Tomochain là gì?
TomoChain (TOMO) là một Blockchain nền tảng (Blockchain Platform) hỗ trợ giải quyết giao dịch tức thì như một giải pháp lý tưởng cho Tomoapp và các ứng dụng phân cấp trên Geth nhằm giải quyết vấn đề mở rộng của các nền tảng blockchain đặc biệt là Ethereum. Ý tưởng đằng sau Blockchain lớp thứ 2 là dùng giải pháp mở rộng theo chiều ngang, tích hợp mạng lưới Ethereum để sao lưu và trao đổi chéo giữa các blockchain. Tomochain được tạo ra để trở thành một mạng lưới chain nhằm hỗ trợ tốc độ xác nhận giao dịch tối đa với mức phí gần như không đáng kể, trong khi đó, các smart contract sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cho DApps, phát hành và tích hợp token cho cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- CoinMarketCap giới thiệu thuật toán mới để đánh giá các đồng tiền điện tử
- CEO của Binance: “Ngành công nghiệp tiền điện tử cần những người kiến thiết và các dự án thay vì là ETF”
TomoChain hoạt động với một hệ thống 150 Masternode cùng thuật toán Proof of Stake Voting (POSV). Tính bảo mật và ổn định của chuỗi được đảm bảo bằng những công nghệ cao như cơ chế bảo mật hai lớp, quá trình lựa chọn ngẫu nhiên như gửi hoặc nhận bằng smart-contracts. Ngoài ra, nhiều công nghệ mở rộng mới như tăng cường máy ảo Ethereum, tạo chain riêng, sharding hay tích hợp phần cứng cải tiến đang được tiếp tục nghiên cứu và tích hợp với Masterndode của TomoChain trong tương lai gần giúp TomoChain trở thành một môi trường lý tưởng để phát triển các ứng dụng phi tập trung.
Ý tưởng của TomoChain xuất phát từ TomoApp, một ứng dụng mạng xã hội Q&A phi tập trung, tại đó mọi người có thể giúp đỡ nhau thông qua việc trả lời các câu hỏi bằng văn bản hoặc tin nhắn video như một nền tảng Q&A ngang hàng (P2P). Đây chính là ứng dụng khách hàng xã hội đầu tiên trên TomoChain. Đặc biệt, TomoChain còn có ví chuyên dụng cho mang tên TomoWallet, an toàn và thân thiện với người dùng. Người dùng có thể gửi và nhận mã thông báo và thẻ được sự hỗ trợ từ các ứng dụng của bên thứ ba. Fun Fact ở đây là ứng dụng của Tomo được lấy ý tưởng từ “Tò mò”.
Mục tiêu mà đội ngũ Tomochain muốn hướng tới chính là trở thành một Public Blockchain tích hợp EVM (Ethereum Virtual Machine) với những ưu điểm: Phí giao dịch rẻ, thời gian xác thực nhanh, độ bảo mật cao.
Xem thêm tại: https://tomochain.com/vi/about-us-vi/
Token TOMO là gì?
TOMO là token chạy trên Blockchain của TomoChain. TOMO tạo động lực thúc đẩy phát triển trong mạng lưới của TomoChain. Sự kiện Mainnet vào ngày 14/12/2018 đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ của TomoChain khi chính thức tách ra khỏi Ethereum và chạy trên Blockchain riêng của mình, với 150 MasterNodes, TOMO cùng chính thức trở thành một native token chạy trên nền tảng của nó. TOMO là một native token trong hệ sinh thái của TomoChain để tạo động lực cho người dùng đóng góp vào hệ thống. Đồng thời, các bên thứ 3 cũng sử dụng TOMO để dùng các dịch vụ trên hệ sinh thái của TomoChain.
Thông tin cơ bản về đồng TomoChain (TOMO)
- Ticker: TOMO
- Blockchain: TomoChain
- Block time: 2s
- Loại token: Token gốc (Native token)
- Tổng cung: 100.000.000 TOMO
- Cung lưu thông: 76.617.675 TOMO
Token Allocation
- 55% dành cho Token Sale
- 12% dành cho đội ngũ
- 16% dành cho đối tác chiến lược và xây dựng hệ sinh thái
- 17% cho phần thưởng Block
Đội ngũ phát triển và cố vấn
Tomochain là dự án được phát triển bởi 2 nhà sáng lập người Việt là Long Vương và Sơn Nguyễn có trụ sở chính tại Hà Nội Việt Nam. Đội ngũ dự án bao gồm team phát triển dự án và team cố vấn.
