Derivatives / Chứng Khoán Phái Sinh

Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến cổ phiếu, trái phiếu như những công cụ đầu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất bao la, mà cổ phiếu, trái phiếu chỉ là một vài trong số đó. Còn vô số những khái niệm và công cụ đầu tư khác phải kể đến, mà chứng khoán phái sinh chính là yếu tố quan trọng đầu tiên không thể bỏ qua.

Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Ngày nay khi thị trường chứng khoán biến động từng giây từng phút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phó với rủi ro.

Các phái sinh chứng khoán FuturesOptions thường phức tạp và có tính chất dao động mạnh, nhưng đồng thời cũng là các phương án đầu tư có ích.

Futures là nghĩa vụ mua hoặc bán một hàng hoá cụ thể nào đó, ví dụ như: ngũ cốc, vàng hay trái phiếu Kho bạc trong một ngày nào đó theo một giá đã được xác lập trước.

Options là quyền bán hoặc mua một hạng mục hàng hoá cụ thể nào đó như: cổ phiếu, kim loại quý hoặc trái phiếu Kho bạc theo một giá đã xác lập trước trong một khoản thời gian nào đó.

Các khoản đầu tư phái sinh

Một lí do khiến các chứng khoán phái sinh futures và options trở nên phức tạp là vì chúng là các khoản đầu tư phái sinh.Thay vì đại diện cho cổ phần của người sở hữu như cổ phiếu, hay cam kết trả nợ như trái phiếu – mỗi hợp đồng futures hoặc option thường được cách ly khỏi một tài sản cơ bản (underlying asset) nào đó một vài cấp. Ví dụ, một hợp đồngfutures gia súc là sự đánh cược về hướng giá gia súc sẽ biến động như thế nào trong tương lai. Những biến động về giá gia súc xảy ra tự thân nó đã có lợi cho những người chăn nuôi gia súc và người chế biến thịt, nhưng không hoàn toàn có lợi cho tất cả các nhà đầu tư đã mua (nắm giữ) hợp đồng futures. Mỗi lần giá biến động, việc chọn thực hiện hợp đồngfutures gia súc sẽ chỉ có lợi cho nhà đầu tư nào muốn đánh cược trên giá gia súc, chứ không mang lại lợi ích trực tiếp tới những người mua hoặc bán gia súc.

Giảm thiểu rủi ro

Đối với một số người, các chứng khoán phái sinh futures và options có thể là công cụ phân tán bớt (giảm) rủi ro. Những người nông dân cam kết bán lúa ở một mức giá tốt sẽ được bảo vệ nếu giá giảm. Nhà đầu tư sở hữu options quyền bán (put option) trên những cổ phiếu họ sở hữu thì có thể bù đắp một phần thua lỗ của mình nếu thị trường bị suy giảm.

Phần lớn các nhà đầu tư đều giao dịch futures và options để giảm bớt rủi ro vì khả năng bị lỗ nhiều có thể sẽ được bù đắp bằng cơ hội đạt được khoản lợi lớn. Nhưng các nhà đầu tư đơn lẻ thường là những người chơi nhỏ trong thị trường futures và options do rủi ro cao và lợi nhuận lại không đoán trước được.

Đòn bẩy làm tăng rủi ro

Phương pháp đòn bẩy (leverage), theo thuật ngữ tài chính, có nghĩa là việc sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều. Bạn có thể mua một hợp đồng tương lai (futurescontract) trị giá hàng nghìn đô la với khoản đầu tư ban đầu chỉ bằng 10% tổng trị giá hợp đồng. Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 35.000$ (khi 1 ounce vàng bằng 350$) bạn có thể chỉ cần bỏ ra 3.500$.

Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩy hơn 100 ounce (oz.) vàng. Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, dao động giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu giá tăng 100$, tức là lên đến 450$ một ounce, giá trị đầu tư của bạn có thể lên đến 10.000$ – gần như đạt mức lãi 300% so với đầu tư gốc 3.500$ của bạn. Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 10 cent thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 10$.

Tuy vậy, đương nhiên là điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Nếu giá giảm và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 300%, việc này có thể lấy mất hơn 10.000$ của bạn – đôi khi còn nhiều hơn – để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ. Vì vậy, mặc dù đòn bẩy khiến cho việc cam kết lúc ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình đầu tư phái sinh này có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn.

Hiệu lực trong thời hạn

Mặc dù futures và options là các giao dịch cho tương lai, nhưng đó là một tương lai không hề xa. Các hợp đồng futures lúa và các nguồn thực phẩm khác nói chung hết hiệu lực trong vòng một năm nhưng chúng ta cũng có thể thấy các hợp đồng giao dịch futures tài chính nào đó – ví dụ giao dịch Eurodollars- có thời hạn tới tận 5 năm.

Hợp đồng options thường có hiệu lực trong vòng một năm hoặc ít hơn. Tuy nhiên, các chứng khoán thuộc nhóm LEAPS (Long-term Equity Anticipation Securities), có liên hệ mật thiết với các cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu, có thể giao dịch lên đến 36 tháng.

Các hợp đồng futures và options hết hạn tại một thời điểm đã được định sẵn (các kỳ hạn của chúng xảy ra thường xuyên và nối tiếp nhau) và sẽ không còn hiệu lực giao dịch sau ngày đáo hạn. Trên thị trường tài chính Mỹ, bạn có thể bù đắp hợp đồng hoặc thực hiệnoptions vào bất kỳ một ngày giao dịch nào trước ngày hợp đồng đó hết hạn.