Cro Là Gì? Cách Đơn Giản Để Tối Ưu Tỉ Lệ Chuyển Đổi

CRO (Conversion Rate Optimization) là một thuật ngữ không còn xa lạ với SEOer và marketer. CRO được coi là công cụ quan trọng giúp cải thiện lượt truy cập của trang web.

CRO có thể giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu mà không tốn thêm chi phí nào. Đây là kỹ thuật quan trọng và rất tuyệt vời mà các doanh nghiệp đang cần phát triển và áp dụng triệt để.

Vậy, CRO là gì? Và có những cách nào để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi. Nef Digital sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin cần thiết nhất.

CRO là gì?

Như các bạn đã biết, bất cứ doanh nghiệp hay người làm Marketing nào cũng muốn tăng lượng truy cập vào website của mình. Nhưng không chỉ vậy, tỉ lệ chuyển đổi lượng truy cập thành khách hàng mua sản phẩm của bạn mới là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới.

  • CRO là gì?
  • Lợi ích của việc làm CRO cho trang web của bạn là gì?
  • Khi nào nên áp dụng CRO cho website?

CRO (Conversion Rate Optimization) còn được gọi là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Đólà một hệ thống để tăng tỷ lệ khách truy cập vào trang web chuyển đổi thành khách hàng. Hoặc nói chung là thực hiện bất kỳ hành động mong muốn nào trên trang web.

_Theo Wikipedia_

Lợi ích của CRO?

Lợi ích lớn nhất là nó giúp bạn tạo ra nhiều doanh thu hơn từ trang web của mình. Đây là cách:

  • Tạo thêm khách hàng tiềm năng hoặc doanh số bán hàng trên trang web của bạn. Với cùng một lưu lượng truy cập mà bạn không phải chi thêm tiền cho lưu lượng truy cập.
  • Giúp tối đa hóa lợi tức đầu tư từ chi tiêu tiếp thị của bạn và giảm chi phí mỗi lần bán hàng hoặc chuyển đổi.
  • Cải thiện trang web của bạn để thu hút nhiều khách truy cập hơn và tăng cơ hội họ quay lại và chuyển đổi trong tương lai.

Khi nào nên áp dụng CRO cho website?

Khi công cụ tiếp thị và bán hàng thu hút được số lượng lớn khách truy cập website. Đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc áp dụng CRO để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Các doanh nghiệp thường có nhu cầu hữu hạn về sản phẩm và dịch vụ. Do đó bạn cần phải tận dụng hiệu quả lượng website traffic có sẵn. Bạn có thể sử dụng công cụ như Ahrefs để check lượng tìm kiếm của các từ khóa. Và nhờ đó xác định được nhu cầu của khách hàng.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Conversion Rate = (Conversions/ Visit )* 100%

Với điều kiện mục tiêu và lưu lượng truy cập được tính trên cùng một đơn vị thời gian.

Cách đơn giản để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi

Để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi traffic thành khách hàng tiềm năng. Thứ chúng ta cần quan tâm là các yếu tố chính của CRO và cách sử dụng chúng hiệu quả (quy trình CRO)

Các yếu tố chính của CRO là gì?

CRO được tạo thành từ bốn yếu tố chính :

  • Nghiên cứu chuyển đổi
  • Trải nghiệm người dùng (UX)
  • Tính thuyết phục của trang web
  • Thử nghiệm A / B và cá nhân hóa.

Quy trình CRO

Bước 1: Nghiên cứu chuyển đổi

Việc xác định cách theo dõi tỷ lệ chuyển đổi bắt đầu bằng việc quyết định hành động trực tuyến nào quan trọng đối với bạn. Các ví dụ phổ biến bao gồm:

  • Đăng ký để nhận nội dung
  • Đăng ký thông tin cá nhân
  • Tải xuống một phần nội dung
  • Dành một khoảng thời gian nhất định trên trang web của bạn
  • Nâng cấp lên cấp dịch vụ cao hơn
  • Hoàn thành mua hàng trực tuyến

Ví dụ: Trên website của bạn có ba mục tiêu chính cần đo lường tỷ lệ chuyển đổi là:

  • Khách mua đăng ký để nhận nội dung
  • Khách hàng đăng ký nhận tài liệu miễn phí
  • Khách điền thông tin tư vấn.

Trước khi tiến hành tối ưu, bạn cần xác định được tỷ lệ chuyển đổi của ba mục tiêu này là bao nhiêu. Sau đó so sánh tỷ lệ chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian gần nhất, để biết được mục tiêu nào đang có chuyển đổi giảm hoặc chưa tăng trưởng thì tiến hành tối ưu.

Bước 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

Trước khi hoàn thành một chuyển đổi, hành trình mua hàng của người dùng trải qua nhiều giai đoạn và điểm tiếp xúc khác nhau. Vì thế, bạn cần biết “điểm rơi” khiến khách hàng từ bỏ website nằm ở đâu thông qua việc nghiên cứu các chỉ số và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi. Từ đó phân tích và đưa ra cách thực hiện chi tiết.

