24 lượt xem

Lp holding là gì

Lp holding là gì

Liquidity Provider là gì?

Để hiểu về khái niệm này, trước tiên chúng ta cần nắm về khái niệm Liquidity (Thanh khoản), nhằm ám chỉ mức độ lưu động (hay còn gọi là tính lỏng) của một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Liquidity Provider (LP) – nhà cung cấp thanh khoản, hay còn gọi là nhà cái (market maker) trên thị trường. Nếu trader bán ra thì LP sẽ mua vào và nếu trader mua vào thì LP sẵn sàng bán cho trader.

Vì sao cần Liquidity Provider?

Bất kỳ thị trường tài chính nào cũng tồn tại được là nhờ có người mua và người bán. Nếu bán ra mà không có người mua thì không thể nào khớp lệnh được. Ngược lại đối với chiều mua cũng vậy, khi muốn mua mà không ai bán thì giao dịch cũng không diễn ra được. Nếu chỉ đơn giản là người mua và bán giao dịch với nhau mà không cần các Liquidity Provider thì việc khớp lệnh sẽ diễn ra rất chậm chứ không được nhanh chóng như bây giờ, đơn giản vì người mua và bán khó đối ứng lệnh với nhau một cách hoàn hảo.

Liquidity Provider kiếm tiền từ đâu?

Rất đơn giản, nếu là nhà cái thì trước hết họ sẽ sống bằng tiền thua lỗ của trader rồi. trader lỗ thì họ lời, trader lời thì họ lỗ

Nguồn sống thứ 2 của họ đến từ spread, tức là chênh lệnh giá chào mua (bid) và giá chào bán (ask). Mức spread này dao động ít nhiều tùy vào độ phổ biến của sản phẩm giao dịch.

Liquidity Provider và AMM

Kể từ khi giao thức Uniswap và Sushiswap trở nên nổi tiếng, các khái niệm về Liquidity Provider hay AMM bỗng trở nên phổ biến, đi cùng với đó là trào lưu Yield Farming. Và rất cả những khái niệm này liên quan mật thiết với nhau trong thế giới tiền điện tử nói riêng.

Yield Farming còn được gọi là Khai thác Thanh khoản, một cách để tạo ra phần thưởng khi nắm giữ tiền điện tử. Nói nôm na là khi quá trình Yield Farm xảy ra, người dùng sẽ khóa một token và nhận phần thưởng bằng một đồng token khác. Hình thức này giống hệt như Staking. Tuy nhiên, Yield Farm hoạt động khác với Staking. Cụ thể, nó tương tác với các Liquidity Providers để cấp thanh khoản cho các Liquidity Pool trong giao thức.

AMM còn được gọi là Nhà tạo lập thị trường tự động (Automated Market Maker), là một cơ chế hoạt động dựa trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap hay Sushiswap. AMM gom thanh khoản của nhiều Liquidity Provider và thực hiện định giá token bằng một phương trình đặc biệt. Sau cùng, chia lợi nhuận cho các LP góp phần duy trì giao thức AMM, cũng như sự hoạt động của sàn DEX.

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.