Kinh Nghiệm

EDO LỆNH GIAO HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT – ONEX Logistics

Từ ngày 01/10/2018, lệnh giao hàng điện tử (EDO) đã được bắt đầu triển khai tại cảng Cát Lái. Theo đó, ba hãng tàu gồm MCC Transport, Maersk Line và Safmarine đã trở thành những hãng tàu tiên phong cho việc sử dụng EDO thay cho DO giấy như trước đây. Có thể dự đoán được rằng đây sẽ là xu hướng được áp dụng tại hầu hết các hãng tàu trong tương lai gần. Trong sự chuyển đổi này, hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những cập nhật hữu ích về lệnh giao hàng điện tử trong bài viết dưới đây.

Vậy EDO là gì?

Theo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, EDO là lệnh giao hàng điện tử được hãng tàu phát hành qua kênh điện tử (email) dưới dạng file PDF thay cho lệnh DO giấy truyền thống.

Với sự xuất hiện của mình, EDO hỗ trợ lấy lệnh giao hàng tại bất cứ đâu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời làm cho quy trình, thủ tục trở nên đơn giản hơn. Đồng thời, EDO có thể được xem là công cụ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của cảng Cát Lái.

Quy trình nhận container bằng EDO

Trách nhiệm của các bên

Chuyển hướng sang áp dụng chứng từ điện tử trước tiên là EDO có thể xem là bước đầu của xu hướng loại bỏ chứng từ giấy, tiết kiệm thời gian xử lí lô hàng tại Việt Nam. Theo đó, trách nhiệm của các bên liên quan như hãng tàu với cảng hay cảng với người nhận hàng về bảo mật thông tin, giao nhận hàng hóa cũng rõ ràng, khác biệt hơn trước.

  1. Trách nhiệm giữa hãng tàu và cảng:

Với EDO, hãng tàu phải đồng ý trao đổi dữ liệu điện tử với cảng để cảng tiến hành giao container cho khách hàng. Bao gồm: Số lệnh, thời gian của lệnh, mã người nhận hàng (trong hệ thống hãng tàu), số vận đơn, tên người nhận hàng, số container, tên tàu, số hiệu chuyến, nhiệt độ (đối với container lạnh), thông tin bổ sung nếu có, danh sách mã người nhận hàng. Cảng và người nhận hàng sẽ đối chiếu mã nhận hàng để xác nhận. Trách nhiệm của hãng tàu là trao đổi dữ liệu điện tử chính xác, nhanh chóng nếu xảy ra sai sót gây thiệt hại cho cảng/người nhận hàng (trừ trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm của cảng là tiếp nhận dữ liệu từ hãng tàu, kiểm tra, đối chiếu thông tin, nhận bàn giao container từ tàu, làm phiếu xuất và tổ chức giao nguyên container cho người nhận hàng.

  1. Trách nhiệm giữa cảng và người nhận hàng:

Người nhận hàng phải đăng kí sử dụng “lệnh giao hàng điện tử” để làm thủ tục nhận container hàng nhập, số điện thoại nhận OTP, ký hợp đồng với cảng, dùng website của cảng để giao nhận container, truy vấn thông tin về lô hàng container đã đăng kí. Ngoài ra, phải bảo mật thông tin về tài khoản đăng nhập, báo ngay cho cảng khi mất, để lộ hoặc bị đánh cắp tài khoản này và phối hợp với các bên để giải quyết.

  1. Các vấn đề thường gặp:

Vì hiện tại chỉ có 03 hãng tàu MCC Transport, Maersk Line và Safmarine áp dụng, EDO vẫn chưa được doanh nghiệp Việt biết đến nhiều, hoặc nếu có chỉ là phần mô tả khái niệm của EDO. Do đó, các công ty Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng EDO hoặc khai báo EDO lên hệ thống, cụ thể:

  • Các khác biệt cơ bản trong việc sử dụng EDO và DO giấy;
  • Giải pháp khi chọn nhầm EDO và DO giấy khi thực hiện khai báo;
  • Vấn đề tạo User tài khoản Eport;
  • EDO và vấn đề tách Master Bill (MBL);
  • EDO và vấn đề trả rỗng;

(Nguồn tham khảo: www.saigonnewport.com.vn)

Ngại EDO đến ngay ONEX

EDO đang ngày càng chứng minh tính nhanh chóng, minh bạch không chỉ riêng với người nhận hàng mà còn với hãng tàu và cảng biển. Tuy nhiên, để áp dụng thì cần có thời gian và không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Với kinh nghiệm là đơn vị tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, khai báo hải quan, đặc biệt là “thông quan trong vòng 12 giờ” mang lại sự hài lòng cho nhiều doanh nghiệp, ONEX Logistics chính là điểm đến cho khách hàng nếu có vướng mắc hay trở ngại với những lô hàng đi qua các hãng tàu sử dụng EDO. Chúng tôi cam kết lấy 100% nỗ lực của tập thể nhân viên để đổi lấy sự hài lòng từ các bạn.

ONEX Logistics team.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ONEX LOGISTICS XOÁ ĐI ƯU PHIỀN CỦA BẠN