Bởi admin – Đăng ngày: 07/05/2021 – Cập Nhật: 11/07/2022
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng mà bất cứ trader nào cũng phải sử dụng đến khi đầu tư forex tại các sàn forex uy tín. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa và cách dùng của chỉ số này dẫn đến những nhận định sai lầm. Vì vậy trong chuyên mục hôm nay chúng tôi sẽ giúp các trader tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số RSI là gì từ đó tự xây dựng cho mình những chiến lược đầu tư đúng đắn, hiệu quả và dễ dàng sinh lời lớn.
RSI là gì?
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối thể hiện lực mua hoặc lực bán đang tăng lên hay giảm đi khi phân tích biểu đồ nến. RSI viết đầy đủ là Relative Strength Index – một tín hiệu quan trọng nhằm gia tăng độ tin cậy cho các Trader trước khi quyết định vào lệnh. Bất cứ giao dịch nào mà sử dụng biểu đồ nến đều có thể áp dụng RSI như tiền điện tử, chứng khoán, forex, hàng hoá, giao dịch chỉ số….
RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100 và nó là một đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị.
Ý nghĩa của chỉ báo RSI
Đối với các nhà đầu tư, RSI là chỉ báo quan trọng. Dựa vào đây các nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên vào lệnh và đóng lệnh. Sau đây là một vài ý nghĩa của đường RSI khi giao dịch Forex.
- RSI biểu thị vùng quá mua (overbought).
Đường RSI vượt ngưỡng 70 được coi là vùng quá mua. Khi này giá đã đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.
- RSI biểu thị vùng quá bán (oversold).
RSI xuống dưới ngưỡng 30 là vùng quá bán. Khi này giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại.
Tóm lại: Khi biết được đâu là vùng quá mua và quá bán nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên đặt lệnh mua, bán. Từ đó sẽ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn cho mình.
Công thức tính RSI
Công thức tính RSI khá đơn giản, cụ thể là:
Trong đó:
– RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm
– RSI thường lấy là RSI 14.
Cách cài đặt RSI trên MT4
Để cài đặt chỉ số RSI trên MT4 các nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Mở phần mềm giao dịch MT4 lên, nếu chưa có thì bạn hãy download MT4 về máy ngay nhé. Sau đó, chọn Insert trên thanh menu > Indicator > Oscilatoirs > Relative Strength Index
- Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị 1 bảng thông tin để bạn điều chỉnh chỉ số RSI. Thông thường chu kỳ 14 ngày là thời điểm đủ để cho một kết quả chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn màu cho đường RSI, nét đậm hoặc nét thanh tại mục Style.
Cách sử dụng RSI hiệu quả
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để vào lệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần am hiểu về chỉ số này mới nhìn nhận được chính xác nhất. Sau đây là một số cách phân tích chỉ số RST mà bạn có thể áp dụng ngay.
Bài 1: phân tích RSI trên nhiều khung thời gian
1. Bước 1: Tìm và xác định xu hướng.
Trên khung D1 giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh mua.
Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua khi RSI > 700 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.
2. Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4
Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán
- Chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua.
- Chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán.
Bài 2: Kết hợp RSI và Moving Average Moving Average
Ngoài việc sử dụng RSI đơn thuần bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác để đem lại kết quả cao hơn. Để thực hiện hóa ý tưởng này bạn sẽ cần thực hiện các bước sau:
1. Bước 1: Vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.
2. Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30.
Đối với lệnh bán bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70.
Bài 3: Giao dịch tại điểm giá phân kỳ
Phân kỳ là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Trên thực tế có 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm rõ ràng nhất gồm:
- Phân kỳ tăng(Bullish Divergence): Dấu hiệu nhận biết khi “giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn”. Phân kỳ tăng có thể là dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng.
- Phân kỳ giảm (Bearish Divergence). Ngược với phân kỳ tăng, “giá tạo đỉnh cao hơn, RSI lại tạo đỉnh thấp hơn”. Đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
Qua những dấu hiệu này nhà đầu tư có thể sẽ biết được thời điểm khi nào nên bán và khi nào nên mua để thực hiện giao dịch hiệu quả.
Kết luận
Như vậy bài viết trên của chúng tôi Soria for Congress đã phần nào giúp các nhà đầu tư hiểu được rsi là gì và cách để sử dụng rsi sao cho hiệu quả và sinh lời nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ hơn về các xu hướng tương lai và tình hình thị trường để có được những nhận định đúng đắn hơn về việc mua hoặc bán. Về cơ bản, RSI là chỉ số mang tính khách quan chưa thực sự bao quát hết vì vật hãy kết hợp thêm với những chỉ số khác để đầu tư thông minh hơn.