Ví lạnh là gì
Gần đây, nhiều người không khỏi hoang mang trước những vụ tấn công của hacker trên thị trường crypro. Chỉ sau 1 đêm, tài khoản của họ đã “không cánh mà bay”. Điều này khiến cho nhu cầu tìm kiếm một loại ví an toàn ngày càng cao. Và không ít người chấp nhận bỏ ra một số tiền để sử dụng ví lạnh vì tính an toàn và độ bảo mật cao. Vậy ví lạnh là gì? Điều gì khiến nó đáng giá đến thế? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Ví lạnh là gì?
Hiểu đơn giản, ví lạnh là những ví coin sử dụng khóa được tạo bởi một nguồn không được kết nối với blockchain và internet. Nó chỉ liên kết với internet khi bạn cần thực hiện giao dịch. Tách tiền lưu trữ khỏi internet chính là một cách đáng tin cậy nhất để người dùng bảo vệ tiền của họ khỏi các cuộc tấn công, lừa đảo của tin tặc.
Ví lạnh lưu trữ khóa cá nhân của bạn, đó là những thứ cho phép bạn truy cập vào tiện điện tử của mình.
2. Phân loại ví lạnh
Ví lạnh https://coin568.com/vi-lanh-la-gi/ có 3 dạng là ví phần cứng, ví giấy và ví phần mềm ngoại tuyến.
- Ví phần cứng
Đây là loại ví được sử dụng phổ biến nhất. Ví phần cứng là những phương tiện vật lý, thường có dạng tương tự như một chiếc USB để lưu trữ khóa cá nhân của người dùng một cách an toàn. Chúng không yêu cầu kết nối với internet, vì vậy chúng không bị ảnh hưởng bởi với các loại vi rút hay các phần mềm độc hại có thể có trên máy tính.
Bên cạnh đó, ví phần cứng còn cho phép bạn đặt thêm mã PIN hoặc mật khẩu bổ sung để đảm bảo an toàn, nếu trường hợp bị mất, bên thứ ba sẽ không thể sử dụng được.
- Ví giấy
Ví giấy là cách an toàn nhất để bảo vệ tiền điện tử của bạn khỏi các cuộc tấn công máy tính. Ví giấy đơn giản là một mảnh giấy có in địa chỉ công khai, khóa cá nhân và mã QR để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch. Chỉ khi bạn sở hữu mảnh giấy này thì bạn mới có khả năng truy cập vào tiền điện tử trong các địa chỉ in trên giấy.
Tuy nhiên, ví giấy cũng rất dễ bị hư hỏng, xuống cấp hoặc thất lạc ở tiệm in ấn. Vì vậy, nhiều người đã tiến hành ép những chiếc ví giấy này và cất chúng trong két sắt tại nhà của họ, thậm chí là gửi vào két an toàn tại các ngân hàng.
- Ví phần mềm ngoại tuyến
So với ví phần cứng và ví giấy thì ví phần mềm ngoại tuyến ít phổ biến hơn hẳn. Bạn có thể hiểu ví phần mềm ngoại tuyến giống với ví phần mềm (thuộc ví nóng). Tuy nhiên phần mềm này được xây dựng để cài đặt trên các loại thiết bị không được kết nối với Internet (ví dụ như điện thoại di động, laptop).
3. Đặc điểm của ví lạnh
- Ví lạnh không kết nối với blockchain và internet nên chúng có khả năng bảo vệ và bảo mật cao, chống lại các phần mềm độc hại.
- Cho phép bạn lưu trữ số lượng lớn tiền điện tử một cách an toàn và hiệu quả.
- Ví lạnh không cần bên thứ ba xử lý các khóa và tiền điện tử như ví trực tuyến.
- Phương tiện liên lạc hạn chế giúp tối đa hóa tính bảo mật.
- Ví lạnh cho phép bạn thêm một lớp bảo mật bổ sung thông qua cấu hình mã PIN bạn chọn, điều này giúp ngăn bên thứ ba sử dụng thiết bị.
- Tương thích với hầu hết các hệ điều hành có sẵn.
- Các khóa được tạo và duy trì trong cùng một thiết bị mà ví sử dụng, vì vậy chúng được đảm bảo an toàn và bảo mật.
- Ví giấy không bị ảnh hưởng bởi các sự cố, hư hỏng của thiết bị như các loại ví lạnh khác, điển hình là ví phần cứng.
