Gaming là một trong những đề tài được nói đến khá nhiều gần đây trong Crypto. Và từ đó đã sản sinh ra một khái niệm “tuy mới nhưng cũ”, đó là IGO. Vậy IGO là gì?
IGO là gì?
IGO là viết tắt của Initial Gaming Offering, chỉ việc gọi vốn đến từ các dự án chuyên về mảng Gaming trong Crypto. Có lẽ anh em cũng đã từng nghe những cụm từ hơi giống IGO, ví dụ như ICO, IEO hay gần nhất là IDO. Tất cả cơ bản đều giống nhau, đó là nói về hình thức gọi vốn, nhưng khác nhau về chủ thể.
Đây là một bước tiến chắc chắn phải diễn ra trong thời kỳ Gaming trên Blockchain trở nên cực kỳ phổ biến, nhờ vào trend Play to Earn bắt đầu nở rộ vào khoảng tháng 06/2021.
Mục đích của IGO
Lý do cho việc ra đời của IGO đó là các dự án Gaming mọc lên ngày càng nhiều, trong số đó cũng có những dự án tốt, nhưng khó để mở bán token trên các sàn CEX ở các vòng Public Sale. Và do đó, các nền tảng IGO ra đời.
Đối với nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư xuất thân từ “game thủ”, họ đặc biệt có nhiều kinh nghiệm hơn về dự án làm về game so với các dự án DeFi khác. Nên IGO cũng là cơ hội kiếm lợi nhuận cho những người yêu thích đầu tư các dự án liên quan đếm Gaming.
Cuối cùng, đối với cả mảng Gaming trong Crypto, IGO đóng vai trò là bệ phóng để các dự án chất lượng có cơ hội để thể hiện mình, giúp cho cả Sector này ngày càng phát triển, giống như cách IDO đã giúp DeFi từ những ngày đầu.
So sánh ICO, IEO, IDO và IGO
Thật ra vẫn còn rất nhiều cái tên khác như IFO, IHO,… nhưng ở đây, mình sẽ so sánh IGO với 3 cái tên lớn nhất, đó là ICO, IEO và IDO.
- ICO: Cách thức gọi vốn đầu tiên trong Crypto, các dự án sẽ tự huy động vốn từ cộng đồng, không thông qua bên thứ 3.
- IEO: Bước tiến tiếp theo của ICO, cũng là các dự án gọi vốn, nhưng bắt đầu xuất hiện bên trung gian thứ ba, đó là sàn tập trung như Binance.
- IDO: Chỉ mới ra mắt vào khoảng đầu năm 2021, đó là lúc DeFi bắt đầu bùng nổ. IDO là một hình thức gọi vốn với bên thứ ba là các nền tảng gọi vốn, sau đó token sẽ được list trên các sàn phi tập trung như Uniswap, PancakeSwap,…
- IGO: Tương tự những dự án khác, các Game cũng cần có token quản trị, tiền tệ,… nên cũng có thể gọi vốn thông qua việc bán các token này. Cách thức gần như tương tự với IDO.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa IGO và các thuật ngữ này, bạn có thể tham khảo thêm video phân tích IGO dưới đây:
Một số nền tảng IGO hiện nay
GameFi
Nếu anh em đã từng nghe đến Red Kite, một nền tảng IDO của người Việt, thì GameFi là một trong những sản phẩm tiếp theo của team.
Ngoài việc hỗ trợ gọi vốn, thì GameFi trong tương lai cũng sẽ thành lập Guild tương tự Ancient8 hoặc Yield Guild Game, với các học bổng khuyến khích game thủ.
Gamestarter
Thay vì bán token, Gamestarter cho phép các dự án gây quỹ bằng cách bán các vật phẩm trong game ở dạng NFT của mình. Một điểm cộng của Gamestarter, đó là có giao diện dễ nhìn, cũng như ghi rõ ATH của từng dự án.
Không chỉ là một nền tảng gọi vốn cho Gaming, Gamestarter còn cung cấp một thị trường để giao dịch tài sản kỹ thuật số từ các trò chơi được khởi chạy thành công, và cả NFT của các game gọi vốn trên Gamestarter.
