Glmr coin là gì

Moonbeam (GLMR coin) được thiết kế để trở thành cầu nối giữa Ethereum và Polkadot. Đây là một đồng coin khá mới, vừa mới được ra mắt nên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Vậy cụ thể Moonbeam là gì, GLMR coin là gì, GLMR coin có tiềm năng không? Hãy cùng chúng mình đi vào tìm hiểu đồng coin này ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

GLMR coin là gì, nên mua Moonbeam (GLMR) không?

GLMR coin là gì?

GLMR coin là đồng tiền của nền tảng Moonbeam – một hợp đồng thông minh hoạt động trên blockchain của Polkadot. Polkadot cho phép người dùng tạo các blockchains của riêng họ, được gọi là parachains. Ý tưởng đằng sau Moonbeam là trong khi hoạt động trên Polkadot, thì các parachains đó cũng có thể kết nối và tương tác với blockchain của Ethereum.

Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tạo phần mềm của riêng họ trên Polkadot và tương thích với Ethereum, cho phép họ sử dụng các tính năng như Máy ảo Ethereum.

=> GLMR coin – Moonbeam đóng vai trò như một loại cầu nối, cho phép mọi người hoạt động trên cả Ethereum và Polkadot. Mục đích chính là nhiều người sẽ muốn tận dụng các tính năng tồn tại trên nhiều blockchain, tạo ra mọi thứ trên một nền tảng và sau đó sử dụng chúng trên một nền tảng khác.

Ý tưởng đằng sau Moonbeam – GLMR coin là gì?

Để hiểu rõ hơn về Moonbeam, hay GLMR coin là gì, hãy cùng nói về Polkadot.

Chúng mình đã có một bài review Polkadot, bạn có thể tham khảo: Polkadot là gì, nên đầu tư không?

Polkadot được biết đến là một blockchain có tác dụng liên kết nhiều nhiều chuỗi lại với nhau. Polkadot đóng vai trò là nền tảng layer 0, hỗ trợ một mạng lưới mở rộng của các blockchains layer 1, được gọi là parachains.

Parachains được thống nhất bởi một chuỗi duy nhất ở trung tâm của mạng, được gọi là chuỗi chuyển tiếp. Tất cả các parachains, bao gồm cả Moonbeam, chạy song song và liên kết với chuỗi tiếp sức, cũng như tất cả các parachains khác.

GLMR coin là gì? Moonbeam và Polkadot
Moonbeam và Polkadot

Mỗi parachain duy trì quyền kiểm soát và chủ quyền đối với mạng của mình đồng thời hưởng lợi từ khả năng tương tác chuỗi chéo và bảo mật được chia sẻ của Polkadot. Các parachains của Polkadot có thể trao đổi bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm mã thông báo, dữ liệu, hợp đồng thông minh, thông tin xác thực và thậm chí cả dữ liệu tiên tri ngoài chuỗi như giá cổ phiếu.

=> Điều đó có nghĩa là, bằng cách hoạt động như một parachain, Moonbeam có thể làm việc cùng với, cộng tác và hưởng lợi từ một cộng đồng rộng lớn và đa dạng hơn nhiều so với những nơi khác.

Mạng Moonbeam lặng lẽ xuất hiện trong không gian tiền điện tử vào tháng 1/2020 để tạo điều kiện tương tác chuỗi chéo giữa các mạng blockchain lớn nhất. Tuy nhiên bất chấp những lời nói đầy hứa hẹn, Moonbeam (GLRM coin) vẫn còn khá mù mờ, ít người quan tâm. Chỉ cho tối tháng 7 cùng năm, Derek Yoo, người sáng lập của Moonbeam, giành được tài trợ cho nền tảng từ Web3 Foundation, thì Moonbeam mới thu hút được sự chú ý.

=> Sau sự cấp phép và bỏ phiếu tín nhiệm từ nền tảng Web3, Moonbeam đã ra mắt Testnet vào tháng 9/2020. Việc ra mắt là một thành công, nhưng Moonbeam đã không hoàn toàn thành công cho đến tháng 11 năm 2021, khi nó được lọt vào một vị trí parachain của Polkadot.

Hơn 200.000 người ủng hộ Moonbeam đã ủy thác token DOT trị giá gần một tỷ đô la để đẩy Moonbeam về đích và lọt vào một vị trí parachain. Nhóm Moonbeam bắt đầu chuyển nền tảng này sang Polkadot và vào ngày 11 tháng 1 năm 2022, Moonbeam chính thức hoạt động trên Polkadot.

