Tìm hiểu về Bitcoin và tiền điện tử (tiền ảo) | XTB

Nội dung bài giảng:

  • Bitcoin là gì và những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin
  • Công nghệ Blockchain nào đứng đằng sau tiền điện tử
  • Các lựa chọn thay thế Bitcoin hay còn gọi là các đồng tiền thay thế

Từng được coi như một loại hình khác của xổ số, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác giờ đây dường như đang trở thanh tài sản hợp pháp để giao dịch trong danh mục đầu tư. Có thể so sánh cuộc cách mạng kỹ thuật số này với các cơn sốt vàng của thế kỷ 19, với các giá trị tăng vọt khi mối quan tâm đối với chúng tăng lên trên toàn cầu. Nhưng chính xác thì tiền điện tử là gì và làm thế nào bạn có thể tham gia vào sự bùng nổ công nghệ này mà không có kiến thức chuyên môn về Công nghệ thông tin (CNTT)? Bạn phải biết gì về những tài sản bí ẩn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài giảng này.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện tử. Không giống như các loại tiền tệ vật chất truyền thống, như đô la hoặc euro, Bitcoin không được in ra. Thay vào đó, Bitcoin được sản xuất bởi những người sử dụng máy tính trên khắp thế giới, sử dụng phần mềm để giải quyết các vấn đề toán học.

Một sự khác biệt đáng kể khác giữa tiền điện tử và tiền thật là ngân hàng. Mục tiêu nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là tạo ra sự ổn định tiền tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Bitcoin không tồn tại. Nguyên nhân của việc này là do tự bản thân Bitcoin đã là một ngân hàng. Có một sổ thanh toán độc lập cung cấp thông tin về trạng thái sở hữu của tất cả người dùng và lịch sử giao dịch giữa họ. Hơn nữa, số lượng Bitcoin là có hạn. Điều này cũng hạn chế vai trò của tổ chức giám sát. Chúng ta hãy xem cách thức hoạt động của Bitcoin.

Trong khi các Ngân hàng Trung ương có thể in nhiều tiền hơn khi họ muốn, Bitcoin có số lượng hữu hạn: đến năm 2140 sẽ có 21.000.000 bitcoin được lưu hành. Vì vậy, tương tự như Vàng, nguồn cung của Bitcoin là có hạn. Hơn nữa, lượng Bitcoin được lưu hành như một phần thưởng dành cho những người “đào Bitcoin” giảm theo quy tắc đã được định trước. Cứ mỗi 210.000 khối (trong khoảng 4 năm), phần thưởng dành cho người đào Bitcoin lại giảm đi một nửa. Lúc ban đầu con số này là 50 BTC, sau đó là 25 BTC và vào ngày 10/08/2017 phần thưởng là 12,5 BTC. Những người tiên phong trong việc khai thác Bitcoin có thể kiếm được nhiều nhất, với chi phí thấp nhất. Hiện tại có khoảng 16.500.000 Bitcoin đang lưu hành. Do đó, chỉ còn lại 4.500.000 BTC có thể được khai thác và nguồn cung trong lưu thông sẽ giảm dần, đây là một yếu tố giảm phát quan trọng đối với loại tiền điện tử này.

Công nghệ Blockchain – “xương sống” của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác

Cách thức mà Bitcoin được mã hóa là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực CNTT – đó chính là công nghệ “Blockchain”.

Để dễ minh họa, bạn hãy tưởng tượng công nghệ này như một tòa tháp được tạo thành từ các khối lập phương. Tòa tháp tượng trưng cho trạng thái hiện tại của các tài khoản tiền điện tử (mỗi tài khoản đã nhận được bao nhiêu) mà mọi người dùng Bitcoin nhìn thấy. Mỗi khối mới sẽ chứa thông tin về tất cả các giao dịch mới sẽ thay đổi trạng thái tài khoản hiện tại.

Một khối mới, để phù hợp với cấu trúc của tòa tháp, phải được mã hóa và khớp vào theo cách thích hợp. Khi điều này xảy ra, khối mới sẽ được gắn vào tháp và kết quả là các giao dịch mới sẽ được hoàn thành. Bitcoin trên hệ thống sẽ được chuyển giao giữa những người dùng.

Nếu có ai đó cố gắng loại bỏ hoặc thay thế một khối từ dưới đáy của tháp, toàn bộ cấu trúc sẽ bị phá hủy, bởi vì mỗi khối trong tháp có cùng thông tin từ khối trước được mã hóa trong đó. Thay thế một khối bằng thông tin khác (mật mã khác) sẽ dẫn đến việc nó không khớp với khối trước đó và ngắt kết nối tất cả các khối theo sau nó. Do đó, thông tin trong tòa tháp này sẽ được coi là không đúng sự thật. Đó là lý do tại sao công nghệ blockchain có thể được coi là thành tựu trong lĩnh vực bảo mật.

