Tranche là gì? Bản chất và ví dụ về Tranche

Hiện nay, trên thị trường chứng khoán có rất nhiều công cụ tài chính khác nhau để phân tán rủi ro lãi xuất trên các chứng khoán xếp hạng tín dụng. Trong đó chúng ta phải kể đến công cụ tài chính Tranche, đây là một phần trong chứng khoán gộp. Vậy để biết thêm về công cụ tài chính Tranche là gì? Bản chất và ví dụ về Tranche.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tranche là gì?

Tranche” là một từ tiếng Pháp, tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa “lát” hay “phần”.

Tranche là một phần của chứng khoán gộp, thường là các công cụ nợ, được phân tách bởi rủi ro sau đó bán cho các nhà đầu tư khác nhau. Các tranche trong công cụ tài chính được cung cấp cùng một lúc nhưng với rủi ro, phần thưởng và kì hạn khác nhau để thu hút nhiều nhà đầu tư khác nhau. Nói cách khác, chứng khoán thường được phát hành theo các phần (tranche) nhỏ, để đáp ứng các mục tiêu của nhà đầu tư khác nhau về đa dạng danh mục đầu tư. Trong tài chính, tranche còn là tỉ lệ phần trăm của một sản phẩm nợ có cấu trúc. Tranche là công cụ phân tán rủi ro lãi suất trên các chứng khoán xếp hạng tín dụng khác nhau.

Hay chúng ta cũng có thể hiểu đây là một trong những lớp chứng khoán nợ được phát hành như một phần của trái phiếu hoặc công cụ riêng lẻ, đây là từ gốc Pháp, có nghĩa là một phần. Chứng khoán thường được phát hành theo các phần nhỏ, để đáp ứng các mục tiêu của nhà đầu tư khác nhau về đa dạng danh mục đầu tư. Ví dụ: Nợ cầm cố bảo đảm là chứng khoán được bảo lãnh bằng cầm cố phát hành với những phần trái phiếu khác nhau, được phát hành theo một khế ước trái phiếu duy nhất, phân loại từ trái phiếu trả nhanh đến trái phiếu trả chậm dài hạn (gọi là trái phiếu dồn tích hoặc trái phiếu Z). Mỗi loại trái phiếu sẽ được thanh toán tuần tự; khi một trái phiếu đáo hạn, trái phiếu kế tiếp được thanh toán theo tiến trình từng bước (stepping stone). Mỗi phần có một phiếu lãi và ngày đáo hạn khác nhau và có thể xác định bằng số CUSIP khác nhau.

2. Bản chất và ví dụ về Tranche:

Bản chất của tranche thì chúng ta thấy nó thường được sử dụng trong các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO), chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Tất cả các sản phẩm giao dịch chứng khoán liên quan đến xếp hạng tín dụng và kì hạn khác nhau, tìm cách phân bổ rủi ro đầu tư trong các tranche khác nhau. Chẳng hạn như, danh mục chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) có thể bao gồm các khoản thế chấp khác nhau với các kì hạn khác nhau và rủi ro khác nhau. Chia một sản phẩm tài chính thành các tranche chắc chắn có thể làm tăng khả năng tiêu thụ cụ thể là để tăng tính thanh khoản của sản phẩm.