Các nhà đầu tư thường thực hiện các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật là một phương pháp được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch
bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch như chuyển động giá và khối lượng. Có một chiến lược phù hợp cho việc đầu tư và kỹ năng phân tích tình hình thị trường là một yếu tố cần thiết để bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính.
Trong bài viết này:
- Phân tích kỹ thuật là gì
- Các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản
- Cách áp dụng phân tích kỹ thuật
Các nhà đầu tư thường thực hiện các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật là một phương pháp được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch
bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch như chuyển động giá và khối lượng. Có một chiến lược phù hợp cho việc đầu tư và kỹ năng phân tích tình hình thị trường là một yếu tố cần thiết để bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính.
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích biểu đồ được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa trong tương lai. Vậy phân tích kỹ thuật khác với phân tích cơ bản như thế nào? Cả hai đều cách tiếp cận hầu như khác nhau về tất cả các khía cạnh.
Phân tích cơ bản không phải là phân tích dễ dàng nhất vì trong trường hợp một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, phương pháp bao gồm thông tin về môi trường toàn cầu, kinh tế vĩ mô, khu vực và ngành, cũng như các báo cáo do công ty công bố.
Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích kỹ thuật, bạn chỉ quan tâm đến chuyển động của giá và cách giá di chuyển hay hoạt động như thế nào trong quá khứ. Nhờ thông tin này, bạn có thể xác định chuyển động có thể xảy ra trong tương lai của giá, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác của công ty.
Phương pháp phân tích kỹ thuật dựa trên 3 nguyên tắc chính:
- Giá thị trường luôn biến động – giá luôn xem xét tất cả thông tin có sẵn về một chứng khoán cụ thể, cũng như hoàn cảnh kinh tế vi mô và vĩ mô và các yếu tố chính trị và kinh tế.
- Giá di chuyển theo xu hướng – giá tuân theo các xu hướng cụ thể (tăng, giảm, ngang) cho đến khi có các tín hiệu rõ ràng cho thấy sự đảo ngược xu hướng.
- Lịch sử luôn lặp lại – phân tích kỹ thuật tập trung vào việc dự đoán biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử, giả định này dựa trên sự lặp lại của các mẫu nhất định theo thời gian
Các dạng biểu đồ
Khi phân tích biểu đồ của các công cụ tài chính riêng lẻ, các nhà đầu tư thường xử lý ba loại biểu đồ – đường (line), thanh (bar) và hình nến (candlestick). Biểu đồ đường là công cụ cơ bản nhất để thể hiện biến động giá, biểu đồ này chứa ít thông tin nhất nhưng lại dễ đọc nhất. Nó thường được sử dụng nhất khi phân tích các xu hướng dài hạn.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Biểu đồ thanh và biểu đồ nến chứa nhiều thông tin hơn biểu đồ đường. Cả thanh và nến đều hiển thị giá mở cửa của một khoảng thời gian nhất định, giá đóng cửa, cũng như phạm vi biến động giá diễn ra tại một thời điểm cụ thể. Vì lý do này, biểu đồ thanh và biểu đồ hình nến thường được sử dụng để tiến hành phân tích kỹ thuật.
Ví dụ biểu đồ thanh. Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Biểu đồ nến. Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Xu hướng
Định nghĩa về một xu hướng có thể được giải thích bằng những thuật ngữ đơn giản nhất rằng nó là một hướng chung thể hiện sự phát triển hoặc thay đổi.
- Nếu người mua có lợi thế – thị trường đang có xu hướng tăng
- Nếu người bán có lợi thế – thị trường đang có xu hướng giảm
- Nếu hai lực lượng của thị trường cân bằng lẫn nhau, xu hướng đi ngang đang diễn ra
Xu hướng tăng xảy ra khi biểu đồ hiển thị một chuỗi các mức đỉnh và đáy cao hơn.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Xu hướng giảm xảy ra khi biểu đồ hiển thị một chuỗi các mức đỉnh và đáy thấp hơn.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Nếu thị trường đang có xu hướng đi ngang, các mức giá sẽ di chuyển không rõ ràng trên biểu đồ và không thể xác định phạm vi giao dịch của giá.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản
Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu và học phương pháp phân tích kỹ thuật và áp dụng kiến thức vào chiến lược đầu tư với một vài nguyên tắc và công cụ cơ bản. Bước đầu tiên là làm quen với các thuật ngữ cơ bản.
Mô hình nến
Biểu đồ hình nến được chia thành hai loại: mô hình đảo chiều và mô hình duy trì xu hướng, các biểu đồ này giúp bạn nhận biết những điểm ngoặt (turning point) hoặc tín hiệu xu hướng sẽ tiếp tục. Các biểu đồ hình nến thường được sử dụng cho các phân tích thị trường trong ngắn hạn và dài hạn.
