Echo chamber là gì

Internet đang đẩy chúng ta vào “buồng vang” bằng cách nào?

1. Tìm kiếm được cá nhân hóa (Personalized search)

Là kết quả tìm kiếm web được điều chỉnh để khớp với mối quan tâm của từng người dùng. Điều này được thực hiện theo 2 cách: thay đổi từ khóa của người dùng và xếp hạng kết quả tìm kiếm. Từ năm 2005 khi áp dụng tính năng này, Google có thể đã cá nhân hoá việc tìm kiếm bằng cách sử dụng các thông tin như địa điểm, ngôn ngữ và lịch sử web.

Tigravem kiếm từ khoaacute
Gợi ý từ khóa: Đánh dòng “Tar” trên thanh Google Search, bạn sẽ tìm được những gợi ý khác nhau, dựa trên lịch sử sử dụng.

Trong buổi TED Talk, Eli Pariser đã thực hiện một thử nghiệm tìm từ khóa “BP” trên Google. Kết quả là một người hiển thị về cổ phiếu của tập đoàn dầu khí British Petroleum, trong khi người còn lại nhận kết quả về vụ tràn dầu Deepwater Horizon tại vịnh Mexico. Kết quả tìm kiếm hoàn toàn khác biệt, ảnh hưởng đến cách tiếp cận thông tin của từng người dùng.

2. Quảng cáo nhắm đối tượng (Targeted advertising)

Bạn đã bao giờ có trải nghiệm “gai người” khi mới chỉ than phiền về da khô trong tin nhắn riêng thì sau đó thấy vô vàn quảng cáo về sản phẩm cấp ẩm trên Facebook hoặc Instagram? Cảm giác như bị theo dõi vậy.

Theo nghiên cứu của Wall Street Journal trên 50 trang web từ CNN tới Yahoo và MSN, mỗi trang cài trung bình 64 cookies thu dữ liệu. Pariser ví dụ: “Trên Dictionary.com có 223 cookies theo dõi trên máy tính bạn. Sau khi tìm từ khóa “trầm cảm” trên đó, những trang web khác sẽ quảng cáo ngay cho bạn thuốc điều trị trầm cảm.”

3. Thuật toán đề xuất trên mạng xã hội (Recommended algorithms)

Khi vừa ‘thích’ một video của một người nổi tiếng, người đó sẽ bắt đầu xuất hiện trong mục “Khám phá” (Explore) trên Instagram hoặc trang chủ YouTube của bạn. Hoặc tìm một tin tức, và bạn sẽ được đề xuất thêm nội dung, thậm chí quan điểm phân cực, quá đà (hardcore) về tin tức đó.

Đề xuất thêm các nội dung bạn vốn đã quan tâm là cách để các trang mạng xã hội níu giữ bạn trên nền tảng của họ. Tuy nhiên, khi lượng lớn người dùng sử dụng mạng xã hội làm nguồn tin tức chính, các thuật toán đề xuất này tạo nên các vòng lặp thông tin.

Vograveng lặp thocircng tin
Vòng lặp của echo chamber trên mạng xã hội. | Nguồn: Nghiên cứu “Tin giả trên mạng xã hội: Thuật toán hay Người dùng”, Đại học Heinrich-Heine-Universität Düsseldorf, Đức.

Đầu ra của thuật toán (các nội dung được đề xuất) cũng là một phần của đầu vào (nội dung người dùng tiêu thụ) và ngược lại. Như vậy, người dùng chỉ tìm được những gì họ đã sẵn biết.