Nexus Framework là gì? – Scrum ở quy mô lớn và mô hình Học viện Agile

Nếu bạn nghĩ rằng Scrum chỉ phù hợp với các nhóm nhỏ thì có lẽ suy nghĩ đó là chưa đúng. Bởi lẽ khi triển khai các dự án theo mô hình Agile và cụ thể là phương pháp Scrum, nếu dự án của bạn quá phức tạp và linh động, thì việc triển khai theo Nexus là cần thiết. Có thể bạn đã từng nghe đâu đó rằng Nexus là Agile dành cho quy mô lớn, Nexus khác Scrum. Vậy Nexus cụ thể là gì? Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu nhé.

Nexus là gì?

Nexus là một khung làm việc được triển khai theo Scrum trên quy mô lớn giữa nhiều nhóm để cung cấp một sản phẩm tích hợp hay một dự án cuối cùng. Nó có thể được áp dụng cho 3-9 nhóm Scrum đang làm việc trong môi trường phát triển chung và có sự phụ thuộc với nhau trong mỗi Sprint. Nói đơn giản, Nexus là phương pháp làm việc để quản lý nhiều nhóm Scrum nhỏ.

Tại sao lại áp dụng Nexus?

Như bạn đã biết, Scrum là một khung làm việc theo Agile cho phép các nhóm làm việc linh hoạt và năng suất hơn. Trong Scrum, các dự án sẽ liên tục đưa thêm các giá trị cho khách hàng trong từng giai đoạn nhỏ, từ đó kiểm tra kết quả và cải tiến với chính những phản hồi thực tế. Chính điều đó đã khiến cho các dự án Scrum có tỉ lệ thành công cao hơn gấp 3 lần so với dự án theo phương pháp truyền thống Waterfall. Scrum bao gồm một tập hợp các sự kiện nhỏ như Sprint Planning, Sprint Review, Retrospective,… có ràng buộc mật thiết với nhau trong từng Sprint và giữa các Sprint trong Product Backlog. Chính vì vậy đã tạo lên một khung làm việc cực kì logic và hiệu quả như Scrum.

Nexus được xây dựng dựa trên nền tảng của Scrum và những người đã thực hành Scrum sẽ cảm thấy quen thuộc khi áp dụng Nexus. Hiểu đơn giản, Nexus sẽ được sử dụng khi nhóm Scrum quá lớn và cần tách ra thành các nhóm nhỏ, tuy nhiên vẫn cùng làm việc với một Product Backlog duy nhất cho dự án.

Như vậy, Nexus phù hợp với những dự án phức tạp, quy mô lớn và đòi hỏi mỗi nhóm Scrum chuyên sâu hơn để cung cấp những giá trị sâu cho khách hàng. Nexus cũng là một cách để giải phóng cho một nhóm Scrum lớn để giảm bớt sự phức tạp được tạo ra bởi sự phụ thuộc giữa các nhóm, giúp việc cộng tác giữa nhiều đối tượng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Cuối cùng, một dự án lớn và phức tạp vẫn đạt được sự linh hoạt “đáng mơ ước” của Agile.

Nexus có gì? Các tạo tác trong Nexus

  • Các nhóm sẽ cùng làm việc trên 1 Product Backlog.
  • Mỗi nhóm sẽ có một Sprint Backlog riêng.
  • Nexus Sprint Backlog là tập hợp các Sprint Backlog riêng lẻ. Lưu ý cần có một kế hoạch Sprint để phù hợp với sự phối hợp giữa các nhóm Scrum nhỏ.

Cấu trúc của Nhóm theo mô hình Nexus

  • Các vai trò trong nhóm gồm: Product Owner, Scrum Master, nhóm tự quản và liên chức năng. Ở đây sẽ chỉ có 1 Product Owner để dẫn dắt cả nhóm hoàn thành sản phẩm/dự án. Họ có thể được hỗ trợ bởi Business Analyst và kỹ sư hệ thống. Sẽ có nhiều Scrum Master điều phối các nhóm Scrum của họ. Mỗi nhóm Scrum liên chức năng nên có từ 3 đến 9 thành viên.
  • Nhóm Nexus: Bao gồm 1-2 thành viên từ mỗi nhóm Scrum chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn và bức tranh toàn cảnh về sản phẩm cũng như điều phối tất cả các nhóm Scrum.
  • Nhóm tích hợp Nexus: Chịu trách nhiệm cho việc tích hợp về công việc và kỹ thuật giữa các nhóm Scrum được trơ tru. Đặc biệt, thành viên của nhóm này sẽ không cố định. Thanh viên của nhóm này có thể gồm Agile Coach, đào tạo để đảm bảo sự phối hợp suôn sẻ và đúng nhịp độ công việc của các nhóm Scrum. Các nhóm Scrum có trách nhiệm tổng hợp lại công việc của họ để tạo ra sự tăng trưởng liên tục. Nếu trong các nhóm Scrum gặp vấn đề về sự phối hợp, một hoặc hai thành viên trong mỗi nhóm có thể cùng thảo luận với các thành viên trong nhóm khác để tìm giải pháp