Fibonacci là gì? Các sử dụng dãy số fibonacci trong đầu tư chứng khoán – PineTree Securities

Định nghĩa Fibonacci

Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci từ thế kỷ 12.

Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các số bắt đầu là 0, 1 và số phía sau là tổng của 2 số đứng liền trước.

Dãy số Fibonacci: 0,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,233,377,610,..

Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8%, 23.6%, 28.2%, 61.8%. Nhiều nhà phân tích cho rằng các tỷ lệ này là các mức nổi bật trong giao dịch và phân tích kỹ thuật. Về cơ bản, có 3 mức quan trọng thường được sử dụng là 23.6%, 38.2% và 61.8%.

Các loại Fibonacci

Có 3 loại Fibonacci thường được dùng:

  • Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)
  • Fibonacci fans (Fibonacci quạt)
  • Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung)

Và còn một số loại Fibonacci nữa như Fibonacci mở rộng, Fibonacci vùng thời gian, Fibonacci hình xoắn ốc,…

Ý nghĩa của Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Nhiều nhà phân tích cho rằng, các tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò quan trọng trong cách vận động của giá cổ phiếu, Fibonacci có thể được sử dụng để xác định các điểm quan trọng trong quá trình di chuyển của giá. Chúng có thể được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh dừng lỗ hoặc xác định giá mục tiêu.

  • Mức hỗ trợ là mức giá thấp nhất mà một chứng khoán có và không thể giảm xuống thấp hơn được nữa trong một khoảng thời gian sau đó.
  • Mức kháng cự là mức giá mà tại đó giá cổ phiếu không thể vượt quá trong một khoảng thời gian.

Điểm mạnh của công cụ Fibonacci là khả năng dự đoán các ngưỡng có thể xảy ra các điểm đảo chiều trong một xu hướng vận động của giá. Chỉ cần 2 điểm, đỉnh và đấy xác lập một kịch bản vận động của xu hướng giá tương lai được xây dựng khá cụ thể và rõ ràng.

Hạn chế của Fibonacci

Mặc dù công cụ Fibonacci giúp nhà đầu tư có thể tìm ra các điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng, nhưng không có sự bảo đảm nào là giá sẽ phản ứng tốt với các mức đó. Bên cạnh đó Fibonacci có rất nhiều đường cản giá, theo đó giá sẽ thường xuyên đảo qua lại tại những đường này. Nhà đầu tư khó có thể xác định được đâu là ngưỡng cản hiệu quả nhất. Vì vậy nhà đầu tư cần phải kết hợp Fibonacci với các phân tích khác.

Ví dụ về Fibonacci trong chứng khoán

Cách vẽ Fibonacci rất đơn giản: chọn điểm khởi đầu là đỉnh của đợt tăng giá, sau đó chọn điểm kết thúc là chân của đợt tăng. Các tỷ lệ Fibonacci sẽ xuất hiện trên biểu đồ để nhà đầu tư quan sát. Khi giá về các vùng đảo chiều tiềm năng, không có nghĩa là giá sẽ tự động đảo chiều mà đây chỉ là những vùng tiềm năng để quan sát. Ở những vùng tiềm năng này, nhà đầu tư kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ biết được điểm mua trong ngắn hạn.

Như ví dụ ảnh trên, việc giá điều chỉnh về Fibonacci 61.8% và tích lũy quanh khu vực này, sau đó MACD (chỉ báo được xây dựng dựa trên phương pháp so sánh biến động của các đường trung bình động với nhau) cắt lên trên đường tín hiệu , RSI (chỉ báo kỹ thuật thể hiện sức mạnh hiện tại và lịch sử của một cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường dựa trên giá đóng cửa của những giao dịch gần nhất) cắt lên 50 và đi kèm với khối lượng mở ra điểm mua trong ngắn hạn.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.