Web3 đang là chủ đề được quan tâm, vậy chúng ta cùng tìm hiểu về Web3 được gọi là Kỷ nghiên mới của Internet. Trước khi tìm hiểu về Web3, chúng ta cùng nhắc lại về Web1 và Web2.
Web1 là gì?
Đây là giai đoạn đầu phát triển Web (World Wide Web) được phát minh bởi nhà khoa học Tim Berners-Lee, nó tồn tại bắt đầu từ năm 1991 đến năm 2004.
Ở giai đoạn Web1, chu yếu là các nhà phát triển nội nội dung tham gia và xây dựng Website. Thời kỳ này, Website chủ yếu là các văn bản và hình tĩnh. Có thể hiểu đơn giản, Web1 gần như chỉ dùng để đọc.
Web2 là gì?
Hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn Web2. Ở giai đoạn này, mọi người đều có thể tham gia sáng tạo nội dung Website thay vì chỉ nhà phát triển như thời đại Web1.
Web2 cho người dùng tương tác và cộng tác với nhau thông qua đối thoại trên phương tiện truyền thông. Để làm được điều này, có rất nhiều nền tảng giúp người dùng tương tác và tham gia sáng tạo nội dung như Facebook, Youtube, Tik Tok, Twitter… Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự xây dựng website dựa trên nhiều công cụ hỗ trợ như WordPress…
Web2 đã có các tình năng đặc biệt, có thể kể đến như tìm kiếm thông qua từ khóa, liên kết các website với nhau, phân loại nội dung hay sử dụng công nghệ cung cấp như nguồn cấp RSS…
Web3 là gì?
Web2 đã có những cải tiến vượt bậc, nhưng nó vẫn còn tồn tại nhiều đề, trong đó đặc biệt chú ý đến mức độ bảo mật và độ tin cậy thấp. Chính vì vậy, Web3 là thế hệ tiếp theo phát triển mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện những điểm yếu của Web2.
Thuật ngữ Web3 xuất hiện lần đầu được phát triển vào năm 2006, được nhấn mạnh đây sẽ là cuộc cách mạng mới của lịch sử web, là thế hệ web thứ 3 và bao gồm những cải tiến và thực hiện cụ thể. Web3 chú trọng vào việc sử dụng các định dạng dữ liệu và các giao thức chung.
Web3 hướng tới sự thông minh hơn, người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng, các đề xuất chính xác với mong muốn của người dùng.
Tính năng của Web3
Một số tính năng bổ sung có thể kể đến như: Có thể kiểm chứng (Verifiable), Đáng tin cậy (Trustless), Có thể quản lý được thông tin của mình (Self-governing), Phân tán và mạnh mẽ (Distributed and robust), Trạng thái (Stateful), Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), Thanh toán tích hợp sẵn (Native built-in payments).
Trong Web3, cơ sở dữ liệu sẽ chạy trên các blockchain, mạng phi tập trung với nhiều node ngang hàng, qua đó tạo giao thức kinh tế điện tử.
Trên Web3, bên trung gian bị loại bỏ hoàn toàn, dữ liệu không thể bị chỉnh sửa hay thao túng và đặc biệt, nó sẽ hoạt động không ngừng nghỉ.
So sánh Web1, Web2 và Web3
Web3 có tác động mạnh thế nào đến người dùng?
Sự thông minh là điều hướng tới, ví dụ bạn ngồi trên một chiếc xe và bạn muốn tìm cây ATM của một ngân hàng nào đó. Khi đó, trợ lý ảo tìm kiếm sẽ tự động thu thập dữ liệu và đưa ra gợi ý về cây ATM về ngân hàng đó và địa điểm gần nhất.
Tương tự khi bạn muốn ăn đồ Hàn Quốc, trợ lý sẽ tự động thu thập thông tin các nhà hàng và đề xuất nhà hàng Hàn Quốc gần bạn nhất. Thậm chí, trợ lý ảo có thể mô phỏng 3D nhà hàng Hàn Quốc gần nhất.
Web3 ý nghĩa thế nào với tiền điện tử?
Với các tính năng của Web3, bất cứ ai tham gia tạo, quản lý, đóng góp hay cải thiện dự án đều nhận một phần thưởng, qua đó hấp dẫn người dùng. Hiện tại, một số ứng dụng như Filecoin, Livepeer… đều đang hoạt động theo cách này. Tương tự như Ethereum, người dùng tham gia vào mạng lưới tùy theo cấp độ đều nhận được phần thưởng khối.
Tiền điện từ tác động thế nòa với Web3?
Web3 và tiền điện tử có những mối liên kết rất quan trọng trong tương lai. Ví dụ một công ty phát hành cổ phiếu, họ có thể công bố số lượng cổ phiếu bán ra, thế nhưng một số thông tin quan trọng họ có thể công khai hoặc che giấu đi.
Tuy nhiên, khi sử dụng token (tiền điện tử), toàn bộ dữ liệu blockchain sẽ được công khai minh bạch, từ tổng số lượng token, người nắm giữ cho đến phần trăn dành cho nhà đầu tư hay nhà sáng lập… Khi mọi thứ được minh bạch và rõ ràng, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn trong các hoạt động đầu tư.