Các mô hình nến xu hướng tiếp diễn thường gặp nhất:
Mô hình tăng giá/giảm giá 3 bước:
Mô hình tăng giá 3 bước – mô hình nến xác nhận sự tiếp tục của xu hướng tăng. Cây nến cao được theo sau bởi một nhóm các thân nến nhỏ cho thấy có một vài kháng cự trong xu hướng hiện tại. Những cây nến này thường có màu đỏ nhưng quan trọng nhất, tất cả các thân nến nằm trong phạm vi dao động của thanh nến xanh cao đầu tiên và các bóng nến cũng nằm trong phạm vi này. Mức mở cửa của cây nến cuối (thường là cây thứ năm liên tiếp) cao hơn mức đóng cửa của ngày điều chỉnh trước đó và đóng cửa ở mức mới – mức cao nhất.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Mô hình giảm giá 3 bước – xu hướng giảm trên thị trường được xác nhận qua sự hình thành của cây nến đỏ dài. Trong 3 phiên tiếp theo, các nến có thân thấp hơn, thường báo hiệu sự đảo ngược của xu hướng hiện tại, được hình thành. Sẽ tốt hơn nếu các thân nến của đợt điều chỉnh này là nến màu xanh. Thân của tất cả các thân nến này vẫn nằm trong phạm vi của thân nến đỏ đầu tiên. Thân nến bắt đầu và thân nến cuối cùng của mô hình này nên diễn ra gần mức đóng cửa của phiên trước và đóng cửa ở mức thấp nhất.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Các mô hình đảo chiều xu hướng phổ biến nhất:
- Mô hình giá nhấn chìm tăng/giảm
- Mô hình búa (hammer)
- Mô hình sao băng (shooting star)
- Mô hình sao mai/sao hôm (morning/evening star)
Mô hình giá nhấn chìm tăng/giảm
Nguồn: xStation
Mô hình nến sao băng (shooting star)
Nguồn: xStation
- Bóng nến trên dài gấp đôi thân nến
- Thân nến xanh/nến đỏ nhỏ
- Không có bóng nến dưới / bóng nến dưới nhỏ
- Tín hiệu Sell bắt đầu sau khi giá tăng (xu hướng tăng kết thúc)
Mô hình búa (hammer)
- Tín hiệu BUY xuất hiện sau khi giá giảm (xu hướng giảm kết thúc)
- Không có bóng nến trên
- Thân nến xanh/nến đỏ nhỏ
- Bóng nến dưới dài gấp đôi thân nến
Nguồn: xStation
Các ví dụ thực tế của biểu đồ nến
Trong biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy một số ví dụ về các mẫu hình nến được mô tả ở trên. Vòng tròn màu xanh lá cây đầu tiên là một mô hình nhấn chìm tăng giá và vòng tròn màu xanh lá thứ hai là mô hình hình búa tăng. Vòng tròn màu đỏ đầu tiên cho thấy mô hình nhấn chìm giảm giá trong khi hình tròn thứ hai là mô hình sao băng.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Mô hình giá
Mô hình giá là các biểu đồ cụ thể có thể được nhìn thấy trên biểu đồ trong bất cứ khung thời gian nào. Các mô hình này cho phép các nhà đầu tư xác định điểm ngoặt trên thị trường hoặc xu hướng nào đó có tiếp diễn hay không. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để xác định phạm vi biến động giá sau khi một mô hình nào đó được xác nhận.
Các mô hình tiếp diễn xu hướng thường gặp:
Các mô hình giá phổ biến nhất:
- Mô hình cờ (flag)
- Mô hình tam giác (triangle)
Ví dụ của mô hình giá tam giác
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Các mô hình đảo ngược xu hướng thường gặp:
- Mô hình hai đỉnh (double top)
- Mô hình hai đáy (double bottom)
- Mô hình vai đầu vai (head and shoulders)
Ví dụ về mô hình vai đầu vai
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Ví dụ về mô hình hai đáy
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Đường trung bình động (đường MA)
Một công cụ phân tích kỹ thuật thường được sử dụng khác là đường trung bình động. Đây là một trong những chỉ báo đơn giản nhưng thường tạo ra những tín hiệu rất tốt. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu cài đặt thông số chính phù hợp. Ví dụ khi có một xu hướng mạnh trên thị trường, đường trung bình ngắn hạn sẽ hoạt động tốt hơn. Theo quy tắc chính, miễn là giá nằm trên mức trung bình, bạn có thể kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Mặt khác, nếu giá duy trì dưới mức trung bình thì xu hướng giảm sẽ chiếm ưu thế. Trong ví dụ dưới đây, giá bật ra khỏi mức trung bình và xu hướng tăng vẫn tiếp tục.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Đường xu hướng
Đường xu hướng là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản nhất. Ví dụ dưới đây cho thấy một xu hướng tăng với đường xu hướng đi theo các mức thấp cục bộ. Theo quy luật chung, miễn là giá vẫn nằm trên đường này, người ta nên kỳ vọng xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, việc phá vỡ mức thấp hơn (mũi tên màu đỏ), có thể báo trước một sự thay đổi xu hướng tiềm năng.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Các mức Fibonacci thoái lui
