Hard cap là gì

Để đánh giá các dự án , các nhà đầu tư phải tính đến nhiều chỉ số khác nhau. Hai chỉ số nổi bật nhất là Hard Cap và Soft Cap của ICO. Mặc dù Soft Cap là số tiền tối thiểu mà các nhà phát triển huy động để ra mắt sản phẩm của họ, nhưng Hard Cap là số tiền tối đa mà nhóm phát triển nhận được từ việc bán các mã thông báo của họ trong giai đoạn huy động vốn.

Soft Cap và Hard Cap là gì?

Khi bạn tham gia ICO, IEO hay IDO thì Soft Cap và Hard Cap là 2 chỉ số trong hình thức gọi vốn của các dự án tiền điện tử.

Soft Cap và Hard Cap là gì

Soft Cap và Hard Cap là gì

Soft Cap là gì?

Soft Cap là số vốn tối thiểu của một dự án nào đó kêu gọi từ cộng đồng. Khi khởi tạo một dự án nào đó thì đội ngũ phát triển phải lên kế hoạch dự trù kinh phí tối thiểu để dự án hoạt động và từng giai đoạn của dự án. Mỗi giai đoạn đều cần thiết 1 lượng Soft Cap cố định. Trong trường hợp dự án không kêu gọi được Soft Cap từ cộng đồng thì họ có thể trả lại tiền cho nhà đầu tư hoặc là họ tiếp tục phát triển với số tiền huy động được.

Về hình thức, Các dự án muốn kêu gọi Soft Cap thường phải có Roadmap, kế hoạch phát triển dự án của mình một cách chi tiết để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn và chấp nhập đem tiền đi đầu tư vào dự án.

Hard Cap là gì?

Hard Cap là số lượng token tối đa có thể được bán. Ngược lại với Soft Cap, Hard Cap đề cập đến việc số tiền huy động được tối đa từ vòng gọi vốn. Khi các chiến dịch gọi vốn đạt Hard Cap thì đồng nghĩa với việc token đã bán hết trong vòng gọi vốn. Cũng giống như Soft Cap, khi đội ngũ phát triển dự án thì phải lên kế hoạch cho việc sử dụng Hard Cap để làm gì và họ phải cân nhắc giữa việc gây quỹ và giá trị của token khi được bán quá nhiều.

3 lý do quan trọng khiến tiền mã hóa cần có Hard Cap

Trong các vòng ICO hay IEO thì Hard Cap được chú ý nhiều Soft Cap hơn bởi vì 3 lý do sau đây:

Sự khan hiếm của token: Nếu không có Hard Cap đồng nghĩa với việc thiếu cơ chế kiểm soát. Nghĩa là token được tạo ra không có giới hạn trên thị trường, điều này dẫn đến lạm phát cực độ của token đó và hậu quả cuối cùng là token đó sẽ mất giá trị.

Hard Cap gắn liền với Roadmap: Khi huy động vốn thì đội ngũ phát triển phải chứng tỏ và khẳng định kế hoạch phát triển của họ. Nếu Roadmap không cụ thể thì khó có thể thu hút nhà đầu tư và không thể đạt mức Hard Cap.

Giá trị nội tại: Với một dự án không đạt được Soft Cap và dự án đạt Hard Cap thì bạn sẽ cảm thấy dự án Hard Cap đáng tin hơn và được chú ý từ cộng động nhiều hơn. Điều này cũng thể hiện được giá trị nội tại của dự án.

Đánh giá các dự án ICO thông qua Soft Cap và Hard Cap

Nếu bạn nhận thấy Soft Cap và Hard Cap của một dự án nào đó cao bất thường hơn các dự án còn lại thì có thể tìm hiểu sâu hơn về đội ngũ vì nó có thể liên quan đến vấn đề tính toán và khả năng gọi vốn của dự án

Roadmap là yếu tố quan trọng nhất trong Soft Cap và Hard Cap. Bạn phải hiểu rõ lộ trình phát triển của dự án để có thể theo sát số tiền mình đã đầu tư. Việc đầu từ cũng giống như góp vốn vào công ty, bạn cần kiểm tra xem công ty đã phát triển đúng như định hướng hay chưa.

Lời kết

Soft Cap và Hard Cap không chỉ là đề gây quỹ mà nó là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản. Nếu bạn thuộc trường phái phân tích cơ bản thì không thể bỏ qua các thông tin Soft Cap và Hard Cap của dự án. Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng ICOViet nhé!Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định.

Hãy tham gia kênh, nhóm của ICOViet để có thể cập nhật liên tục thông tin từ thị trường nhé: