Defi 2.0 là gì

Đã gần 2 năm kể từ năm 2020, thời điểm “mùa hè DeFi” bùng nổ, có rất nhiều dự án DeFi cực kì thành công như Uniswap, AAVE, Yearn Finance, DAO Maker… và TVL của các dự án DeFi đã đạt ATH với gần 223 tỷ đô. Tuy nhiên, các tài sản này chưa được sử dụng 1 cách tối ưu, chúng bị khóa và không có sự luân chuyển.

Do đó, việc phát triển 1 xu hướng DeFi mới có thể tận dụng được dòng tiền này. Đồng thời khắc phục những điểm còn chưa tốt của DeFi hiện đang được cộng đồng rất kỳ vọng và nó gọi là DeFi 2.0.

Vậy DeFi 2.0 là gì? Nó ​​sẽ giải quyết vấn đề gì so với DeFi 1.0? Liệu đây có phải là tương lai của tài chính phi tập trung hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

DeFi 2.0 là gì?

DeFi 2.0 là tổng hợp các giải pháp nhầm nâng cấp và khắc phục các điểm hạn chế của DeFi ban đầu. DeFi cho phép người dùng truy cập và sử dụng dApps mọi lúc, mọi nơi mà không chịu sự kiểm soát nào.

Tuy nhiên, Defi 1.0 nó vẫn có nhiều điểm yếu, đó là lý do tại sao sự ra đời DeFi 2.0 là tất yếu.

Cung cấp thanh khoản (LP) là 1 hoạt động chính trong DeFi 1.0, cho phép người dùng kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản các cặp token trên Dapps. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ giá của các token thay đổi, nhà đầu tư có nguy cơ mất tiền hay còn gọi là tổn thất tạm thời (impermanent-loss).

Giao thức DeFi 2.0 có thể giải quyết vấn đề trên và sẽ mở ra được nhiều tiềm năng mới hơn cho người dùng cũng như các cơ hội mới cho các bên tham gia.

Những hạn chế của DeFi 1.0

Trước khi đi sâu hơn vào các ứng dụng DeFi 2.0, hãy cùng làm rõ các vấn đề mà nó đang cố gắng giải quyết là gì? Các hạn chế nổi bật của DeFi gồm:

  • Khả năng mở rộng – Scalability: chi phí cho 1 giao dịch đắt đỏ; tốc độ giao dịch chậm dẫn đến thời gian chờ lâu gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
  • Thanh khoản – Liquidity: Thanh khoản được xem là dòng máu của bất cứ thị trường giao dịch nào, và với DeFi lượng thanh khoản nhìn chung còn thấp và chưa được tận dụng tốt.
  • Sự tập trung – Centralization: Hiện tại, nhiều dự án quyền lực vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ thường là đội dev hoặc các cá mập lớn.
  • Tính bảo mật – Security: Trong năm vừa qua, chúng ta đã thấy hàng chục vụ hack từ các nền tảng lớn cho đến nhỏ. Vì vậy, tính bảo mật của các dự án vẫn chưa được coi trọng.
  • Oracle Attack: DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle để lấy các thông tin bên ngoài, tuy nhiên nhiều dự án không tích hợp hoặc chọn các bên không đủ tốt. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ tấn công điển hình là flash loan.
  • Hiệu quả sử dụng vốn – Capital Efficiency: Hiện tại, có một lượng lớn tài sản bị lock trong các giao thức và vẫn chưa được tận dụng, điều này mở ra nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cho DeFi.

DeFi 2.0 giải quyết những hạn chế như thế nào?

Tăng khả năng mở rộng

Hiện nay rào cản lớn nhất để người dùng tham gia DeFi là phí giao dịch cao và tốc độ xử lý giao dịch chậm, đặc biệt là trên Ethereum.

Để giải quyết các vấn đề này, các blockchain Layer 1 nhanh và rẻ như Solana, Avalanche, Near đang phát triển hệ sinh thái DeFi của riêng mình. Các cross-chain bridge giúp đưa tài sản từ blockchain này sang blockchain khác một cách dễ dàng, giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn các nền tảng khác nhau.

Tăng cường phi tập trung thông qua DAO

Người dùng đến với các ứng dụng DeFi, ngoài lợi nhuận còn có sự tự do và không phải phụ thuộc vào các bên thứ ba, không bị kiểm soát. Tuy nhiên, có rất nhiều dự án hiện tại vẫn bị quản trị bởi một nhóm nhỏ.

Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) xuất hiện ngày nhiều, nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung và đề xuất những ý tưởng sáng tạo.

Xem ngay: DAO là gì? Tìm hiểu khái niệm và ứng dụng thực tế của DAO

DeFi 2.0 hướng đến 1 DAO hoàn thiện hơn, tập trung vào cơ chế quản trị và tận dụng sức mạnh phi tập trung của cộng đồng.

