Dapp là gì? Đặc điểm, ứng dụng và phân loại DApp (2022)

Với sự phát triển của Blockchain, rất nhiều dự án được gọi là Dapp ra đời. Vậy Dapp là gì? Chúng có gì đặc biệt? Anh em cùng tìm hiểu những đặc điểm của Dapp thông qua bài viết dưới đây.

Dapp là gì?

Dapp (Decentralized Application) là những ứng dụng phi tập trung, được xây dựng trên mạng lưới phi tập trung có hỗ trợ Smart Contract (hợp đồng thông minh) và giao diện Frontend cho người dùng. Các ứng dụng này sẽ tập trung giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó.

Vì các ứng dụng phi trập trung được xây dựng trực tiếp trên các Blockchain Platform nên tính chất của các ứng dụng phi tập trung này sẽ phụ thuộc vào các Blockchain Platform đó. Ví dụ như tốc độ giao dịch, TPS (số giao dịch mỗi giây), khả năng mở rộng, tính ổn định,…

Decentralized Application đầu tiên xuất hiện trên Ethereum vào ngày 22/4/2016.

Đặc điểm của Dapp

Đặc điểm chung của các DApp là tính phi tập trung. Do đó không ai có thể kiểm soát được những hoạt động của người dùng trên các dự án này. Ngoài ra, xu hướng của các ứng dụng phi tập trung trong Crypto thường là mã nguồn mở, cộng đồng có thể tạo ra những dự án khác từ bộ code của các ứng dụng phi tập trung cũ.

Bên cạnh đó, để xây dựng được ứng dụng phi tập trung thì nền tảng Blockchain đó phải có Smart Contract. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng bất kì Blockchain nào cũng có thể tạo ra hệ sinh thái với hàng trăm ứng dụng, thì chỉ có những Blockchain nào hỗ trợ Smart Contract mới có thể hỗ trợ xây dựng ứng dụng này.

Một ví dụ dễ thấy là Terra, trước năm 2021, Terra chỉ là một Blockchain phục vụ cho thanh toán. Nhưng từ lúc Terra hỗ trợ Smart Contract vào cuối năm 2020 thì hệ sinh thái Terra đã bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2021.

Đặc điểm tiếp theo là các ứng dụng phi tập trung thường có chung các bước phát triển, bao gồm lên ý tưởng, xuất bản Whitepaper, tạo token, phân phối token,…

Phân loại DApp

Nếu chia theo ứng dụng, DApp có thể được phân theo mục đích sử dụng như: trao đổi, trò chơi, tài chính, cờ bạc,…

Nếu phân theo Blockchain, DApp sẽ được chia thành 4 loại:

  • Loại I sẽ hoạt động trên chuỗi khối của riêng chúng. Ví dụ: Bitcoin Ethereum.
  • Loại II là các giao thức hoạt động trên chuỗi khối của loại I. Bản thân các giao thức này có các token cần thiết cho chức năng của chúng.
  • Loại III là các giao thức hoạt động bằng cách sử dụng các giao thức của loại II. Tương tự như loại II thì loại III cũng có các token cần thiết cho chức năng của chúng.

Ứng dụng của DApp

DApp được sinh ra để giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ như:

  • Để giải quyết vấn đề thanh toán, ta có các ứng dụng phục vụ cho việc thanh toán như Kado ở Terra.
  • Để giải quyết vấn đề giao dịch, ta có các sàn DEX như Uniswap, PancakeSwap,…

Một số dự án làm về những mảng “trừu tượng” hơn, như Oracle dùng để đưa dữ liệu ở thế giới thực vào Crypto, hay những bên làm về cơ sở hạ tầng,…

Nói về ứng dụng thực tế, cũng có một số Dapp làm về mảng y tế, hay phục vụ cho việc từ thiện, điển hình như Angel Protocol ở Terra.

Tổng kết

Dapp là bước tiến lớn trong xu hướng phát triển của Blockchain. Với Smart Contract, người dùng có thể tạo ra các Dapp để phục vụ nhu cầu riêng của mình, hay xa hơn là phục vụ cho cộng đồng, từ đó có thể mang về lợi nhuận lớn. Nhìn chung, số lượng Dapp sẽ ngày càng tăng lên trong Crypto, dựa trên lợi ích của nó.