Team phát triển:
– Long Vuong (CEO của TomoChain): đồng sáng lập và trưởng dự án NEM blockchain. PhD candidate in economics, Massachusetts, U.S. Đồng thời, anh Long Vương cũng là cố vấn cho nhiều dự án lớn như Serum (SRM).
– Le Ho (Giám đốc tài chính): Chị Lê có bằng CFA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong đầu tư và tài chính. Nguyên Phó giám đốc Phụ trách Đầu tư và Quản lý Danh mục tại BVIM. Nguyên Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp tại Công ty chứng khoán HSC.
– Son Nguyen (Giám đốc kỹ thuật): chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng công nghệ mới, người sáng lập cộng đồng Blockchain Developer với hơn 800 thành viên tích cực.
– Tung Hoang (Quản lý dự án): Giám đốc phát triển sản phẩm tại TomoWallet, đồng thời là một lập trình viên Fullstack và Smart contract giàu kinh nghiệm
– Tu Nguyen (Blockchain Lead Engineer): Là kỹ sư dày dặn kinh nghiệm về Blockchain và Điện toán đám mây. Là lập trình viên chính thức của các tổ chức phần mềm Apache Software Foundation và Could Native Computing Foundation. Là kỹ sư trưởng của nhiều dự án phần mềm mã nguồn mở bao gồm kubeless, kubeapps, kompose, kubewatch. Lấy bằng thạc sỹ khoa học máy tính tại Thụy Sỹ chuyên ngành Hệ Thống Phân Tán.
– Dr. Cam Pham (Blockchain Researcher): Chuyên gia nghiên cứu về thuật toán đồng thuận của blockchain và thuật toán mã hóa. Từng là chuyên gia nghiên cứu và kỹ sư phần mềm về thiết kế hệ thống phần mềm phức tạp, đam mê tìm hiểu hệ thống phân tán. Tiến sĩ về Kỹ thuật phần mềm, Université Paris-Saclay (Pháp).
– Nguyen Bui (Giám đốc Marketing): 12 năm kinh nghiệm về tài chính và marketing. Có bằng MBA tại trường Nanyang Technological University Singapore. Từng là Business Leader tại Infinity Blockchain Labs.
Ngoài ra, còn những cái tên tiêu biểu của dự án như: Minh Khai, Viet Anh Vu, Tam Nguyen, Dinh Le, Nien Le, Can Dang, Etienne, Alex, Victor, Tho Nguyen.
Team cố vấn:
– Willis Wee (Nhà sáng lập và CEO của Tech in Asia YC W15) : Là một doanh nhân từ năm 19 tuổi, Willis quan tâm đến các chủ đề liên quan đến sự tăng trưởng của công ty, bao gồm xây dựng đội ngũ, văn hoá và quản lý sản phẩm. – Roger Lim (Giám đốc điều hành tại NEO Global Capital): Chủ tịch của tổ chức Qlink, cố vấn của Bluzelle, SelfKey, The Key, Coinfi, Fortuna Capital, Jet8. Nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain và là một doanh nhân thành đạt đã đồng sáng lập và phát triển mạng lưới WebVision – một nền tảng điện toán đám mây nổi tiếng.
– Thuc Vu (Nhà sáng lập và CEO của Kambria và OhmniLabs): Cựu sáng lập Katango và Tappy được Google và Weeby.cio mua lại. PhD tại đại học Stanford và Cử nhân tại Carnegie Mellon ngành khoa học máy tính.
Mục tiêu mà đội ngũ hướng đến chính là trở thành lực lượng xây dựng mạng Internet giá trị hàng đầu, thiết kế cơ sở hạ tầng hoạt động như một hệ thống tài chính thay thế an toàn, minh bạch, hiệu quả, công bằng hơn cho mọi người.
Thông tin về kế hoạch phân bổ TOMO
Số lượng TomoCoin được giữ ở mức cố định và phân bổ: – 55 triệu coin dùng bán trong Private, Presale và ICO
– 33 triệu coin dùng để tặng thưởng hoặc chương trình xây dựng hệ sinh thái (phát hành trong 8 năm)
– 12 triệu coin được phân bổ cho các thành viên trong team, cố vấn và chương trình bounty.