Khi sử dụng các công cụ Fibonacci, bạn có thể đo phạm vi của các xung động và hiệu chỉnh riêng lẻ. Các mức thoái lui Fibonacci là các đường nằm ngang cho thấy các mức hỗ trợ và kháng cự có thể xảy ra khi giá đảo chiều. Trong ví dụ dưới đây, một xung hướng đi xuống đã được xác định. Động thái điều chỉnh lần đầu tiên kiểm tra mức thoái lui 38,2%, trước khi di chuyển thấp hơn xuống mức thoái lui 61,8%. Tại thời điểm này, đà giảm đã biến mất và giá quay trở lại xu hướng giảm chính.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Quỹ đạo thị trường – Cấu trúc 1:1 / Cấu trúc Overbalance
Một phương pháp phân tích biểu đồ khác được gọi là quỹ đạo thị trường. Điều thường xảy ra là các đợt điều chỉnh đi xuống cũng như các xung lực đi lên trong một xu hướng nhất định có cùng phạm vi hoặc rất giống nhau. Do đó, cấu trúc này có thể được sử dụng để tham gia vào xu hướng thịnh hành sau khi điều chỉnh hoặc để ghi nhận lợi nhuận trong một bước ngoặt tiềm năng
Ví dụ về liên kết xu hướng hiện tại
Ví dụ dưới đây cho thấy giá đã duy trì trong phạm vi điều chỉnh giảm đầu tiên trong một thời gian dài. Mỗi lần giới hạn dưới của cấu trúc 1:1 được kiểm tra (hình chữ nhật màu tím), sẽ có một sự phục hồi và giá chạm mức cao cục bộ mới.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Nếu bạn có các vị thế mua (mua) dài trong danh mục đầu tư của mình và thị trường phản ứng với giới hạn trên của cấu trúc 1:1 từ xung lực đi lên trước đó, thì mức này có thể được sử dụng để xác định mức chốt lời hoặc đóng một phần vị thế. Thông thường, các điểm cực trị cục bộ có thể được xác định với sự trợ giúp của quỹ đạo, điều này đặc biệt hữu ích trong giao dịch trong ngày.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Các vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
Các vùng hỗ trợ và kháng cự đơn giản là các vùng nằm ngang được đánh dấu bởi các phản ứng giá trước đó. Trong trường hợp xu hướng hiện tại là tăng, một đợt phá vỡ lên trên mức cao gần đây sẽ tạo ra một vùng phản ứng giá, được xem là vùng hỗ trợ. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng nguyên lý đảo chiều – sau khi phá vỡ mức kháng cự, mức này sẽ đóng vai trò là mức hỗ trợ.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Bạn cũng có thể gặp tình huống tương tự trong xu hướng giảm. Trong trường hợp giá phá vỡ dưới mức thấp gần đây (mức thấp cục bộ), thì mức này sẽ hoạt động như một ngưỡng kháng cự trong tương lai. Điều này được thể hiện trong ví dụ dưới đây.
Nguồn: xStation5
Xin lưu ý rằng dữ liệu trình bày ở trên đề cập đến hiệu suất trong quá khứ và không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu về phân tích kỹ thuật qua video clip đối tác XTB
Tóm tắt
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp tốt để phân tích thị trường, nhưng các nhà đầu tư phải nhớ rằng không có chỉ báo kỹ thuật nào là hoàn hảo. Không có phương pháp nào cho tín hiệu chính xác 100%. Các nhà giao dịch nên lưu ý rằng các tín hiệu từ các chỉ số đôi khi có thể gây hiểu lầm. Tuy nhiên, một phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng tốt chắc chắn có thể cải thiện lợi nhuận của bạn.
Mặc dù có những lợi thế rõ ràng, nhưng các nhà đầu tư phải lưu ý rằng phân tích kỹ thuật không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Điều này là do thực tế là loại phân tích này chỉ dựa trên dữ liệu lịch sử, tức là những gì đã xảy ra và không bao giờ đưa ra sự chắc chắn về cách thị trường sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.
Trong một số trường hợp, bạn có thể nhận được các tín hiệu trái chiều, hai chỉ báo khác nhau sẽ cung cấp thông tin trái ngược nhau; nghĩa là một chỉ báo có thể hiển thị tín hiệu BUY trong khi chỉ báo kia sẽ hiển thị tín hiệu SELL. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong các quyết định giao dịch.
Ngoài ra, phân tích kỹ thuật không bao gồm các sự kiện thị trường bất ngờ khác nhau hoặc thông tin quan trọng sẽ được công bố rộng rãi và có thể ảnh hưởng lớn đến xu hướng phổ biến.
Do đó, các nhà giao dịch nên dành một chút thời gian và nỗ lực để suy nghĩ về cách tốt nhất để xử lý mọi thứ nếu thị trường quay lưng lại với họ.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu rõ.
Nội dung này được soạn thảo bởi một bên thứ ba với sự nghiên cứu và hiểu biết của tác giả và chỉ được cung cấp cho thông tin chung và mục đích đào tạo. Mọi ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc một khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.
Đầu tư CFD dùng đòn bẩy sẽ có rủi ro đáng kể. Hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu rõ.
Nội dung này được soạn thảo bởi một bên thứ ba với sự nghiên cứu và hiểu biết của tác giả và chỉ được cung cấp cho thông tin chung và mục đích đào tạo. Mọi ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc một khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.
Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.