Có thể bạn đã từng nghe đến từ luận án, dissertation, nhưng nhiều khả năng bạn chưa biết những điều này.
>> 10 điều tôi ước biết trước khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp
>> Trang web miễn phí này sẽ chấm điểm bài luận của bạn
Dissertation và thesis có gì khác ?
Ở một số nước, thesis là luận văn chỉ dành riêng cho bậc Tiến sĩ, nhưng tại nhiều quốc gia, “thesis” và “dissertation” lại không có nhiều khác biệt. Hai từ này đều dùng để chỉ tài liệu nghiên cứu mà các sinh viên bậc phải thực hiện trong thời gian học, ở cả hai bậc đại học và sau đại học.
Viết luận án để làm gì?
Mục tiêu của việc yêu cầu sinh viên viết luận án là để đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập của sinh viên trong quá trình học. Chính đánh giá chất lượng của luận án sẽ xác định điểm số cuối cùng của sinh viên. Tuy vẫn nhận được hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn hoặc gia sư, nhưng các dự án phần lớn là độc lập. Vì thế, đối với nhiều luận án quy mô, sinh viên phải dành rất nhiều công sức và thời gian nghiên cứu. Trong thời gian này, thư viện sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn.
Có những loại luận án nào?
Mỗi chương trình học sẽ yêu cầu một loại luận án khác nhau. Trong đó có hai loại luận án chính là luận án thiên về kinh nghiệm thực tiễn và luận án thiên về hướng học thuyết. Các luận án thiên về hướng ứng dụng là luận án yêu cầu bạn phải thu thập dữ liệu. Ví như trong luận án của ngành tâm lý học, bạn sẽ phải thực hành chuyên môn và đạo đức làm nghề từ nhiều cá nhân khác nhau trong xã hội. Trong khi đó, các luận án phi thực tiễn sẽ thường phổ biến hơn trong các ngành khoa học đời sống, tự nhiên, hay những ngành yêu cầu phải làm việc hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Ở những luận án này, bạn sẽ phải đọc nhiều sách, tìm hiểu các dữ liệu thu được từ các nghiên cứu của người khác và từ đó rút ra những ứng dụng có thể áp vào thực tiễn.
>> Kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ
>> Danh sách các trường học tiêu biểu ở nước ngoài
Cần thể hiện những kĩ năng nào trong một luận án?
Bất kể luận án hay đề tài của bạn là gì, thì bạn cũng phải thể hiện được những kĩ năng sau đây trong bài luận của mình:
– Xác định và phác thảo rõ ràng phạm vi nghiên cứu
– Xác định các vấn đề trọng yếu
– Tìm kiếm và ghi rõ nguồn thông tin liên quan
– Đánh giá mức độ tin cậy và tính hợp lệ của dữ liệu
– Đánh giá mọi khía cạnh của chứng cứ được sử dụng trong các cuộc tranh luận
– Kết bài dựa trên kết quả tranh luận
– Tổ chức và trình bày các kết quả của bài nghiên cứu một cách thuyết phục, rành rẽ và làm theo tất cả các hướng dẫn bài luận một cách chuẩn xác
Luận án dài bao nhiêu thì đủ?
Độ dài của một luận án có sự khác biệt tùy theo cấp độ học và quốc gia. Nhìn chung, một luận án ở bậc Đại học rơi vào khoảng 10.000-20.000 từ, bậc Thạc sỹ khoảng 15.000-20.000 từ và 50.000 từ hoặc hơn ở bậc Tiến sĩ.
Một cuộc bảo vệ luận án diễn ra như thế nào?
Ở một số cấp học cao (như ở bậc Tiến sĩ), bên cạnh việc nộp luận án, bàn còn phải tham gia một buổi bảo vệ trực tiếp trước các giáo sư có chuyên môn trong ngành. Ở một số nước, buổi bảo vệ này được gọi là “viva” (cách gọi tắt của cụm từ “viva voice”, trong tiếng Latinh có nghĩa là “live voice”)
Buổi bảo vệ kéo dài khoảng 2 tiếng này thường bắt đầu bằng phần trình bày ngắn của bạn về công trình. Sau đó, bạn sẽ phải tham gia phần phản biện, trả lời các câu hỏi của hội đồng.
Tôi có thể nhờ “người thân” nào để xin trợ giúp?
Luận án là cơ hội để bạn để những kỹ năng của mình tỏa sáng, vì thế, đừng thuê ai đó viết luận án của bạn hoặc gian lận bằng bất kỳ cách nào. Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhờ giảng viên, bạn bè hoặc gia đình xem qua bài luận nếu cảm thấy cần được góp ý. Và nên nhớ là ở bất kì giai đoạn nào của quá trình làm luận án, bạn luôn có giảng viên hướng dẫn để tìm đến.