Phí bán NFT ở Gamestarter dù khá cao (2%) so với các giao dịch thông thường, nhưng nhìn chung vẫn rẻ hơn Opensea (3%). Tuy nhiên, nếu sử dụng GAME (token của Gamestarter), thì anh em sẽ được giảm xuống còn 0.2%.
Seedify
So với các nền tảng khác, Seedify là một trong những nền tảng có số lượng dự án đăng ký gọi vốn khá nhiều. Ngoài ra, Seedify chia ra đến 9 tier, điều này giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với túi tiền.
Vào đầu tháng 10/2021, Seedify ra mắt kế hoạch ra phiên bản V2 của mình cùng nhiều sự mở rộng không chỉ còn là nền tảng gọi vốn, nổi bật nhất là Studio với thêm hơn 20 nhân sự cho nhiều mảng như Designer, Animator,…
Enjinstarter
Có lẽ chỉ nghe tên, anh em cũng đoán được phần nào về Enjinstarter đúng không? Enjinstarter là nền tảng IGO tập trung cho việc phát triển hệ sinh thái Enjin nói riêng và cả vũ trụ Metaverse nói chung.
Khác với các IGO Launchpad thông thường, Enjinstarter hướng đến việc ươm mầm cho các dự án Gaming gọi vốn bằng cách hỗ trợ mạng lưới, tư vấn phát triển dự án. Cách làm này tương tự Alpha Finance Launchpad hay Impossible Finance.
IGO – Xu hướng ngắn hạn hay dài hạn?
Nhìn chung, IGO không khác gì với IDO, nhưng IDO thật ra theo cá nhân mình đã không còn quá hot khi bị lộ ra nhiều điểm yếu trong cả cách thức chơi, lẫn cách thức quản lý dự án. Để nắm rõ hơn về các nhược điểm của IDO, anh em có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây!
Nói vậy không có nghĩa là mình không tin vào Gaming. Trước khi bước vào nền tảng Blockchain, Gaming đã được ra đời trong thế giới truyền thống từ hàng chục năm về trước, từ thời chưa ai biết IPhone là gì, hay nhà nhà còn không có nổi cái máy tính, cho đến ngày hôm nay, chúng ta đã có rất nhiều thể loại game ra đời như đi cảnh, MOBA,… kèm với đó là những giải thưởng lên đến triệu đô.
Do đó, bước tiến vào Blockchain cũng chỉ như một môi trường mới với Gaming, sẽ chẳng ai có thể chê việc vừa được chơi game vừa có tiền cả. Nên theo mình, mảng Gaming vẫn sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài nữa.
Vậy còn IGO? Nếu cho dù mình đoán đúng trend Play to Earn sẽ còn tiếp diễn, thì IGO cũng là một hình thức gọi vốn IDO như mình đã nói trên. Và nếu không khắc phục được những nhược điểm như bot, dự án scam,… thì IGO sắp tới có lẽ cũng là một trend nhỏ ngắn hạn.
Cách thức chơi IGO hiệu quả
Cần phải nhận định rằng IGO cũng chỉ mới vừa bắt đầu, nên khả năng cao sẽ trở lại con sóng đầu tiên của IDO vào khoảng tháng 2/2021, nơi có rất nhiều dự án list sàn DEX pump x50 x70 hay có cả x100. Do đó, anh em có kinh nghiệm thì có thể tranh thủ tham gia giai đoạn này để kiếm lợi nhuận.
Đối với các nền tảng đòi hỏi mua token để Stake lấy tier, anh em cần để ý giá token, đối chiếu FDV với các dự án cùng mảng, để nhìn được cơ hội và rủi ro, tránh bị đu đỉnh.
Tổng kết
IGO có thể nói là một cột mốc quan trọng của Gaming trong Crypto, nó cho thấy sự tương quan giữa DeFi và Gaming. Nhưng liệu IGO sẽ có những bước đi khác IDO trước đây? Anh em có thể comment ý kiến của mình bên dưới về IGO.