Bạn có thể lưu trữ Tomo thông qua ví trực tiếp Tomowallet với những hỗ trợ tính năng đầy mong đợi như:
– Đảm bảo tính an toàn cho TomoCoin, Ethereum và các coin, token khác trên Ethereum hay TomoChain.
– Chức năng gửi TomoCoin, tin nhắn, các coin và token khác cho bạn bè và danh sách liên hệ một cách bảo mật.
– APIs cho các bot và ứng dụng bên thứ 3.
– Khả năng lưu trữ nhiều loại token khác nhau trong một ví và gửi đi là một nhu cầu lớn để dễ dàng sử dụng và cài đặt hàng loạt.
TomoChain (TOMO) được dùng để làm gì?
- Dùng TOMO để trả thưởng Reward cho các Master Nodes và các Stakers.
Như đã giải thích ở phần trên, TomoChain (TOMO) có cơ chế đồng thuận là PoSV. Trong đó có cả sự đóng góp của Master Nodes và Stakers những người vote cho các Master Nodes. Những người này đóng góp và việc xác thực giao dịch, đóng khối trong Blockchain. TomoChain (TOMO) sẽ trả thưởng cho những người này bằng đồng TOMO. Chú ý: Hiện tại TomoChain (TOMO) đang có 150 Master Nodes trên toàn cầu. Các Master Nodes được sẽ được chọn tuần tự để tham gia sản xuất khối Blocks. Tổng lượng TOMO dự trữ để làm phần thưởng reward là 17,000,000 TOMO và sẽ được release trong 8 năm. Sau khoảng thời gian trên, rewards cho các Master Nodes sẽ lấy từ Transaction Fees. Hoặc các Master Nodes sẽ có quyền quyết định tăng thêm 0.5 – 1 triệu TOMO mỗi năm để dùng cho mục đích eward hay không.
- TOMO được dùng để Stake và nhận Reward.
- TOMO được team dev dùng để xây dựng, phát triển hệ sinh thái của TomoChain (TomoScan, TomoWallet, TomoMaster).
- TOMO được dùng để trả thưởng cho các cuộc thi Hackathon do TomoChain tổ chức/tài trợ.
- TOMO được dùng để gọi vốn cho các dự án xây dựng trên nền tảng BlockChain của TomoChain.
Là một nền tảng Public Blockchain, TomoChain cho phép xây dựng các dApp trên nền Blockchain của mình. Các dự án này muốn phát triển và gọi vốn có thể sử dụng TOMO Coin. Việc này tương tự như các dự án ICO xây dựng trên Ethereum Blockchain, gọi vốn bằng ETH. Dự án đầu tiên gọi vốn ICO trên TomoChain là Triip.me
Blockchain của TomoChain (TOMO) có gì nổi bật?
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake Voting (PoSV) Như đã nhắc ở phần đầu, TomoChain (TOMO) có cơ chế đồng thuận của riêng mình, họ gọi là Proof of Stake Voting (PoSV). Đây được coi như trái tim của cả TomoChain. Với POSV, TomoChain (TOMO) có thể tích hợp EVM (Ethereum Virtual Machine). Nhờ đó, các hợp đồng thông minh của Ethereum có thể chạy với thời gian xác nhận giao dịch gần như ngay lập tức. Phần này mình sẽ nói chi tiết hơn, vì nó liên quan tới việc đồng TOMO được dùng để làm gì. Chi tiết hơn về cơ chế Proof of Stake Voting (PoSV): Các ứng viên phải sở hữu 50,000 TOMO để có quyền ứng cử thành các Master Nodes. Tuy nhiên, các ứng cử viên này còn cần phải có sự bầu chọn của các TOMO Holders khác để chính thức trở thành Master Nodes. Các Master Nodes này sẽ có nhiệm vụ tạo khối (Blocks) bên trong TomoChain. Cơ chế xác thực kép Double Validation Với cơ chế này, mỗi Block được tạo trong TomoChain sẽ được xác thực 2 lần. Lần 1 là Confirm tuần tự, lần 2 là Masternode khác sẽ Confirm một cách ngẫu nhiên. Việc này sẽ giúp tăng cường tính bảo mật bên trong mạng lưới Blockchain của TomoChain, giảm tỉ lệ tấn công vào hệ thống. TomoChain là một trong những nền tảng Blockchain hỗ trợ Non-Fungible Token (NFT) Đây có thể coi là tầm nhìn xa của TomoChain cho tương lai. Một số đặc điểm khác của TomoChain:
- Thời gian đóng 1 Blockchain: 2 giây.
