Trong cuộc sống, có thể chúng ta đã từng bắt gặp những thuật ngữ xa lạ và khó hiểu, không thể giải đáp được, trong số đó có thể kể đến thuật ngữ Utopia. Vậy Utopia là gì?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây liên quan đến vấn đề Utopia là gì? để tìm được câu trả lời bạn nhé!
Utopia là gì?
Utopia là tên một cuốn sách của tác giả Thomas More, utopia có nghĩa là địa đàng trần gian, cuốn sách đã làm cho người đọc phải giật mình, xúc động, và bâng khuâng suy ngẫm về nhân tình thế thái.
Cuốn sách tập trung phân tích, bàn luận, chỉ ra tất cả những vấn đề mà con người vẫn quan tâm và đối mặt hàng ngày, từ chuyện trộm cướp, nghiện ngập, đĩ điếm, nghèo khổ, tham nhũng cho đến chuyện trách nhiệm của người trí thức, chuyện trọng dụng nhân tài, và tư chất của những người cầm cân nảy mực trong xã hội. Cuốn sách tập trung bàn luận thế nào là khoái lạc, là hạnh phúc, cái gì là đáng quý, cái gì không. Nó lột trần những giả ngụy của luật pháp hiện hành, những cái thậm vô lý của thói thường.
Cuốn sách đã vẻ lên một chế độ chính trị và xã hội mà ở đó con người được no ấm và hạnh phúc. Khái niệm utopia từ lâu được xem như là đích đến của văn hóa và xã hội văn minh hiện đại, nơi mọi thứ đều an lành bình đẳng, nơi những điều tiêu cực không hề xảy ra, nơi mọi mong muốn đều thành hiện thực… Hay đơn giản- như định nghĩa trên- một nơi hoàn hảo. Một thiên đường.
Sir Thomas More đã tạo nên Utopia vào năm 1516. Từ này vốn xuất phát từ 2 từ tiếng Hy Lạp là οὐ (không) là τόπος (địa điểm), dịch đại khái là “không có địa điểm” hay thậm chí thoáng hơn, không tồn tại vì đây là một xã hội không tưởng. Ngoài ra thì theo vài nguồn, từ Utopia mang nghĩa một xã hội “cực tốt cực thịnh” là do từ Eutopia, với “EU-” là εὖ nghĩa là “Tốt” và với cách ghép như ở trên thì ta có “nơi tốt đẹp,” tuy nhiên đây thật sự chỉ là một hiểu lầm nho nhỏ do cách đọc Utopia và Eutopia hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng ta vẫn từ một sự hiểu lầm mà đưa ra được khái niệm chung nhất: Đây là một xã hội tốt hơn hiện tại/hiện thực rất nhiều.
Cách thức xã hội vận hành xã hội theo như quyển sách này như sau:
Có tất cả 54 thành phố/ thành trì. Mỗi thành phố được chia làm 4 quận lớn. Mỗi nơi có 6000 căn nhà.
Có khoảng 10-16 người trong cùng một nhà. Mỗi 30 căn nhà là một khu dân cư. Hằng năm mỗi khu dân cư sẽ bầu ra một Syphograntus hay Philarch, dịch đại khái là Trưởng khu phố- cũng được bầu hằng năm. Các Syphograntus sẽ ở dưới quyền một Traniborus hay Archphilarch, là Trưởng khu phố lớn nhất. Mỗi lần các Traniborus họp với các Syphograntus thì chỉ có 2 Syphograntus được vào đưa ý kiến một lần, và hai người này sẽ luôn thay đổi ở mỗi lần họp lấy ý kiến khác nhau để đưa ra chính sách giải quyết.
Ở mỗi Thành phố thì các Syphograntus (Số nhiều là Syphogranti) sẽ bầu ra một Prince, xem như thị trưởng, và người này sẽ làm thị trưởng suốt đời- trừ phi có đảo chính. Những việc bầu chọn này được đưa ra một cách bí mật để không ai biết được người khác đã bầu cho ai, để mọi thứ diễn ra dân chủ nhất và tự do nhất có thể. Các Traniborus sẽ thường xuyên gặp mặt Prince để báo cáo lẫn cố vấn về những gì đang xảy ra.
Việc cân bằng dân số được thực hiện khá đơn giản khi họ chỉ cần việc di chuyển nhà ở- Họ có thể đến ở và rời đi bất cứ đâu họ muốn, miễn sao là cân bằng được số lượng đã nêu trên tại một nơi.
Đây là một xã hội mang tính chất khởi đầu cho tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, khi theo More là ở Utopia không ai thật sự sở hữu thứ gì của riêng bản thân, và hàng hóa được đặt ở các cửa hàng và người dân muốn lấy gì cũng được. Dĩ nhiên sẽ phải có người làm ra hàng hóa và dẫn đến điều tiếp theo.
Mỗi cư dân phải làm nông ít nhất 2 năm trong đời để tạo ra lương thực. Và sau 2 năm đó các dư cân có quyền được lựa chọn làm bất cứ nghề nào họ muốn và sẽ được đào tạo. Đây là một điều bắt buộc, không ai được “quyền” thất nghiệp vì ai cũng phải đóng góp cho xã hội.
Thời trang sẽ không phải là một vấn đề nan giải bởi vì tất cả sẽ chỉ mặc cùng một màu quần áo, loại vải v.vv… Một kiểu đồng phục để chứng tỏ rằng tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau.
Tín ngưỡng ở Utopia là tự do, bạn có thể theo bất cứ tôn giáo hay đức tin nào mà bạn muốn… Tuyệt nhiên không phải là vô thần- vì lũ vô thần sẽ có thể phá hủy xã hội do không tin vào một đức cao vọng trọng hay đại loại. “Mỗi tôn giáo đều có những luật lệ riêng”- có thể vì thế mà có thể hình dung rằng thần quyền với mỗi cá thể cũng là một thứ rất quan trọng để giúp họ đi vào những khuôn khổ với riêng cá nhân đó lẫn luật pháp xã hội của chung.
Ở Utopia, vàng sẽ được xích lên nô lệ vì vàng là biểu tượng của sự đói nghèo, của việc mất tư cách để truyền tải thông điệp cho người dân nên tránh có lòng tham- là nô lệ của vật chất.
Hôn nhân chỉ được diễn ra hợp pháp khi người nữ đã 18 tuổi và người nam 22 tuổi. Việc “ăn cơm trước kẻng” hoặc chung sống với nhau (Theo kiểu vợ chồng, sống thử) trước độ tuổi trên- hoặc chưa thông qua hôn nhân hợp pháp sẽ bị trừng phạt, và hai cá thể sẽ bị cấm có bất cứ quan hệ gì với nhau suốt đời (trừ phi được Prince cho giấy tờ chấp thuận.)
Chiến tranh là một điều tuy không được ủng hộ, nhưng khi tình huống xảy đến thì bạo lực vũ trang là một điều cần thiết lẫn khó tránh khỏi.
Trên đây là nội dung bài viết về Utopia là gì? hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.