Từ mượn là gì? Ví dụ về từ mượn

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nhân loại, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các đất nước phải tiến hành hội nhập. Quá trình hội nhập và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sử dụng các từ mượn.

Vậy từ mượn là gì? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong các nội dung trong bài viết dưới đây.

Từ mượn là gì?

Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài tạo ra sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ mượn có nguồn gỗ từ tiếng Hán, tiếng Pháp, Tiếng Anh, …

Từ mượn xuất hiện là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập của kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi, không phải mọi ngôn ngữ đều có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho rất cả các khái niệm. Do đó, việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là cần thiết. Khi vay mượn tiếng nước ngoài đặt ra yêu cầu biểu thị đúng ý nghĩa mà gìn giữ bản sắc ngôn ngữ Tiếng Việt.

Vì lẽ đó, từ mượn chỉ nên được sử dụng trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp. Để hiểu rõ hơn từ mượn là gì ? ta cùng tìm hiểu các loại từ mượn trong Tiếng Việt ở phần tiếp theo.

Các loại từ mượn phổ biến

Căn cứ vào nguồn gốc của từ, từ mượn được phân loại như sau:

Từ mượn tiếng Hán

Trong hệ thống từ mượn tiếng Việt, từ mượn tiếng Hán hay còn gọi là từ Hán Việt được sử dụng nhiều và đóng vai trò quan trọng nhất. Do Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, hơn nữa Việt Nam đã từng trải qua hàng 1000 năm Bắc thuộc dẫn đến việc giao lưu và các nét tương đồng về văn hóa.

Ví dụ:

– Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.

Yếu lược: được tạo thành bởi hai chữ đó là Yếu là quan trọng, lược có nghĩa là tóm tắt.

Từ mượn tiếng Pháp

Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp do đó ngôn ngữ Pháp có điều kiện du nhập vào Việt Nam. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã vay mượn nhiều từ gốc Pháp để chỉ các khái niệm mà trong tiếng Việt không có. Tuy nhiên, hầu hết các từ ngữ đều thay đổi về cả cách đọc lẫn chữ Viết để gìn giữ nét đẹp của Tiếng Việt. Chẳng hạn như các từ sau:

– A – xít: có nguồn gốc từ “acide” có phiên âm là /asid/.

– A lô: có nguồn gốc từ “allô” có phiên âm là /alo/. Đây là từ được sử dụng để hỏi “bên kia có nghe rõ được không?”.

– Ô tô: có nguồn gốc từ “auto” có phiên âm là /oto/, được sử dụng để chỉ phương tiện giao thông có bốn bánh, chạy bằng động cơ trên đường bộ, để chở người hoặc chở hàng.

– Bờ lu: có nguồn gốc từ “blouse”, phiên âm là /bluz/, được dùng để chỉ đồng phục áo choàng màu trắng của các bác sĩ.

Từ mượn tiếng Nga

Một số từ mượn tiếng Nga thường gặp như:

– Từ “Bôn-sê-vích” có nguồn gốc từ tiếng “ Большевик” , phiên âm là Bolshevik, được sử dụng để chỉ người giàu có trong xã hội.

– Từ “Mac-xít” có nguồn gốc từ “Ленинец”, phiên âm là Marksist, được dùng để chỉ người theo chủ nghĩa Mác.

Từ mượn Tiếng Anh

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến trong giao tiếp quốc tế. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, Việt Nam cũng sử dụng nhiều từ mượn tiếng Anh, chẳng hạn như các từ sau:

– Đô la: là đơn vị tiền tệ có nguồn gốc từ “dollar”, phiên âm là /ˈdɒlə/;

– Phông, Phông chữ: có nguồn gốc từ chữ “font”, phiên âm là /fɑnt/

– In – tơ – net: là từ ngữ chỉ mạng máy tính, có nguồn gốc từ chữ “internet”, có phiên âm là /ˈɪntərnet/.

Qua phân loại và các ví dụ về từ mượn ở trên, bạn đọc đã có được các thông tin cần thiết giải đáp thắc mắc từ mượn là gì. Vậy, hãy theo dõi phần tiếp theo để tìm hiểu các nguyên tắc khi sử dụng từ mượn.

Nguyên tắc mượn từ

Hiện nay, giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của Nhà nước và toàn dân. Bên cạnh lãnh thổ, công dân, ngôn ngữ cũng là một trọng những yếu tố quan trọng để bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, khi mượn từ cần phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng tùy tiện, lạm dụng các từ mượn. Việc lạm dụng từ mượn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự trong sáng và vẻ đẹp của tiếng Việt. Chính vì vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp và vai trò của Tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn

Bên cạnh hiểu từ mượn là gì, để góp phần vào việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt, chúng ta cần nhận diện được các loại từ mượn. Hãy cùng nhận diện các từ mượn được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Trong đoạn thở trên sử dụng các từ Hán Việt sau: ngư ông, viễn phố, cô thôn, ngàn mai, dặm liễu, lữ thứ gợi lên cảm xúc nhớ nhà của tác giả.

Qua những phân tích ở trên, bạn đọc đã hiểu được Từ mượn là gì? Ta thấy rằng, từ mượn một mặt góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho tiếng Việt mặt khác đòi hỏi sử dụng sao cho giữ gìn được nét đẹp của tiếng Việt. Vì vậy, mỗi chúng ta cần sử dụng từ mượn hợp lý, tránh lạm dụng từ mượn từ đó giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.