- Phí giao dịch thấp: chỉ khoảng 1/100 so với Ethereum.
Phí giao dịch TomoChain (TOMO)
Hiện tại, TomoChain (TOMO) đã chính thức Mainnet ngày 14/12/2018 và chạy trên Blockchain riêng của mình. Phí giao dịch trong mạng lưới Blockchain của TomoChain (TOMO) thấp. Ước tính bằng khoảng 1/100 phí trên Ethereum. Ngoài ra, với đồng TOMO Coin, khi anh em giao dịch trên các sàn sẽ chịu thêm phí giao dịch, phí rút/nạp (nếu có). Update ngày 20/6/2019:Mình đã trao đổi với anh Nguyen Bui CMO của TomoChain thì được biết thêm thông tin chi tiết về phí giao dịch trên mạng lưới của Tomo như sau.Gas Price của TomoChain: 0.25GWeiGas Price của Ethereum: 10GWei (min 1GWei)Giá hiện tại TOMO $0.65 = 1/415 giá ETH. Do vậy phí trên TomoChain giao động từ 1/16000 đến 1/1600 phí trên Ethereum.
Cách kiếm và sở hữu đồng TomoChain (TOMO)
Một số cách kiếm và sở hữu TOMO Coin
- Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch: Kucoin, Hotbit, Gate.io,..
- Trở thành Master Nodes, hoặc Stakers để nhận Rewards là TOMO Coin.
- Tham gia một số chương trình Bounty, Airdrop của TomoChain để nhận thưởng.
Đào TomoChain (TOMO) như thế nào?
Anh em không thể đào đồn TOMO Coin bằng các máy đào như với BTC, ETH. Vì TomoChain (TOMO) có cơ chế đồng thuận PoSV. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, anh em có thể trở thành Master Nodes, đóng góp vào việc xây dựng khối và nhận Rewards (TOMO Coin).
Ví lưu trữ TOMO Coin
Anh em có thể lưu trữ TOMO trên các loại ví sau:
- Lưu trữ trực tiếp trên ví của các sàn giao dịch đang hỗ trợ đồng TOMO Coin: Kucoin, HotBit, Gate.io,..
- Ví cứng: Ledger Nano, Trezor,..
- Ví mềm: MetaMask, TrustWallet, MyEtherWallet,..
Ví Tomo Wallet. Xem thêm về ví Tomo Wallet tại đây: tomochain.com/tomowallet/
Sàn giao dịch TomoChain (TOMO)
Hiện tại, TOMO chủ yếu được giao dịch trên Binance và một số sàn khác như Kucoin, Hotbit,..
Tương lai của đồng TomoChain (TOMO)
TOMO là Native Currency trong hệ sinh thái của TomoChain. Sau khi Mainnet (14/12/2018) TomoChain đang tập trung phát triển hệ sinh thái của mình gồm có TomoScan, TomoWallet, TomoSwap, Tomo DEX. Cùng với việc mở rộng hệ sinh thái, nhu cầu mua đồng TOMO Coin cũng sẽ tăng trong tương lai, nhiều dự án dApp xây dựng trên TomoChain và gọi vốn bằng đồng TOMO Coin. Ngoài ra, NFT Token cũng là một hướng mà TomoChain đang nhắm tới. Hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều dự án phát triển NFT trên nền tảng của TomoChain.
Có nên đầu tư vào TomoChain (TOMO)
Một số key point mình list ra đây, để anh em tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư:
- Cơ chế đồng thuận PoSV, Master Nodes phải Stake đồng TOMO để được quyền tạo Block. Trả thưởng cho Master Nodes bằng TOMO lấy từ quỹ dự trữ.
- Hỗ trợ phát triển NFT Token.
- Cho phép xây dựng các dApps và phát hành ICO trên nền tảng của TomoChain.
XEM THÊM THÔNG TIN TẠI:
– Telegram quốc tế: https://t.me/tomochain
– Telegram Việt Nam: https://t.me/tomocoinVN
Tổng kết
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin tương đối chi tiết về Tomochain – một trong những dự án gây sốt sau màn gọi vốn đầu tư ICO ấn tượng từ đầu năm 2018. Coin68 hy vọng bạn sẽ có những quyết định phù hợp và đúng đắn nhất. Chúc bạn thành công!