Tính thanh khoản

Thanh khoản được trải rộng trên các blockchain và nền tảng khác nhau dẫn đến bị phân tách. Thanh khoản luôn bị khóa lại và không thể được sử dụng ở nơi khác, gây nên sự kém hiệu quả về vốn.

Thanh khoản không bền vững, các dự án đổi token gốc của mình để lấy nguồn thanh khoản từ người dùng với APY cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, lòng tham thúc đẩy người dùng đến với một dự án, staking và vắt kiệt reward, sau đó qua dự án khác.

Dự án OlympusDAO đã giải quyết vấn đề trên bằng cách mua lại LP của người dùng và sở hữu chúng, tránh việc bị người dùng rút thanh khoản.

Cách đầu tư vào Defi 2.0

Có khá nhiều cách để đầu tư, mình sẽ liệt kê một số cách thường thấy nhất để mọi người có thể tham khảo gồm: Mua token, sử dụng các giao thức Defi,…

Mua token

Đây chắc chắn là một các tốt nhất và đơn giản nhất cho việc đầu tư của bạn. Bạn chọn dự án và mua token rồi hold. Giá của token tăng thì khoản đầu tư của bạn cũng tăng lên.

Một số dự án nổi bật hiện này như: Olympus DAO, Abracadabra Money, Alchemix, Curve, Convex,..

*Lưu ý: Chỉ một số mình liệt kê, còn khá nhiều nữa nhưng danh sách mình nêu để cho các bạn tham khảo nên hãy lưu ý và cân nhắc khi có quyết định đầu tư nhé.

Olympus DAO

Olympus DAO là một giao thức DeFi sử dụng tài sản dự trữ để hỗ trợ việc phát hành và giá trị của token OHM. Người dùng sẽ stake token OHM của họ và nhận OHM mới từ phần thưởng rebase hoặc giao dịch các tài sản khác nhau để đổi lấy OHM chiết khấu.

Olympus

Bonding là một trong những công cụ chính cho phép dự án sở hữu tính thanh khoản của riêng mình. Olympus sẽ bán token của chính mình (OHM) với giá chiết khấu để đổi lấy các tài sản khác. OHM chiết khấu này được lock trong vòng 5 ngày sau đó mới được unlock cho người mua.

Các tài sản này được làm thanh khoản cho giao thức từ đó Olympus sẽ sở hữu thanh khoản của chính mình. Điều này giúp giảm tình trạng farm xong xả và tạo ra một nguồn thanh khoản bền vững.

Abracadabra

Abracadabra Money là một dự án về mảng lending đa chuỗi giúp cho người dùng tối ưu hoá khả năng sinh lợi nhuận đối với các token đã bị khóa trong các Vault.

Abracadabra defi 2.0

Dự án sử dụng các yield token như yvYFI, yvUSDT hay yvUSDC của Yearn.Finance làm tài sản thế chấp để đúc token Magic Internet Money (MIM) – 1 stablecoin phi tập trung được gắn với đồng USD. Ngoài ra còn có token SPELL là token quản trị của hệ sinh thái và mang lại lợi nhuận lớn cho người dùng thông qua việc staking.

Nền tảng này cho phép người dùng điều chỉnh tỷ lệ tài sản thế chấp của họ một cách tự do, tăng hiệu quả sử dụng vốn và thu lợi nhuận.

Alchemix

Alchemix là dự án tương tự như MakerDAO, cho phép người dùng staking tài sản của mình để khai thác lợi nhuận và mint ra 1 token tài sản tổng hợp Synthetix tương ứng với khoản nợ đã thế chấp.

alchemix defi 2.0

Người dùng vừa khai thác lợi nhuận bằng các hoạt động staking, vừa kiếm được lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản tổng hợp Synthetix nhận được thông qua việc mua cao bán thấp trên nền tảng.

Ngoài ra, dự án có hệ thống DAO phân quyền cho toàn bộ những người dùng sở hữu token ALCX. Alchemix đang có kế hoạch mở rộng số lượng các loại tài sản thế chấp.

Sử dụng các giao thức Defi

Sử dụng các nền tảng defi hay nói cách khác là các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApp). Ngoài việc hold thì bạn vẫn tận dụng được khoản vốn của mình để tạo lợi nhuận đó là sử dụng các giao thức defi với các tính năng khác nhau như: yield farming, lending, liquidity mining, staking,…

Tổng kết

Bài viết trên đã chia sẻ về DeFi 2.0 là gì cũng như 1 số giao thức mới giải quyết các hạn chế của DeFi 1.0. Các bạn nghĩ gì về tiềm năng phát triển của DeFi 2.0 trong tương lai? Hãy để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé!

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ BTA nhé.