Web 3.0 là gì?
Hãy tưởng tượng một loại internet mới không chỉ có thể diễn giải được chính xác những gì bạn nhập mà còn thực sự hiểu được mọi thứ bạn truyền tải, cho dù thông qua văn bản, giọng nói hay các phương tiện khác, một nơi mà tất cả nội dung bạn sử dụng đều phù hợp với bạn hơn bao giờ hết. Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng của một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của web. Một số nhà tiên phong đầu tiên gọi nó là Web 3.0.
Có thể cho rằng, một vài ứng dụng Web 3.0 giai đoạn đầu đã tồn tại cho đến ngày nay, nhưng cho đến khi internet mới bắt đầu được nhúng hoàn toàn vào cơ sở hạ tầng web, thì chúng ta không thể nào đoán hết được tiềm năng thực sự của chúng.
Vậy chính xác thì Web 3.0 là gì, nó sẽ như thế nào và nó sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Định nghĩa: Web 3.0 là gì?
Web 3.0, Tiền điện tử và Blockchain
Công nghệ Web 3.0
Sự phát triển của Công nghệ Web 3.0
Web 1.0 (1989-2005)
Web 1.0, còn được gọi là Static Web, là internet đầu tiên và đáng tin cậy nhất trong những năm 1990 mặc dù chỉ cung cấp quyền truy cập vào các thông tin hạn chế với ít hoặc không có sự tương tác của người dùng. Trước đây, việc tạo ra các trang người dùng hoặc thậm chí là bình luận trên các bài viết không phải là một việc đáng để làm.
Web 1.0 không có các thuật toán để sàng lọc các trang internet, điều này khiến người dùng vô cùng khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan. Nói một cách đơn giản, nó giống như đường cao tốc một chiều với lối đi nhỏ hẹp, nơi việc tạo nội dung được thực hiện bởi một số ít người được chọn và thông tin chủ yếu đến từ các thư mục.
Web 2.0 (2005-nay)
Điều này đã mở đường phát triển cho cả mạng xã hội và việc sản xuất nội dung do người dùng tạo vì hiện có thể phân phối và chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng và ứng dụng khác nhau.
Bộ công cụ trong thời đại internet này là do một số nhà đổi mới web đi đầu, trong đó có Jeffrey Zeldman như đã được nhắc đến ở trên.
Web 3.0 (chưa ra mắt)
Web 3.0 là giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển web sẽ làm cho internet trở nên thông minh hơn hoặc xử lý thông tin với trí thông minh gần giống con người thông qua sức mạnh của các hệ thống AI có thể chạy các chương trình thông minh để hỗ trợ người dùng.
Tim Berners-Lee đã nói rằng Semantic Web có nghĩa là tương tác “một cách tự động” với các hệ thống, con người và thiết bị gia đình. Như vậy, quá trình tạo nội dung và ra quyết định sẽ có sự tham gia của cả con người và máy móc. Điều này sẽ cho phép tạo ra và phân phối nội dung phù hợp nhất một cách thông minh đến thẳng mọi người dùng internet.
Các tính năng chính của Web 3.0
Để thực sự hiểu về giai đoạn tiếp theo của internet, chúng ta cần xem xét bốn tính năng chính của Web 3.0:
-
Ubiquity
-
Semantic Web
-
Trí tuệ nhân tạo
-
Đồ họa 3D
Ubiquity
Ubiquity (tính phổ biến) có nghĩa là nó sẽ hoặc có khả năng sẽ có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là cùng một lúc. Nói cách khác, nó có mặt khắp nơi. Theo nghĩa đó, Web 2.0 đã có tính phổ biến, chẳng hạn như người dùng Facebook có thể chụp ảnh và chia sẻ ảnh ngay lập tức. Điều này có tính phổ biến vì nó có sẵn cho bất kỳ ai dù họ ở đâu, miễn là họ có quyền truy cập nền tảng truyền thông xã hội.
Semantic Web
Semantic (ngữ nghĩa) là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các từ. Do đó, theo Berners-Lee, Semantic Web (Mạng ngữ nghĩa) cho phép máy tính phân tích vô số dữ liệu từ Web, bao gồm nội dung, giao dịch và liên kết giữa con người với nhau. Trên thực tế, điều này trông sẽ như thế nào? Ví dụ: hãy lấy hai câu sau:
-
Tôi yêu Bitcoin
-
Tôi Bitcoin
Cú pháp của chúng có thể khác nhau, nhưng ngữ nghĩa của chúng khá giống nhau, vì ngữ nghĩa chỉ liên quan đến ý nghĩa hoặc cảm xúc của nội dung.