Nếu vậy thì ai đang mã hóa các khối tiếp theo cho tòa tháp? Và quá trình này diễn ra như thế nào? Những người là người viết mật mã được gọi là “miner” hay “thợ mỏ” – là những người khai thác Bitcoin. Họ sử dụng phần mềm tiên tiến để khai thác và trích xuất Bitcoin. Lý do tại sao người ta lại dùng thuật ngữ “thợ mỏ” của ngành khai thác khoáng sản, là vì Bitcoin được ví như một mỏ vàng, mỗi đồng Bitcoin chính là phần thưởng cho việc mã hóa các giao dịch tiếp theo cho các thợ mỏ. Theo cách này, Bitcoin mới được tạo ra và đưa vào lưu thông. Tại thời điểm này, các công cụ “khai thác” là những máy tính đắt tiền và phức tạp với sức mạnh vi xử lý rất cao. Như bạn có thể thấy, Bitcoin là một tài sản phức tạp và là chương mới trong lịch sử thị trường tài chính.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin?

Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn Bitcoin hết và không còn gì để khai thác? Tại sao các thợ mỏ lại dành ra năng lực của họ để duy trì việc khai thác? Hiện tại, phần thưởng cho các thợ mỏ là chi phí giao dịch, và trong tương lai đây sẽ là tổng lợi nhuận của các thợ mỏ. Nhưng liệu khoản phí này có đủ để các thợ mỏ trang trải chi phí cho công cụ và thu nhập chính cho họ không?

Vấn đề đầu tiên và cũng yếu tố quan trọng nhất – chi phí cho việc khai thác, phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Chi phí năng lượng và các nguồn năng lượng đã sử dụng (giá điện, nguồn năng lượng tái tạo, v.v.)
  • Phát triển công nghệ máy tính mới (giảm mức tiêu thụ hiện tại).
  • Tăng trưởng nhu cầu về sức mạnh tính toán

Với sự phổ biến ngày càng tăng, nhu cầu về sức mạnh tính toán ngày càng tăng cũng có thể làm tăng giá trị của Bitcoin. Như đã nói, số lượng Bitcoin là có hạn. Với nguồn cung ổn định, nhu cầu tăng có thể kết thúc bằng việc tăng giá Bitcoin. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đáng xem xét. Ví dụ: nếu căng thẳng địa chính trị tăng lên hoặc các nhà giao dịch mất niềm tin vào các loại tiền tệ truyền thống, Bitcoin có thể lên giá. Tiền điện tử là một sản phẩm mới và mang tính cách mạng, do đó, rất có thể các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó sẽ thay đổi theo thời gian.

Các loại tiền điện tử khác

Ngoài ra, một số loại tiền điện tử khác đang ngày càng trở nên phổ biến. Thành công của Bitcoin đã dẫn đến sự phát triển của nhiều loại tiền điện tử khác, thường được gọi là loại tiền thay thế (altcoin). Hầu hết các altcoin này đều tự cung cấp dựa trên giao thức Bitcoin và đều rất thú vị theo cách riêng. Hầu hết các đồng trong số này vẫn còn rẻ và dễ dàng hơn để mua hoặc khai thác. Sau đây các altcoin phổ biến nhất:

  • Litecoin – giống như hầu hết các altcoin, nó dựa trên giao thức Bitcoin, nhưng được thiết kế để đảm bảo rằng việc khai thác rẻ hơn và dân chủ hơn nhiều so với BTC.
  • Ethereum – còn được gọi là Bitcoin 2.0, là một sự thay thế cho Bitcoin. Giá đồng Ethereum đã tăng mạnh khi một số vấn đề với BTC xảy ra và khi một bản cập nhật của hệ thống của nó được công bố. Việc sau này giúp thanh toán Ethereum cũng dễ dàng hơn và nhanh hơn.
  • Ripple – một loại tiền điện tử ngang hàng (P2P) mã nguồn mở cung cấp tất cả các tính năng tương tự như Bitcoin nhưng cũng có các khả năng nâng cao khác, bao gồm các giao dịch tức thời.

Trong khi Bitcoin vẫn là loại tiền điện tử phổ biến nhất, Ethereum, Ripple, Litecoin và các loại khác vẫn đang phát triển. Tiền điện tử là một cuộc cách mạng tài chính với nhiều tính năng và nhiều thay đổi sắp tới.

Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.

Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết quả trong tương lai. Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.