- Ví lạnh có khả năng tạo ra hạt giống cho phép bạn khôi phục các khóa và thu hồi tiền.
Ưu – Nhược điểm của ví lạnh
Dù được ứng dụng các công nghệ hiện đại và được xem là nơi an toàn nhất để bảo vệ tiền điện tử của người dùng, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, ví lạnh cũng không tránh khỏi một số khiếm khuyết.
Ưu điểm:
- Tính bảo mật và an toàn cao: Ví lạnh lưu trữ địa chỉ và khóa cá nhân của người dùng ở chế độ ngoại tuyến, tách biệt hoàn toàn với Internet nên không bị ảnh hưởng bởi các phần mềm máy tính độc hại, virus hoặc hacker xâm nhập.
- Tính ổn định và di động: Khi sử dụng ví lạnh, bạn không phải lo lắng đến các tình trạng như lỗi hệ thống, mạng chậm lag, phần mềm lỗi như ví nóng hay ví điện tử trực tuyến. Ngoài ra, với thiết kế nhỏ gọn như một thanh USB hay một mẩu giấy, bạn hoàn toàn có thể cho vào túi xách và mang theo mọi nơi.
- Không phải xác minh danh tính khi sử dụng: Một điểm đáng giá nữa của ví lạnh là bạn không cần phải thực hiện các thủ tục xác minh danh tính khi sử dụng trong khi ví nóng thì bắt buộc.
- Đặc biệt ví phần cứng còn có phần mềm song song đi kèm giúp người dùng dễ dàng xem được các danh mục đầu tư mà không gây rủi ro cho khóa cá nhân của họ.
Nhược điểm:
- Gây bất tiện khi giao dịch: Trước khi thực hiện giao dịch, ví lạnh cần phải được kết nối với internet. Nếu bạn quên mang theo ví thì giao dịch sẽ không thể thực hiện.
- Giá khá cao: Hiện nay, để sở hữu một chiếc ví cứng, bạn cần phải bỏ ra từ 50 đến 200 đô la. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn sử dụng ví phần mềm ngoại tuyến thì sẽ tốn thêm chi phí mua điện thoại hoặc máy tính mới để thực hiện nhiệm vụ lưu trữ tiền điện tử.
- Tốc độ xử lý giao dịch chậm: Khi sử dụng ví cứng, bạn cần nhiều thời gian hơn để giao dịch vì phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau.
- Dễ bị mất hoặc hư hỏng: Ví cứng dễ bị vỡ, hư hỏng còn ví giấy dễ bị rách khi có những tác động vật lý mạnh. Bên cạnh đó, dù có thiết kế nhỏ gọn nhưng cả 2 loại ví này đều dễ bị mất nếu không được bảo quản một cách cẩn thận. Điều này có thể khiến bạn bị mất đi số tài sản đã lưu trữ.
- Khả năng lưu trữ có giới hạn: ví cứng vẫn chưa có khả năng lưu trữ cùng lúc nhiều loại tiền điện tử. So với ví nóng thì còn khá giới hạn.
So sánh ví nóng và ví lạnh
Ví nóng
Ví lạnh
Chế độ Luôn hoạt động ở chế độ online, dễ thiết lập và sử dụng Hoạt động ở chế độ ngoại tuyến, phải có ví mới thực hiện được giao dịch Độ bảo mật Độ bảo mật thấp, dễ bị virus xâm nhập, tin tặc và hacker tấn công Độ bảo mật cao, miễn nhiễm với hacker, virus và phần mềm độc hại Tốc độ giao dịch Tốc độ giao dịch nhanh, chỉ cần có internet là có thể thực hiện giao dịch ngay lập tức Tốc độ giao dịch thấp, phải thực hiện nhiều thao tác trước khi giao dịch Loại coin hỗ trợ Được hỗ trợ nhiều loại cọin Chưa có khả năng tích hợp lưu trữ nhiều loại tiền điện tử Số lượng coin hỗ trợ Không giới hạn Có giới hạn Cách sử dụng Vì ví nóng được kết nối với Internet, dễ dàng thực hiện các giao dịch một cách liền mạch chỉ bằng một vài nút bấm trên điện thoại hoặc máy tính. Với ví phần cứng: để lưu trữ tiền điện tử, bạn cần gửi tiền từ ví nóng đến địa chỉ công khai của ví phần cứng. Nếu muốn gửi tiền điện tử từ ví phần cứng đến một địa chỉ trao đổi hoặc cho bạn bè thì cần kết nối ví với internet thông qua phần mềm chuyên dụng và ký giao dịch bằng khóa riêng.
