Định nghĩa
Khái niệm mua bắt đáy (Buy the Dip) là mua cổ phiếu sau khi chiết khấu nhưng việc mua không phải là một sự chắc chắn, bởi vì một số giá cổ phiếu có thể tiếp tục giảm do những thay đổi tiêu cực khác. Việc mua vào cổ phiếu này dường như chỉ hoạt động khi thị trường bị bán quá mức. Vì thế nhà đầu tư cần có những chiến lược rõ ràng.
Buy The Dip là gì?
Buy The Dip là một cụm từ đề cập đến việc mua vào cổ phiếu sau khi thị trường hoặc cổ phiếu có một nhịp giảm giá mạnh. Sau khi đã tạo ra một bước chệnh lệch đáng kể, giá của chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán đã chiết khấu lớn có mức định giá trở nên hấp dẫn, nhà đầu tư khi đó nên gia tăng mua các cổ phiếu khác nhau với cơ hội mua tại đáy.
Vậy Buy The Dip xảy ra khi nào?
Thông thường khi thị trường có thông tin bất lợi lớn, giá chứng khoán hoặc chỉ số lập tức bị bán mạnh và đẩy lùi xuống một mức giá thấp. Đặc biệt trong nhịp giảm này, giá chứng khoán hay chỉ số rơi nhanh và mạnh trong thời gian rất ngắn. Trong khi nhiều biến số khác có tầm ảnh hưởng lớn hơn đến chứng khoán hoặc chỉ số như lợi nhuận công ty, yếu tố vĩ mô, chính sách không thay đổi quá nhiều thì việc giá chứng khoán giảm sẽ tạo ra cơ hội. Tuy nhiên việc mua bắt đáy (Buy The Dip) có những rủi ro nhất định bởi thực tế khó xác định đáy một cách cụ thể. Vì thế chiến lược này cần đi kèm thêm với những kế hoạch khác mà nhà đầu tư cần phải xây dựng song hành.
Vì dụ : Vào sáng ngày 24 tháng 6 năm 2016, các cổ phiếu giảm mạnh khi Vương quốc Anh đã bỏ phiếu để thoát khỏi Liên minh châu Âu, được gọi là Brexit. Tính đến 10:35 sáng (EST), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) giảm 2,2%, trong khi Standard & Poor’s (S & P) 500 giảm 2,4%. Chỉ số STOXX 600 của châu Âu đóng cửa giảm khoảng 7%. Nhà đầu tư có thể lo ngại về sự suy giảm này, nhưng một số nhà đầu tư xem đây là cơ hội mua vào. Đối với một số người, đây là thời điểm thích hợp để mua bắt đáy (Buy The Dip) bởi vì đó là một sự bán tháo không hợp lý; đối với những người khác, nó đại diện cho sự thay đổi giá cơ bản dựa trên giá trị tài sản mới trong thế giới hậu Brexit.
Hoặc như với thị trường tháng 4 vừa qua, sau khi đạt đỉnh tại mốc 1,211 điểm thị trường bắt đầu điều chỉnh. Liên tiếp những cú giảm mạnh đẩy VN-Index rớt về mốc 1,100 điểm và sau đó là 1,000 điểm chỉ với khoảng 10 phiên giao dịch. Chỉ số giảm nhanh chóng 10% trong khi nhiều chứng khoán giảm đến 15-20%. Nhiều người tin rằng có thể mua vào bởi những yếu tố vĩ mô vẫn tích cực, dòng tiền ổn định cộng với lãi suất thấp. Tuy nhiên, thị trường sau nhịp hồi phục nhẹ lên 1,080 điểm lại tiếp tục rớt mạnh xuống sát 900 điểm.
Khái niệm mua bắt đáy (Buy The Dip) là mua cổ phiếu sau khi chiết khấu nhưng việc mua không phải là một sự chắc chắn, bởi vì một số giá cổ phiếu có thể tiếp tục giảm do những thay đổi tiêu cực khác. Việc mua vào cổ phiếu này dường như chỉ hoạt động khi thị trường bị bán quá mức. Vì thế nhà đầu tư cần có những chiến lược rõ ràng:
– Nếu theo đuổi chiến lược dài hạn và chấp nhận thêm rủi ro -10% thì nhà đầu tư tuyệt đối không sử dụng đòn bẩy tài chính bởi đó có thể sẽ là căn nguyên khiến bạn lo lắng. – Nếu bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, nắm vững quy luật và chấp nhận thay đổi nếu sai. Bạn cần có thêm những tín hiệu kỹ thuật mà bạn thuộc nằm lòng để mua vào.
Lý thuyết về mua bắt đáy (Buy The Dip)
Ở đây có 2 khái niệm cần lưu tâm: tâm lý thị trường và giá trị. Việc nhà đầu tư hoặc thị trường lo lắng thái quá đã đẩy giá chứng khoán xuống dưới giá trị một cách đột ngột. Theo lý thuyết này, giá sẽ phải về vùng trung tâm (vùng định giá) trước khi tiếp tục tăng thêm khi tâm lý bình ổn. Lý thuyết này đơn giản nhưng khá tương đồng với câu nói nổi tiếng của Warrent Buffett ” tham lam khi thị trường sợ hãi”.
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây
Happy Live sưu tầm