Mô hình ponzi là gì

Mô hình Ponzi được xem như một mô hình lừa đảo khét tiếng được áp dụng lần đầu bởi Charles Ponzi. Ponzi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu chung vẫn là kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư – lừa đảo. Vậy mô hình Ponzi là gì? Tại sao đây lại là mô hình lừa đảo? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng DNSE tìm hiểu nhé.

Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là gì?

Charlies Ponzi là ai?

Charles Ponzi (1882) là người đầu tiên áp dụng mô hình lừa đảo này. Nhờ cú lừa thế kỷ này, chỉ trong vòng 2 năm (1919 – 1920) Ponzi đã “lừa” được 15 triệu USD – một con số khổng lồ của hàng vạn khách hàng vào thời điểm đó và làm 6 ngân hàng phá sản. Sau cú lừa ấy, Ponzi được coi như “ông tổ” của ngành tín dụng đa cấp lừa đảo theo phương pháp Ponzi.

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo bằng cách lấy tiền của người này trả lợi nhuận cho người khác. Để lôi kéo người tham gia, tổ chức thường đưa ra cam kết sẽ trả lãi cao cho người góp vốn. Cùng với đó, họ sẽ quảng cáo về khoản lợi tức khủng mà những người tham gia trước đã nhận. Điều này khiến những người bị lôi kéo động lòng rút ví. Khi đó, tổ chức càng huy động được nhiều vốn hơn.

Chủ của các mô hình Ponzi thường chọn các đối tượng là các nhà đầu tư mới còn “non và xanh” – những người ít kinh nghiệm, dễ bị dụ bởi những lợi nhuận trước mắt.

Tại Việt Nam, các mô hình huy động vốn dựa trên mô hình Ponzi được phát triển và biến tướng không ngừng khiến cho nhiều người bị lừa, gia đình nợ nần chồng chất.

Một số những thành viên trong mô hình Ponzi

  • Schemer: Được coi là “kẻ chủ mưu” thiết lập hệ thống và kêu gọi các nhà đầu tư đóng góp vốn. Họ xây dựng “thương hiệu cá nhân” là một doanh nhân thành đạt, có tài ăn nói, thuyết phục được người nghe.
  • Investors: những “con gà” bị chăn dắt bởi các schemer. Họ sẵn sàng bỏ tiền vào hệ thống và mong muốn có nhiều tiền từ những khoản lãi suất cao ngất ngưởng mà… không cần làm gì.
  • Ponzi Introducing Investor: là những người chỉ bỏ ra rất ít tiền, thậm chí là không bỏ bất cứ một đồng nào vào hệ thống. Họ lấy lợi nhuận từ việc giới thiệu được càng nhiều nhà đầu tư tham gia càng tốt. Số tiền mà các “chủ mưu” trả cho những người môi giới này được lấy từ chính khoản đầu tư của các “con gà” họ chăn được .

Mô hình Ponzi tồn tại được chỉ khi nguồn tiền được rót vào liên tục. Các Schemer liên tục tổ chức các hội thảo và truyền thông để lấy được niềm tin của các nhà đầu tư. Khi số lượng nhà đầu tư và số tiền đủ lớn, những kẻ đầu xỏ sẽ đào tẩu và mang đi tất cả tiền bạc, niềm hy vọng phát tài của vô số người. Những nhà đầu tư trắng tay, thua lỗ mà không biết lấy lại tiền ở đâu.

Dấu hiệu của mô hình Ponzi đa cấp lừa đảo

Những điểm bất thường để nhận biết lừa đảo
Những điểm bất thường để nhận biết lừa đảo

Hình thức lừa đảo Ponzi không biến mất sau khi Ponzi chết, nó đã thay đổi trở nên tinh vi hơn. Năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để tạo ra các báo cáo giao dịch giả mạo để tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

Dù có thay đổi tinh vi đến mức nào thì chúng vẫn có những điểm chung:

  • Cam kết mức lợi nhuận khủng với rủi ro thấp
  • Mức lợi nhuận ổn định không phụ thuộc vào thị trường
  • Một khi đã tham gia sẽ rất khó có thể rút khỏi tổ chức

So sánh mô hình Ponzi với mô hình kim tự tháp

Cùng xem hai mô hình này có gì giống và khác nhau

Mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp đang biến tướng ở Việt Nam gần đây có một số điểm giống và khác nhau:

Giống nhau

  • Là hình thức đa cấp
  • Người thành lập không mất vốn nhưng được nhiều tiền nhất
  • Những người bỏ tiền đầu tư càng lớn càng mất nhiều
  • Hệ thống sụp đổ khi Schemer ôm tiền bỏ trốn

Khác nhau

Mô hình kim tự thápMô hình PonziPhương thức hoạt độngPhí tham giaLợi nhuậnNguồn gốc lợi nhuậnSụp đổ

Kết luận

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về mô hình Ponzi là gì. Đây là một hình thức lừa đảo chuyên nghiệp theo hệ thống nên bạn cần hết sức tỉnh táo để không “sập bẫy”. Để biết thêm nhiều kiến thức về tài chính – chứng khoán, bạn hãy tiếp tục đón đọc nội dung mới trên DNSE nhé!