Với ví giấy: để gửi tiền từ ví giấy, bạn cần đăng nhập vào ví nóng thông qua việc quét mã QR để có thể sử dụng số tiền trong ví
Giá bán Miễn phí đăng ký và sử dụng Để sử dụng ví phần cứng, bạn phải bỏ ra chi phí khoảng 50 – 200 đô la Xác minh tài sản Người dùng cần xác minh danh tính bằng hộ chiếu, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân trước khi sử dụng Người dùng không cần xác minh tài khoản
Những ai thích hợp sử dụng ví lạnh?
Việc chọn ví nóng hay ví lạnh để sử dụng phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu của bạn. Nếu bạn là một trader, thường xuyên mua đi bán lại các đồng tiền điện tử thì ví nóng sẽ mang đến nhiều sự tiện lợi. Còn nếu bạn muốn bổ sung tiền điện tử vào danh mục đầu tư dài hạn thì ví lạnh sẽ là một nơi an toàn để bạn có thể gửi gắm tài sản của mình.
1. Ví cứng phù hợp với ai?
Ví cứng sẽ phù hợp khi bạn cần lưu trữ một số tiền điện tử tương đối lớn trong lâu dài. Giả sử bạn có 5000 đô la và có hai cách lưu trữ cho bạn lựa chọn: một là lưu trữ miễn phí trong ví nóng nhưng dễ gặp rủi ro bởi các cuộc tấn công mạng, hai là bỏ ra một khoản chi phí khoảng 100 đô la để sở hữu một chiếc ví cứng và bạn có thể chắc chắn rằng phần còn lại của số tiền sẽ được bảo vệ một cách an toàn. Chắc hẳn trong trường hợp này, ví cứng sẽ là lựa chọn được ưu tiên hơn cả.
Tuy nhiên, đối với một số lượng nhỏ tiền điện tử thì một chiếc ví cứng là không cần thiết. Nếu bạn có số tiền điện tử trị giá 200 đô la trở xuống, chi phí của một chiếc ví cứng sẽ tương tự như giá trị tiền điện tử của bạn. Sẽ không có ý nghĩa gì khi trả 100 đô la để bảo vệ số tiền điện tử trị giá 100 đô la.
2. Ví giấy phù hợp với ai?
Cũng giống như ví phần cứng, ví giấy sẽ phù hợp với những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị, họ muốn lưu trữ tiền điện tử trong thời gian dài và gần như không bán. Với chế độ hoạt động ngoại tuyến, ví giấy sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ tiền một cách an toàn tuyệt đối.
Nếu không muốn phải bỏ ra một số tiền khoảng 50 – 200 đô như ví phần cứng thì ví giấy sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, bạn cần bảo quản chúng thật kỹ tránh tình trạng rách hay thất lạc.
Top 5 ví lạnh trữ coin tốt nhất hiện nay
Khi bạn đã quyết định mua một chiếc ví lạnh, câu hỏi tiếp theo là bạn nên lựa chọn chiếc ví lạnh nào. Với hàng trăm loại ví lạnh ngoài thị trường, việc tìm cho mình một sản phẩm phù hợp có thể khiến bạn choáng ngợp. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 5 ví lạnh lưu trữ tốt nhất, có độ bảo mật cao, dễ dàng sử dụng và tương thích với các thiết bị khác nhau.
1. Ledger Nano X
- Giá bán: 3.990.000 VNĐ
Ví Ledger Nano X có khả năng bảo mật tối ưu, nó cho phép bạn lưu trữ Bitcoin, Litecoin và các loại altcoin khác ở chế độ ngoại tuyến một cách an toàn.
Ledger Nano X có thể kết nối với Bluetooth, cho phép bạn sử dụng dễ dàng mà không cần đến dây cáp. Hãng nhấn mạnh rằng, ngay cả khi ai đó hack kết nối Bluetooth, Ledger Nano X được trang bị tính năng Secure Element sẽ yêu cầu bạn cho phép trước khi bất kỳ thay đổi nào được thực hiện.
