24 lượt xem

Dar là gì trong chứng khoán

Dar là gì trong chứng khoán

DAR trong chứng khoán là một vấn đề mà dạo gần đây rất nhiều chủ thể là những nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này, đặc biệt là những ai đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. DAR trong chứng khoán có những vai trò và đóng góp ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. DAR trong chứng khoán là gì?

Ta hiểu về DAR chứng khoán như sau:

Như chúng ta đã biết chứng khoán được biết đến chính là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của chủ thể là người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán cũng có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.

Theo pháp luật Việt Nam thì chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ … Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.

DAR chứng khoán (Tỷ số nợ trên tài sản/Tỷ lệ nợ trên tài sản, hoặc Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A) thực chất chính là 1 tỷ số tài chính đo lượng năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp.

DAR thể hiện năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Công thức tính DAR:

Tỷ số DAR được tính bằng %, lấy tổng nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn) của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ chia cho giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ số DAR như sau:

Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản x 100

Xem thêm: Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản là gì? Công thức tính và ví dụ?

Ý nghĩa của DAR:

Tỷ số DAR cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản là từ đi vay. Như vậy sẽ biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Có 2 trường hợp xảy ra cụ thể đó chính là:

– Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Có thể do doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, nhưng cũng hàm ý là doanh nghiệp chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính, nghĩa là chưa biết huy động vốn bằng hình thức vay. Nếu tỷ số DAR nhỏ thì các chủ nợ sẽ thích bởi họ có khả năng trả nợ cao.

– Ngược lại, nếu tỷ số này cao đồng nghĩa doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro cũng cao hơn. Nhưng các cổ đông sẽ thích tỷ số DAR cao vì có thể gia tăng lợi nhuận.

Nếu các chủ thể muốn biết tỷ số DAR cao hay thấp thì các chủ thể sẽ rất cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số DAR này càng thấp thì các chủ nợ các được bảo vệ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản.

Chỉ số DAR rất quan trọng đối với các chủ thể là những nhà đầu tư trái phiếu. Chỉ số DAR cũng đã giúp đánh giá tổ chức phát hành trái phiếu có đủ khả năng trả lãi vay trái phiếu khi tới hạn hay không. Cũng chính bởi vì vậy mà khi đầu tư trái phiếu của bất cứ doanh nghiệp nào, các chủ thể là những nhà đầu tư cần theo dõi tỷ số DAR sát sao trong quá khứ cũng như hiện đại để có những tính toán hợp lý.

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

Tỷ số DAR trên thực tế thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như quy mô, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy vậy thông thường, ở mức độ khoảng 60/40 là có thể chấp nhận được. Nghĩa là hệ số này là 60%, với tổng tài sản là 100 thì số vốn vay là 60.

Xem thêm: Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản là gì? Công thức và các bước tính?

2. Tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì?

Ta hiểu về hệ số nợ trên tổng tài sản như sau:

Hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm xác định, đo lường năng lực của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) thực chất ta có thể hiểu chính là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.

Tỉ lệ TD/TA càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn. Tỉ số nợ trên tài sản là một tỉ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty. Người ta dùng tỷ số này để nhằm mục đích có thể thực hiện phân tích bảng cân đối kế toán khi mà sử dụng cả nợ:

– Dài hạn.

– Ngắn hạn (các khoản vay đáo hạn trong vòng 1 năm).

– Tài sản hữu hình.

– Tài sản vô hình.

Xem thêm: Tổng tài sản là gì? Cách phân loại tài sản của một doanh nghiệp?

Công thức tính tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản:

Tất cả mọi thông tin đều có sẵn trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Còn đây là công thức tính hệ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA):

TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản

Phần lớn tài sản của Công ty được tài trợ bởi các khoản nợ nếu như TD/TA lớn hơn 1. Còn nếu như nhỏ hơn 1 có nghĩa đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn của chủ sở hữu.

Khi tỷ số này được làm rõ cho thấy phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu. Có thể lấy ví dụ để cho dễ hiểu như sau: Một Công ty có số nợ lớn hơn tổng tài sản là 0,4 tức là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các chủ nợ. Chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu mà thôi.

Những chủ thể là những đối tượng nhà đầu tư dùng tỷ lệ này để: Đánh giá doanh nghiệp có đủ tiền để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại không cũng như nhằm mục đích để xem xét Công ty có trả lại được số tiền đầu tư của họ hay không?

Nếu như tỷ số này được đánh giá cao, có nghĩa tình trạng khá khả quan. Còn nếu tỷ số thấp điều này chứng tỏ chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ. Mặc dù khả năng tự chủ của đơn vị cao nhưng vẫn chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

Đặc điểm của hệ số nợ trên tổng tài sản:

Xem thêm: Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản là gì? Công thức tính và ví dụ thực tiễn

Hiện nay, trên thực tiễn vẫn có không ít người băn khoăn về hệ số nợ trên tổng tài sản là gì (hay debt ratio là gì), đặc điểm ra sao? Trên thực tế, đây là một trong những chỉ số đòn bẩy tài chính. Nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản đó.

Hiểu đơn giản là hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ. Trường hợp nếu như hệ số này cao sẽ khiến cho các chủ nợ gặp bất lợi. Tuy nhiên, nó lại có lợi cho chủ sở hữu nếu như số vốn được dùng có thể sinh ra lợi nhuận lớn.

Vì chỉ số này rất thấp, cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ. Có nghĩa là chưa khai thác tốt được đòn bẩy tài chính trong kinh doanh.

Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố như:

– Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.

– Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào loại hình.

– Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.

– Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào mục đích vay

Xem thêm: Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là gì? Ý nghĩa và công thức tính của ROA

Cho nên, nếu các chủ thể này muốn biết được tỷ số nợ này là cao hay thấp thì cần phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Ngoài ra, còn cần kết hợp với những tỷ số khác để cho biết số liệu chính xác hơn.

Nếu như hệ số tổng nợ cao hơn tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp đó tương lai sẽ rất khó huy động được tiền vay. Mặc dù là vay để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng không được chấp thuận.

Hạn chế của hệ số nợ trên tổng tài sản:

Chất lượng tài sản không được biết bởi nó được gộp những tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau. Đây chính là hạn chế cơ bản của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản mà trên thực tế vốn có rất ít người biết đến.

Cũng khá giống với những tỷ số khác, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản TD/TA cần được xác định theo thời gian để đánh giá về rủi ro tài chính. Xem doanh nghiệp này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.

Khi xu hướng của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản TD/TA ngày càng tăng là biểu hiện cho thấy đơn vị không có sẵn tiền hoặc không thể trả được hết nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai Công ty này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA.