bao gồm đòn bẩy của khai thác thanh khoản và sẽ có tích hợp cho các vị thế đòn bẩy trên Beta, chiến lược bảo hiểm rủi ro và các chiến lược DeFi khác.

  2. Frax Finance: Tích hợp với Frax để hỗ trợ FRAX làm token algostable đầu tiên được sử dụng làm tài sản thế chấp trên Beta Finance.

  3. Uniswap: Tích hợp với Uniswap, để hỗ trợ tạo ra các money market được cấp phép sử dụng TWAP oracle và như một DEX tích hợp để hoán đổi.

  4. SushiSwap: Tích hợp với Sushi, như một DEX tích hợp để hoán đổi.

  5. Band Protocol: Tích hợp với Band Protocol như một giải pháp oracle cho nguồn cấp dữ liệu giá mạnh mẽ trên Beta money market.

  6. Chainlink: Tích hợp với Chainlink, như một giải pháp oracle cho nguồn cấp dữ liệu giá mạnh mẽ trên Beta money market.

  7. DeBank: Tích hợp với DeBank, để cho phép người dùng dễ dàng xem tất cả các vị thế của họ trên Beta Finance và trên bảng điều khiển.

  8. Immunefi: Chương trình Bug Bounty để bảo vệ tính bảo mật của giao thức.

5. Sản phẩm hiện có

Beta Finance đang tạo ra một giao thức thị trường tiền tệ không cần cấp phép cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo money market trên bất kỳ token nào để cho vay, mượn và short bất kỳ token nào. Beta Finance đã được xây dựng ngay từ đầu với định hướng tập trung vào cơ chế short, mở ra những đổi mới đáng kể về thiết kế kỹ thuật và thiết kế sản phẩm, và duy nhất trong hệ sinh thái DeFi.

Bảng 1: Giao diện Money Market

Nguồn: Beta Finance

Đầu tiên, Beta Finance cấu trúc từng thị trường theo từng lớp dựa trên mức độ trưởng thành và biến động của token cơ bản. Các lớp này xác định các ngưỡng vay và cho vay trên giá trị (LTV) cho token cơ sở, và nhằm bảo vệ người dùng khỏi các vị thế nguy hiểm ban đầu. Hơn nữa, Beta Finance sẽ chỉ chấp nhận stablecoin và các tài sản trưởng thành có tương quan cao (ví dụ: BNB, ETH) làm tài sản thế chấp ban đầu.

Thứ hai, Beta Finance sử dụng mô hình tài sản thế chấp biệt lập và không cho phép thế chấp chéo. Mỗi vị thế duy trì tài sản thế chấp và yếu tố thanh lý của riêng mình, ngay cả khi người dùng đang vay cùng một tài sản. Do đó, nếu có sự thay đổi đột ngột về sự biến động của token, vị thế duy nhất có rủi ro là tài sản thế chấp riêng biệt được stake cho vị thế đã vay đó thay vì tất cả tài sản thế chấp đang được sử dụng trên nền tảng – giới hạn trách nhiệm của người dùng.

Thứ ba, Beta Finance cho phép vay và hoàn trả vị thế short bằng cách sử dụng token khác với token cơ sở (ví dụ: token thế chấp) hoặc token cơ sở. Điều này có nghĩa là người dùng không cần phải swap trả lại token cơ sở mà họ đã dùng để mở vị thế và đối phó với sự phức tạp khi quản lý quá nhiều token khác nhau. Họ có thể hoàn trả bằng tài sản thế chấp liên quan đến vị thế của họ ngay lập tức và Giao thức Beta (Beta Protocol) sẽ xử lý các giao dịch cần thiết để hoán đổi sang token cơ sở để hoàn trả.

Bảng 2: Giao diện Short-sell

Nguồn: Beta Finance

6. Tổng quan về hoạt động và cộng đồng của Beta Finance

Các chiến lược phát triển cộng đồng hiện tại của Beta Finance bao gồm:

  • Tổ chức không gian AMA and Twitter để tương tác với người dùng và cộng đồng.

  • Làm việc với các chủ trading DeFi để đáp ứng nhu cầu của họ về việc có thể short với các chiến lược phòng hộ và các chiến lược DeFi khác.

  • Công bố thông tin cập nhật hàng tuần về tiến trình của giao thức và bổ sung thông tin liên lạc rõ ràng và nhất quán qua các kênh xã hội.

  • Tương tác trên Telegram và Discord để trả lời về sản phẩm nào bất kỳ cũng như hỗ trợ các câu hỏi từ cộng đồng.

  • Công bố các tài nguyên giáo dục về giao thức (ví dụ: short) để giúp cho cộng đồng hiểu các nguyên tắc cơ bản của giao thức và phát triển riêng trong cơ sở ứng dụng của họ.

Các chiến lược phát triển cộng đồng trong tương lai của Beta Finance bao gồm:

  • Tạo ra một Chương trình Đại sứ Cộng đồng, nơi các thành viên trong cộng đồng sẽ có thể thúc đẩy và đóng vai trò tích cực hơn trong các đề xuất, kiểm duyệt và tăng trưởng của hệ sinh thái..

  • Tổ chức các buổi nói chuyện tại các hội nghị DeFi, hội thảo trực tiếp và ảo, đồng thời tài trợ cho các buổi gặp mặt để tương tác trực tiếp với cộng đồng.

  • Tổ chức hackathons với các đối tác hệ sinh thái để cho phép các nhà phát triển xây dựng các sản phẩm phái sinh dựa trên giao thức Beta Finance và cung cấp các khoản tài trợ dành cho nhà phát triển để phát triển cộng đồng của họ.

  • Mở rộng quan hệ đối tác chiến lược và tích hợp với các giao thức DeFi để tham gia nhiều cộng đồng với nhau.

  • Khởi chạy các sự kiện và cuộc thi sử dụng giao thức, ví dụ: các sự kiện short trading.

7. Các kênh cộng đồng và xã hội (dữ liệu tính đến ngày 30/09/2021)

Twitter | 7,294 Followers

Telegram(English) | 1,761 Followers

Discord | 2,135 Members

Medium | 268 Followers

8. Phụ lục

  • Walkthrough Livestream sử dụng Beta Finance với DeFi Dad.

  • Delphi Digital Podcast với Tom Shaughnessy.

  • 51% do Mable Jiang trình bày bởi Multicoin Capital Podcast.

  • Website

  • Documentation

  • Etherscan

8.1 Cố vấn

  • Tascha Punyaneramitdee(Alpha Finance, Project Lead – Trưởng dự án)

  • Nipun Pitimanaaree (Alpha Finance Labs, Lead Engineer and Blockchain Researcher – Kỹ sư trưởng và Nhà nghiên cứu Blockchain)