Bên cạnh đó, hãng cũng tích hợp một chip bảo mật gọi là BOLOS cho dòng ví Ledger. Đây là ví duy nhất trên thị trường được tích hợp công nghệ như vậy. Đặc biệt, khi sử dụng ví Ledger Nano X, bạn phải tạo mã pin gồm ít nhất 4 chữ số. Việc này sẽ bảo vệ tài khoản của bạn khỏi bên thứ 3.
Hiện nay, Ledger Nano X hỗ trợ hơn 1500 đồng tiền và token, bao gồm các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Litecoin (LTC)… và các loại tiền điện tử thay thế khác, ít phổ biến hơn.
Ledger Nano X có thiết kế cao cấp hơn phiên bản S, việc xem địa chỉ ví và các chi tiết cần thiết khác cũng dễ dàng hơn. Khi bạn muốn kết nối Ledger Nano X với máy tính, bạn có thể sử dụng cáp USB-C. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ví bằng điện thoại thông minh.
Mặc dù nhiều tính năng ưu việt là thế, nhưng Ledger Nano X cũng có một nhược điểm lớn là giá tương đối cao.
2. Ledger Nano S
- Giá bán: 1.990.000 VNĐ
Ưu điểm lớn nhất của ví phần cứng Ledger Nano S là nó giúp bạn lưu trữ tiền điện tử một cách an toàn nhất, không bị tấn công bởi phần mềm độc hại, virus và trình ghi khóa.
Khi bạn nhận được thiết bị, bạn sẽ được yêu cầu chọn số PIN, tối thiểu là 4 chữ số. Chỉ bạn mới biết mã PIN này và bạn sẽ phải nhập thủ công nếu muốn sử dụng thiết bị. Sau khi xác nhận mã pin, bạn sẽ nhận được một cụm từ khôi phục gồm 24 từ. Trường hợp bạn quên mã pin, bạn chỉ cần nhập cụm từ khôi phục này vào thiết bị và tạo mã pin mới.
Hãng cũng phát hành các bản cập nhật firmware thường xuyên để giúp đảm bảo thiết bị của bạn được an toàn.
Nếu bạn lo lắng rằng ví cứng dễ bị rơi vỡ, hư hỏng thì bạn hoàn toàn yên tâm. Ledger Nano S được làm bằng vật liệu có độ bền cao, vỏ thép không gỉ.
Ledger Nano S hiện đang hỗ trợ hơn 1500 loại tiền điện tử khác nhau và được cập nhập thêm mỗi ngày để thuận tiện cho việc mua và bán của người dùng.
3. Trezor
- Giá bán: 2.261.655 VNĐ
Trezor là ví cứng được phát hành vào năm 2014 bởi công ty SatoshiLabs, có trụ sở tại Cộng Hòa Séc.
Cũng giống như các loại ví cứng trên, Trezor luôn giữ khóa riêng tư của bạn ở chế độ ngoại tuyến, giúp bạn tránh được những mánh khóe của tin tặc. Khi truy cập vào Trezor để giao dịch hoặc kiểm tra số dư, bạn cần phải nhập mã PIN cá nhân. Trezor cũng sẽ cung cấp cho bạn một cụm mật khẩu dự phòng, trường hợp ví của bạn bị đánh cắp, bạn có thể nhập cụm từ vào một thiết bị khác để khôi phục tiền của mình,
So với các loại ví cứng ra đời sau này, thì Trezor được nhận xét là khá phức tạp với những người mới bắt đầu sử dụng. Bạn cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo không bị mắc các sai lầm.
Trezor hiện đang hỗ trợ gần 1400 loại tiền điện tử khác nhau. Trezor Ethereum có thể lưu trữ tất cả các token tiêu chuẩn ERC-20. Đây là một tín hiệu tốt vì hiện nay có đến hàng nghìn token ERC-20 khác nhau trên thị trường.
4. Keepkey
- Giá bán: 1.119.405 VNĐ
Giống như Ledger hay Trezor, Keeper cung cấp cho chúng ta mã PIN cùng cụm từ khôi phục. Đôi khi, Keepkey sẽ chuyển đổi mã PIN. Điều này giúp tránh được việc các phần mềm độc hại sao chép mã PIN của bạn.