Ai là người được hưởng lợi từ Moonbeam (GLMR)?

  • Các dự án dựa trên Ethereum: Các ứng dụng Ethereum đang phải đối mặt với những thách thức về chi phí và khả năng mở rộng ngày càng tăng. Nhưng với GLMR coin, họ có thể dễ dàng di chuyển sang Moonbeam mà không gặp quá nhiều rắc rối.
  • Các dự án dựa trên Polkadot: Các ứng dụng Polkadot không có chức năng hợp đồng thông minh có thể nâng cao dịch vụ của chúng hoặc thêm chức năng không có sẵn thông qua chuỗi chuyển tiếp của Polkadot.
  • Nhà phát triển DApp: Các nhà phát triển đang tìm cách xây dựng trên Polkadot có thể sử dụng Moonbeam để mở rộng phạm vi tiếp cận của họ sang các chuỗi khác trong khi tận dụng các công cụ và dịch vụ hữu ích khác của Moonbeam.

Đặc điểm của nổi bật của Moonbeam (GLMR)

Đặc điểm nổi bật nhất của Moonbeam chính là đem đến khả năng tương tác giữa các blockchain. Có nghĩa đứng ở ngôi nhà này, nhưng vẫn có thể tận hưởng mọi tiện ích từ ngôi nhà khác.

Nhưng Moonbeam không phải là giao thức duy nhất có đặc điểm này. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp một số công cụ, tính năng và dịch vụ có lợi mà nhiều đối thủ cạnh tranh của nó còn thiếu. Cụ thể:

  • Moonbeam có hệ sinh thái rộng lớn và đang phát triển: Cho đến nay, cộng đồng của Moonbeam có hơn 80 giao thức khác nhau, và nó đã tích hợp nhiều API, cầu nối, oracles, DApps, DeFi, trình khám phá, dịch vụ lưu trữ và ví Web3…v… Tất cả đều có thể giao tiếp được với những giao thức thuộc Polkadot và Ethereum.

  • Khả năng tương thích EVM: Khiến cho việc di chuyển các hợp đồng thông minh sang Moonbeam dễ dàng, không tốn thời gian và chi phí.

  • API Web3: API của Moonbeam cung cấp cả quyền truy cập vào mạng Web3 một cách dễ dàng. Điều này đã thúc đẩy các nhà phát triển muốn triển khai lại các hợp đồng thông minh Solidity và DApps dựa trên Ethereum của họ trên Moonbeam.

  • Tích hợp Cross-Chain: Một số cầu nối đã được tích hợp với Moonbeam, bao gồm cBridge và Giao thức hoán đổi đa phương tiện. Mỗi cầu nối cho phép các giao thức trên Moonbeam di chuyển nội dung sang các giao thức trên các chuỗi khác

  • Ngôn ngữ hợp đồng thông minh quen thuộc: Mặc dù Solidity là ngôn ngữ chính được sử dụng trên Moonbeam, nhưng giao thức này hỗ trợ bất kỳ ngôn ngữ nào biên dịch xuống EVM bytecode, chẳng hạn như Vyper.

  • Moonbeam có lợi thế người đi đầu: Polkadot là nền tảng đầu tiên vận hành các parachain theo dạng này, nên những dApps tích hợp với Moonbeam sẽ được hưởng lợi ích đầu tiên từ việc truy cập được cả vào Ethereum và Polkadot. Và dĩ nhiên, điều này sẽ thu hút rất nhiều nhà phát triển tìm đến nó.

Token GLMR là gì?

GLMR là token gốc của Moonbeam. Nó giúp cung cấp năng lượng cho các hợp đồng thông minh trên mạng, giúp các ứng dụng phi tập trung (DApps) hoạt động và giữ an toàn cho hệ thống. Nó cũng được sử dụng để trả phí giao dịch trên mạng và trả tiền cho những người điều hành các node của hệ thống. Ngoài ra, chủ sở hữu token GLMR cũng có thể bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến việc quản lý mạng lưới.

Tại sao lại có tên là GLMR, bởi đây là viết tắt của Glimmer.

Có tối đa 1 tỷ token GLMR tất cả. Hiện lại, nó đã lưu hành được 335,457,090 token, và tỷ lệ lạm phát dự kiến hàng năm là 5% nguồn cung chưa lưu hành.

