Chắc hẳn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán hay tìm hiểu về lĩnh vực tài chính đều có nghe về thuật ngữ thanh khoản ít nhất một lần. Hôm nay Infina sẽ tổng hợp tất tần tật về khái niệm liên quan đến thanh khoản là gì cho các nhà đầu tư. Cùng xem ngay nào!
Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư cơ bản tại đây:
Thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là một khái niệm thiên về tài chính, nó chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.
Khả năng thanh khoản là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá xếp hạng tổ chức tín dụng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phân loại tài sản theo tính thanh khoản
Chúng ta có 4 loại tài sản chính trong tài chính. Infina sẽ phân theo thứ tự tính thanh khoản tăng dần.
Hàng hóa tồn kho
Đây được xem là nhóm tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Vì sao? Vì khi các tài sản này khi bán được cần phải trải qua rất nhiều các quy trình như: kiểm kê, vận chuyển, phân phối, công nợ….
Các khoản ứng trước ngắn hạn
Các khoản ứng trước từ trong các ngành nghề khác nhau cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn hàng hóa tồn kho.
Các khoản phải thu
Khoản phải thu này tương đương với các khoản ứng trước và phụ thuộc vào thời hạn thanh toán khác nhau. Có nhiều trường hợp các khoản phải thu này kéo dài lên đến vài năm
Các khoản đầu tư ngắn hạn
Đây là loại tài sản có tính thanh khoản thứ nhì vì có tỷ lệ chấp nhận đổi ra tiền mặt khá cao
Tiền mặt
Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhu cầu sử dụng liên tục, lưu thông liên tục.
Ý nghĩa thanh khoản theo từng cấp độ
Tính thanh khoản của một công ty
Thông thường, thị trường đo lường tính thanh khoản của một công ty chính là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó. Tính thanh khoản này được phản ánh qua 3 chỉ số sau
- Tỷ lệ vốn lưu động: là tỉ lệ thể hiện khả năng thanh toán của một công ty bằng các tài sản có tính thanh khoản cao mà công ty sở hữu.
- Hệ số thanh toán nhanh: tỷ lệ vốn lưu động trừ đi số lượng hàng tồn kho
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Chúng ta lấy dòng tiền đang hoạt động hiện tại chia lại cho các khoản nợ hiện tại để xác định chỉ số này. Doanh nghiệp càng mạnh thì chỉ số này càng cao.
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Đặc biệt hiện nay khi bạn mua cổ phiếu lô lẻ với tổng giá trị khớp lệnh là 300.000đ, bạn sẽ được nhận ngay 1 lượt mở cổ phiếu miễn phí có giá trị lên đến 1 triệu đồng.
TẢI APP NGAY!!!
Thanh khoản trong chứng khoán là gì?
Thanh khoản chứng khoán chỉ khả năng chuyển đổi từ chứng khoán đó thành tiền mặt và ngược lại. Vậy cụ thể hơn tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?
Cũng như chứng khoán nói chung, tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng mua, bán cổ phiếu một cách nhanh chóng. Một cổ phiếu được coi là có tính thanh khoản cao khi luôn có trên thị trường, giá cả ổn định và tăng theo thời gian. Khả năng phục hồi vốn đầu tư ban đầu cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường chứng khoán
Tính thanh khoản là một khái niệm định tính quan trọng, đôi khi ảnh hướng rất nhiều đến doanh nghiệp hoặc xa hơn là cả một thị trường. Có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản thị trường chứng khoán
- Các chỉ số tài chính sẽ phản ảnh chính xác tình hình hoạt động của một công ty trên thị trường chứng khoán. Khi kết quả kinh doanh tốt, tính thanh khoản sẽ cao và ngược lại.
- Các quy định của nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dẫn đến tác động gián tiếp đến chứng khoán.
- Tâm lý của nhà đầu tư dẫn đến việc tạo nên xu hướng. Khi thị trường đang khởi sắc thì các nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền hơn.
Bẫy thanh khoản là gì?
Khái niệm: Bẫy thanh khoản chỉ một tình trạng thị trường mà tại thời điểm đó mức lãi suất xuống quá thấp, mọi người sẽ giữ các tài sản dễ thanh toán (tài sản không sinh lợi) hơn là giữ các tài sản sinh lợi khác.
Cụ thể ở một mức lãi suất, khi nhu cầu về tiền nằm ngang thì dù chính sách tiền tệ có mở rộng để cắt giảm lãi suất đều không có hiệu quả và chỉ dẫn đến việc mọi người nắm giữ tiền nhiều hơn.
Rủi ro thanh khoản là gì?
Rủi ro thanh khoản là những tổn thất tiềm năng về tài chính, thương hiệu có thể xảy ra do ngân hàng không có khả năng hoặc không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn theo cam kết đề ra.
Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro mang tính hệ quả bởi ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, rủi ro thanh khoản có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng.
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Đối với nền kinh tế, các thiệt hại từ rủi ro thanh khoản gây ra ảnh hưởng đến các vấn đề lạm phát, phát triển kinh tế và đời sống xã hội như sau:
- Ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn.
- Lãi suất cấp tín dụng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ khiến giá cả tăng (lạm phát tăng), giảm quy mô đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
- Cuối cùng, khi giá cả tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân.
Các giải pháp khuyến nghị để quản lý rủi ro thanh khoản
Một số biện pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản:
- Đa dạng thu hút nguồn vốn bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.
- Sử dụng một số công cụ hỗ trợ tái cấp vốn.
- Thực hiện và quản lý nghiêm túc các quy định về hoạt động tín dụng từ nhà nước.
- Cơ cấu lại các nguồn vốn vay, vốn huy động một cách hợp lý giữa trung và ngắn hạn.
- Duy trì ổn định và hợp lý tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và dự trữ tiền mặt.
- Quản lý chặt chẽ các rủi ro thanh khoản.
Các sản phẩm như vàng, bất động sản hay bảo hiểm… trên thị trường đều có mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên rủi ro thanh khoản.
Tổng kết
Qua bài viết này, Infina đã cung cấp cho bạn các khái niệm về thanh khoản là gì cũng như các rủi ro về thanh khoản. Với những thông tin này, hy vọng Infina sẽ giúp được nhà đầu có thêm các kiến thức trong quá trình phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: