Máy có thể tách được chất lỏng hoặc chất rắn lẫn bên trong chất lỏng. Một số máy có khả năng tách hàng loạt chất. Đây là thiết bị được dùng trong nhiều lĩnh vực như hóa học, sinh học, vật lý, dược phẩm, y tế hay ngay cả việc xử lý nước thải, chế biến thực phẩm chức năng…
Công Ty TNHH – Xây Dựng Cơ Khí Chế Tạo Máy Miền Nam giới thiệu đến bạn chiếc máy ly tâm để giúp bạn trong công đoạn tách hỗn hợp, nghiên cứu các mẫu cần thiết.
1. Giới thiệu sơ lược về thiết bị phòng thí nghiệm máy ly tâm
Máy ly tâm là dòng máy gì?
Máy ly tâm phòng thí nghiệm là một thiết bị xoay xung quanh một trục cố định với tốc độ cao giúp tách các loại vật liệu trong hỗn hợp ra thành từng phần riêng biệt.
Máy vận hành bởi động cơ và sử dụng lực ly tâm, thông qua chuyển động quay của động cơ để tác động đến hỗn hợp, từ đó bóc tách các thành phần của hỗn hợp. Các chất được tách ra sẽ lắng lại trong các ống, sau đó chúng sẽ được lấy ra ngoài.
Thông số kĩ thuật cuả máy ly tâm phòng thí nghiệm
- Nguồn điện: 110V/60Hz hoặc 230V/50-60Hz (tùy chỉnh theo yêu cầu)
- Công suất: 40W
- Tốc độ quay tối đa (rpm): 100-5000
- Lực ly tâm: 3074xg
- Hẹn giờ: 15 giây – 99 phút
- Tăng tốc: 20 giây ↑
- Giảm tốc: 20 giây ↓
- Tiếng ồn: ≤56 dB
Cách thức sử dụng máy ly tâm hỗn hợp phòng thí nghiệm
- Chọn các ống ly tâm có khối lượng, kích cỡ bằng nhau cho quá trình ly tâm diễn ra hiệu quả.
- Sắp xếp các ống vào máy, đặt đối diện nhau qua trục.
- Cài đặt các thông số cho máy: thời gian, nhiệt độ, tốc độ quay…
- Khởi động máy.
- Chờ đợi trong thời gian máy vận hành và xử lí hỗn hợp.
- Khi kết thúc, lấy ống nghiệm ra khỏi máy với thao tác nhẹ nhàng để tránh làm xáo trộn mẫu thu được.
Máy ly tâm phòng thí nghiệm
2. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng máy ly tâm phòng lab
Kiểm tra ống ly tâm: đảm bảo loại bỏ các ống nứt, vỡ để tránh mẫu phát tán ra bên ngoài, nhiễm sang các mẫu khác hay nguy hại đến người dùng hoặc môi trường xung quanh…
Sử dụng ống và nắp thích hợp: để đảm bảo độ kín khi thực hiện ly tâm, tránh làm thất thoát hay lãng phí mẫu hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Lau sạch bên ngoài ống trước khi đặt vào máy với dung dịch sát khuẩn, đặc biệt với các chất yêu cầu an toàn sinh học như vi khuẩn độc hại, mầm bệnh, virus…
Dán nhãn hoặc đánh dấu lên ống ly tâm: để nhận ra vị trí ống sau khi kết thúc quá trình. Nên đánh dấu trực tiếp vì nếu dán giấy có thể bị bong ra dưới tác dụng của lực ly tâm.
Cân bằng cho ống (cân bằng về khối lượng trên trục rotor): khi ly tâm ở tốc độ cao, máy rất dễ ở trạng thái không cân bằng nên cách đơn giản và an toàn nhất là thêm nước vào ống trống cho đến khi ống chứa mẫu và chứa nước ngang bằng nhau.
Máy ly tâm phòng thí nghiệm
3. Ưu điểm cuả thiết bị ly tâm phòng Lab
- Hiển thị các thông số khi máy đang vận hành thông qua màn hình.
- Các thông số được nhập và thay đổi rất nhanh chóng thông qua nút điều chỉnh.
- Nắp máy được khóa chặt trong khi vận hành, đảm bảo hỗn hợp không văng ra ngoài trong quá trình ly tâm.
- Nắp có chức năng mở khẩn cấp nếu gặp lỗi nguồn trong quá trình hoạt động.
- Máy sẽ tự động tắt nếu mất cân bằng trong lúc vận hành nhờ cơ chế đảm bảo an toàn.
- Tự động bảo vệ quá nhiệt và nhận diện rotor.
- Máy nhỏ, nhẹ có thể dễ dàng di chuyển tới mọi nơi mà không mất công sức.
- Tiếng ồn nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều tới mọi trường làm việc.
Máy ly tâm phòng thí nghiệm
Khi quý khách có yêu cầu hay đặt các câu hỏi về thiết bị li tâm phòng Lab thì bộ phận bán hàng của chúng tôi sẽ tích cực trả lời, và đáp ứng theo mọi yêu cầu của quý khách. Khi nhận được đơn hàng, các kĩ sư sẽ chế tạo ra sản phẩm hợp ý khách hàng.