Dưới đây là biểu đồ phân bổ token GLMR coin:

Phân bổ token GLMR coin
Phân bổ token GLMR coin

Biến động giá GLMR coin thời gian qua

GLMR coin là gì và nó có nên đầu tư vào nó không? Để xem xét một đồng coin thì việc tìm hiểu biến động giá của chúng trên thị trường là rất quan trọng, vì dựa vào đó bạn có thể phần nào dự đoán được giá GLMR coin trong tương lai.

  • GLMR bắt đầu được giao dịch vào 11/1/2022, với giá khởi điểm là 11 đô la.
  • Ngay sau đó, nó đã tăng đột ngột tới 4000%, để đạt mức 437,07 đô la, nhưng rồi cũng nhanh chóng giảm xuống, để đóng cửa trong ngày ở ngưỡng 11,91 đô la.

Những ngày giao dịch đầu tiên của bất kỳ loại tiền điện tử nào không phải là stablecoin, hầu hết cũng đều chứng kiến cảnh tượng giá pump lên đỉnh rồi rớt không phanh, và GLMR coin cũng không ngoại lệ. Còn thời gian sau, hầu như giá GLMR đi theo xu hướng giảm giá chung của thị trường, nên có vẻ rất có ít dữ liệu để đánh giá chính xác được về nó.

Tại thời điểm viết bài, giá GLMR coin là:

Có nên đầu tư vào GLMR coin không?

Để quyết định có nên đầu tư vào GLMR coin không, hãy cùng chúng mình điểm lại những ưu nhược điểm, cũng như tiềm năng của đồng coin này nhé.

GLMR coin là gì?
GLMR coin là gì?

Ưu điểm của GLMR coin là gì?

  • Giúp các ứng dụng chạy trên Polkadot có thể tương tác được với Ethereum.
  • Được hỗ trợ bởi một nền tảng rất uy tín trên thị trường, là Polkadot.
  • GLMR coin có nhiều đối tác quan trọng trên thị trường như Chainlink, SushiSwap, Ledger…
  • Cộng đồng Moonbeam đang phát triển nhanh chóng và nhận được nhiều sự ủng hộ.
  • Moonbeam có lợi thế là người đi đầu trong lĩnh vực này.
  • Hệ sinh thái Moonbeam đang ngày càng phát triển, và còn mở rộng nhiều hơn nữa.

Nhược điểm của GLMR coin là gì?

  • Kể từ ngày 25 tháng 2, GLMR coin không được niêm yết trên Coinbase (sàn giao dịch lớn nhất nước Mỹ).
  • Giá GLMR coin biến động mạnh, và đi theo xu hướng biến động chung của thị trường.
  • Nó là nền tảng ra đời dựa trên nền tảng khác, bổ sung cho nền tảng khác, nên nó khó có thể đi một mình.
  • Gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực “chéo blockchain”.
  • GLMR coin còn khá mới nên còn ít dữ liệu để phân tích, đánh giá chính xác.

Dự đoán giá của Moonbeam (GLMR coin)

Vì Moonbeam còn rất mới nên có nghĩa là có ít thông tin hơn để mọi người có thể dựa trên dự báo giá của nó. Tuy nhiên một số website chuyên nghiệp cũng đưa ra một vài nhận định của họ về giá GLMR trong tương lai:

  • PricePrediction dự đoán giá GLMR coin trong năm nay sẽ giao dịch ở mức giá trung bình là 3,16 đô la trong năm nay trước khi đạt khoảng 4,73 đô la vào năm 2023. Vào năm 2024, đồng tiền này có thể đạt 6,87 đô la, trang web cho biết. Mô hình tăng giá hàng năm tiếp tục đến năm 2025, khi dự đoán giá GLMR đạt mức trung bình là 10,28 đô la.

  • DigitalCoinPrice đưa ra dự đoán giá GLMR coin rằng đồng tiền này sẽ đạt 3,19 đô la vào năm 2022, 3,79 đô la vào năm 2023 và 4,04 đô la vào năm 2024, và đến năm 2025 là 5,19 đô la. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sẽ dừng lại và một đợt giảm giá sẽ diễn ra vào năm 2026.

Trên đây là quan điểm của dautu.io về Moonbeam. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được phần nào Moonbeam là gì, GLMR coin là gì cũng như quyết định được việc có nên đầu tư vào đồng coin này hay không. Chúc các bạn đầu tư sáng suốt.