Việc áp dụng ngữ nghĩa trong Web sẽ cho phép máy móc giải mã ý nghĩa và cảm xúc bằng cách phân tích dữ liệu. Do đó, người dùng internet sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhờ kết nối dữ liệu nâng cao.
Trí tuệ nhân tạo
Và vì máy tính Web 3.0 có thể đọc và giải mã ý nghĩa và cảm xúc được truyền tải bởi một tập hợp dữ liệu, nên nó tạo ra những máy móc thông minh. Mặc dù Web 2.0 có các khả năng tương tự, nhưng nó vẫn chủ yếu dựa vào con người. Điều này tạo ra chỗ đứng cho các hành vi sai trái như đánh giá sản phẩm thiên vị, xếp hạng gian lận, v.v.
Ví dụ: các nền tảng đánh giá trực tuyến như Trustpilot cung cấp cách thức để người tiêu dùng đánh giá mọi sản phẩm hoặc dịch vụ. Không may là, một công ty có thể tập hợp một nhóm người và trả tiền cho họ để tạo ra các đánh giá tích cực cho các sản phẩm không đáng có của công ty. Vì vậy, internet cần có AI để học cách phân biệt hàng thật và hàng giả nhằm cung cấp dữ liệu đáng tin cậy.
Spatial Web (Web không gian) và Đồ họa 3D
Ứng dụng Web 3.0
Một yêu cầu phổ biến đối với ứng dụng Web 3.0 là khả năng xử lý khối lượng thông tin lớn và biến chúng thành kiến thức thực tế và các thực thi hữu ích cho người dùng. Như đã nói ở trên, những ứng dụng này vẫn đang ở giai đoạn đầu, có nghĩa là chúng còn rất nhiều thứ để cải thiện và khác xa so với cách các ứng dụng Web 3.0 có thể hoạt động.
Một số công ty đang xây dựng hoặc đã có các sản phẩm mà họ đang chuyển đổi thành các ứng dụng Internet 3.0, đó là Amazon, Apple và Google. Hai ví dụ về các ứng dụng sử dụng công nghệ Web 3.0 là Siri và Wolfram Alpha.
Siri
Trong những năm qua, trợ lý AI điều khiển bằng giọng nói của Apple đang ngày càng thông minh hơn và đã mở rộng khả năng của mình kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên mẫu iPhone 4S. Siri sử dụng tính năng nhận dạng giọng nói, cùng với trí tuệ nhân tạo, để có thể thực hiện các lệnh phức tạp và được cá nhân hóa.
Ngày nay, Siri và các trợ lý AI khác như Alexa của Amazon và Bixby của Samsung có thể hiểu các yêu cầu như “cửa hàng bánh mì kẹp thịt gần nhất ở đâu” hay “đặt lịch hẹn với Sasha Marshall lúc 8 giờ sáng mai” và ngay lập tức đưa ra thông tin hoặc hành động phù hợp.
Wolfram Alpha
Wolfram Alpha là một “công cụ kiến thức tính toán” trả lời trực tiếp các câu hỏi của bạn bằng cách tính toán, trái ngược với việc cung cấp cho bạn danh sách các trang web như các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn so sánh với thực tế, hãy tìm kiếm “Anh vs Brazil” trên cả Wolfram Alpha và Google và xem sự khác biệt.
Google cung cấp kết quả của World Cup ngay cả khi bạn không bao gồm “bóng đá” làm từ khóa, vì đây là tìm kiếm phổ biến nhất. Mặt khác, Alpha sẽ cung cấp cho bạn một so sánh chi tiết về hai quốc gia, giống như bạn đã hỏi. Đó là sự khác biệt chính giữa Web 2.0 và 3.0.
Lời kết
Internet mới sẽ cung cấp trải nghiệm duyệt web cá nhân và tùy chỉnh hơn, trợ lý tìm kiếm thông minh hơn và giống con người hơn, và các lợi ích phi tập trung khác được hy vọng sẽ giúp thiết lập một web công bằng hơn. Có thể đạt được điều này bằng cách trao quyền cho mỗi người dùng cá nhân trở thành người có chủ quyền đối với dữ liệu của họ và tạo ra trải nghiệm tổng thể phong phú hơn nhờ vô số cải tiến sẽ xuất hiện khi nó có sẵn.