Một trong những lý do mà Keepkey được ưa chuộng chính là thân thiện với người dùng. Keepkey có thiết kế khá đẹp và rất dễ sử dụng. So với Ledger và Trezor, Keepley có kích thước lớn hơn hai lần, nó có màn hình rộng, giúp bạn dễ dàng xem toàn bộ địa chỉ tiền điện tử của mình mà không cần cuộn qua lại. Nhưng đây cũng là nhược điểm vì nó khá cồng kềnh để mang theo và màn hình cũng dễ bị trầy xước.
Điều đặc biệt là Keepkey chỉ có một nút duy nhất để bật và tắt thiết bị. Các thao tác khác đều được thực hiện thông qua ứng dụng trên thiết bị di động. Quá trình cài đặt Keepkey khá đơn giản và tương đối nhanh chóng.
Tuy nhiên, Keepkey chỉ hỗ trợ 54 loại coin, con số này khá hạn chế so với các loại ví cứng khác.
5. Cool Wallet
Cool Wallet có hai phiên bản là Cool Wallet Pro (nâng cao) và Cool Wallet S (bản tiêu chuẩn). Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về phiên bản Cool Wallet S.
- Giá bán: 2.261.655 VNĐ
Nhắc đến ví phần cứng, chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến một thanh USB đúng không nào? Cool Wallet S lại khá khác biệt, chúng được thiết kế như một chiếc thẻ tín dụng, vừa vặn bên trong túi của bạn. Nó không thấm nước và có thể uốn cong lên đến 15 độ.
Cool Wallet S có thể kết nối không dây với bất kỳ chiếc Smartphone nào chạy Android và IOS và bạn có thể điều khiển trực tiếp thông qua ứng dụng của nó. Điều này cho phép bạn dễ dàng thực hiện các giao dịch khi đang di chuyển.
Cool Wallet S sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến, được chứng nhận EAL5 +, đảm bảo tiền của bạn được bảo vệ một cách an toàn nhất.
Một ưu điểm nổi bật của Cool Wallet S là từ năm 2020, hãng đã tích hợp tính năng mua bán tiền điện tử thông qua quan hệ đối tác với ChangeHero và Changelly. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho những bạn thích giao dịch tiền điện tử hàng ngày. Nhóm phát triển cũng liên tục bổ sung các tính năng mới cho ứng dụng nhằm mang đến những sự tiện lợi cho người dùng.
Mặc dù chưa có con số cụ thể nhưng Cool Wallet S hỗ trợ rất nhiều đồng tiền khác nhau như Bitcoin, XRP, Ethereum, USDT, KAG, Steller, WETH, Binance COin, Litecoin, ATUM, FMF,… và tất cả các token ERC-20.
Một số lưu ý khi sử dụng ví lạnh
- Ưu tiên sử dụng các loại ví lạnh uy tín, được nhiều chuyên gia đánh giá cao như Ledger, Trezor, Cool Wallet, Keepkey, SafePal,…
- Đối với cụm từ gồm 24 ký tự bảo mật được cung cấp trong quá trình cài đặt ví lạnh, bạn tuyệt đối không chia sẻ cho bất cứ ai, không nhập vào website hay bất cứ phần mềm nào khác.
- Đối với ví giấy, bạn cần cất chúng ở nơi an toàn, không bị ẩm mốc, tránh tình trạng bị rách hoặc thất lạc.
- Một số hãng sẽ thường xuyên tạo ra các phiên bản mới để sửa lại, tăng cường tính năng bảo mật. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi các thông tin từ hãng để cập nhật cho ví cứng của mình.
- Trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, bạn cần xem xét cẩn thận, đối chiếu các thông tin được hiển thị trên màn hình điện thoại, máy tính có trùng hợp với thông tin trên ví cứng hay không, Tránh các trường hợp màn hình máy tính, điện thoại của bạn bị tin tặc giả mạo thông tin.
- Nếu bạn vừa có nhu cầu giao dịch thường xuyên, vừa muốn lưu trữ tiền điện tử lâu dài thì nên trang bị cho bản thân cả ví nóng và ví lạnh để tiện lợi hơn trong việc sử dụng tiền điện tử.
Kết luận
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi ví lạnh là gì cũng như những thông tin về tính chất, ưu – nhược điểm của ví lạnh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, đối với những nhà đầu tư dài hạn và nghiêm túc, ví lạnh chính là một lựa chọn thông minh, là một nơi an toàn để bạn bảo vệ tiền điện tử của mình khỏi các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, việc lưu trữ tiền điện tử, quan trọng không kém bất cứ loại tài sản nào. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho bản thân.