Các yếu tố thường ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi bao gồm:

  • Bounce Rate: giúp bạn biết được % người dùng chỉ truy cập một trang duy nhất trên website của bạn. Dựa vào đây, bạn sẽ tìm ra những nội dung nào chưa tốt, hoặc chưa dẫn dắt được khách hàng đến mục tiêu cuối cùng để tối ưu lại phù hợp hơn.
  • Thời gian trung bình trên trang: cho biết thời lượng người dùng truy cập và ở lại trên một trang là bao lâu.
  • Nguồn truy cập: là nguồn dẫn dắt khách hàng truy cập vào website của bạn, mỗi nguồn truy cập sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau.
  • Tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng: % khách liên tục thêm sản phẩm vào giỏ hàng, nhưng không tiếp tục bước thanh toán mà rời đi ngay.
  • Mức độ tương tác: xác định được nội dung, thông điệp hay vị trí nào thu hút được nhiều tương tác từ khách hàng.

Bước 3: Đưa vào thử nghiệm

Thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B là bước cần thiết trong quy trình CRO. Các thử nghiệm tập trung vào một biến duy nhất và hiển thị cả hai phiên bản của trang. Hai phiên bản này cho hai nhóm khách truy cập trang web khác nhau, được gọi là thử nghiệm phân tách hoặc A / B. Một số loại thử nghiệm phổ biến để tiến hành bao gồm:

  • Bản sao trang – tiêu đề trang, nội dung văn bản, mô tả sản phẩm, bán hàng và ưu đãi, menu điều hướng trang web
  • Kêu gọi hành động – kích thước, hình dạng, màu sắc, văn bản, phông chữ, vị trí cả trong trang web của bạn và trên một trang cụ thể
  • Bằng chứng xã hội – đánh giá, lời chứng thực, thống kê và vị trí của chúng trên các trang của bạn
  • Yếu tố hình ảnh – phân phối hình ảnh và video trên toàn bộ trang web
  • Điều hướng đơn giản – đăng nhập thông qua các tài khoản mạng xã hội, quy trình thanh toán ngắn hơn, menu điều hướng minh bạch hơn và tìm kiếm dễ truy cập
  • Cửa sổ bật lên – ưu đãi đăng ký, quảng cáo biểu ngữ, tính năng trò chuyện trực tiếp trên trang

Có thể thử nghiệm nhiều thay đổi cùng một lúc với thử nghiệm đa biến phức tạp hơn. Nhưng những thay đổi này yêu cầu lưu lượng truy cập lớn hơn vào trang web của bạn để chạy.

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa website trên một quy mô lớn là sự lựa chọn hợp lí. Với chi phí thấp dành cho các doanh nghiệp như hiện nay. Dưới đây là 5 cách để bạn có thể áp dụng thông qua cá nhân hóa cơ bản website:

  • Tần số ghé thăm quyết định trải nghiệm người dùng khác nhau. Một người truy cập vào website lần đầu tiên sẽ tìm kiếm nhiều thông tin khác nhau hơn so với một người đã từng truy cập website nhiều lần.
  • Vị trí địa lí giúp quy tụ marketing online và offline. Biết được vị trí của một người truy cập website sẽ làm thay đổi cục diện “trò chơi” cho các nhà làm marketing.
  • Điều chỉnh nội dung dựa trên khoảng thời gian nhất định. Thay đổi nội dung trên một trang web dựa trên thời gian trong ngày, tuần hoặc thậm chí mùa có thể làm tăng chuyển đổi.
  • Nhận diện ngày lễ và các sự kiện đặc biệt khác. Đây là một cách tuyệt vời để cá nhân hoá một trang web và kết nối tình cảm khách hàng tốt hơn.
  • Giữ chân khách truy cập với nội dung thích hợp. Việc biết được nguồn gốc dẫn người truy cập đến website sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung landing page. Điều này có thể cung cấp một trải nghiệm liền mạch và nhất quán khi khách hàng truy cập trang web.

Bước 4: Kết tra kết quả

Thời gian thử nghiệm lý tưởng là hai tuần. Nhưng có thể điều chỉnh cho phù hợp dựa trên số lượng khách truy cập trang web bạn đang thấy. Có một số cách để theo dõi kết quả:

  • Công cụ phân tích trang web: Hầu hết các máy chủ cho phép bạn truy cập vào bảng điều khiển nơi bạn sẽ thống kê tốt về khách truy cập trang web. Bạn sẽ có thể xem khách truy cập trang nào đang truy cập vào trang web của bạn và họ đến từ đâu. Nếu mục tiêu của bạn là khiến họ nhấp vào liên kết để biết thêm thông tin, thì bạn chỉ cần xem số lượng người đã đi từ Điểm A đến Điểm B.
  • Google Analytics: Có thể sử dụng Analytics của Google để thực hiện các thử nghiệm trên trang web của bạn.

Trên đây là bài viết về CRO là gì? mới cập nhật. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 024 6655 2266
  • Website: https://nef.vn
  • Email: [email protected]