Balancer là gì? Trong những năm gần đây nền tảng tạo lập thị trường tự động Auto Market Marker được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là nền tảng cho phép người dùng kết nối, giao dịch nhanh với mức phí hấp dẫn. Balancer là một trong những mô hình AMM điển hình với khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến cả trăm triệu USD. Vậy Balancer là gì? Hãy cùng dautugi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Balancer là gì?
Balancer là gì? Balancer là một trong những mô hình tạo lập thị trường tự động AMM. Cụ thể Balancer chính là một sàn hỗ trợ mua bán, hoán đổi đồng tiền điện tử phi tập trung gồm nhiều nhóm giao thức thanh khoản triển khai trên blockchain Ethereum. Tại đây, người dùng sẽ cung cấp tính thanh khoản cho nhiều loại hình tài sản.
Việc giao dịch thông thường giữa người mua và người bán trên các sàn giao dịch truyền thống là tương đối nhanh chóng và không tốn kém. Miễn là bạn không tính tất cả các khoản trả trước, chi phí thời gian khi đăng ký, các biểu mẫu Know You Customer (KYC) và Chống rửa tiền (AML). Chưa kể các vấn đề xung quanh việc chuyển giao quyền giám sát các quỹ. Tuy nhiên, khi người dùng thiết lập tài khoản giao dịch của họ trên một sàn giao dịch truyền thống, mọi thứ sẽ diễn ra tương đối nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ người mua và người bán trên chuỗi khối Ethereum mang lại một số thách thức mới. Có những xác minh hợp đồng thông minh cần phải thực hiện khi kết hợp các bên. Có thể mất nhiều cuộc gọi giá trước khi giải quyết, điều này làm tốn phí gas.
Balancer là một sàn giao dịch để giao dịch các token ERC20 mà không cần sử dụng sổ lệnh. Balancer hoạt động dựa trên các hợp đồng thông minh và tạo ra cái gọi là nhóm thanh khoản. Balancer đứng thứ mười trong bảng xếp hạng giao thức DeFi với tài sản bị khóa là 410 triệu đô la.
Tại đây người dùng sẽ được hỗ trợ tham gia quản trị hệ thống thông qua mã thông báo BAL của nền tảng tạo lập thị trường Balancer. Điều này được thực hiện thông qua 3 quá trình bỏ phiếu đề xuất thay đổi hoặc hủy bỏ các tính năng cơ bản.
Lịch sử hình thành Balancer là gì?
Trước khi Balancer xuất hiện thì Uniswap hay Curve Finance chính là DeFi Protocol được hỗ trợ AMM đã gây lên nhiều tiếng vang trong thị trường crypto. Tuy nhiên, điều khiến Balancer (BAL) trở nên khác biệt đó là Protocol này hỗ trợ được tối đa 8 loại tài sản trên thị trường. Đồng thời, nền tảng còn cung cấp một số hoạt động giao dịch vượt trội do chính người dùng trong nhóm tạo ra.
Lịch sử hình thành Balancer là gì? Ban đầu Balancer chỉ đơn giản là một dự án nghiên cứu của Fernando Martinelli và Mike McDonald. Dự án này được tiến hành nghiên cứu tại công ty tư vấn phần mềm Block Science vào năm 2018.
Dự án đã huy động được hơn 3 triệu USD sau khi chính thức khởi chạy vào năm 2020. Cũng cùng thời điểm này, Balancer (BAL) đã bán khoảng 5 triệu BAL token cho các nhà đầu tư, hơn 25 triệu token được trao cho cổ đông và các nhân viên. Vào ngày 1 tháng 6, các nhà phát triển Balancer đã khởi chạy khai thác thanh khoản trong giao thức của họ và vào cuối tháng đã phân phối bán ra được 435.000 BAL. Tổng cộng, những người khai thác thanh khoản sẽ nhận được tới 65 triệu token BAL.
Hiện tại Balancer đã chính thức trở thành nền tảng AMM được ưa chuộng và phổ biến nhất ngày nay.
Cơ chế hoạt động của Balancer là gì?
Tương tự như nền tảng giao dịch phi tập trung Uniswap, Balancer xây dựng một hàm toán học là hằng số không đổi, dựa trên tỷ lệ khối lượng (số lượng*giá) giữa các cặp tài sản diễn ra mua và bán khi người dùng giao dịch trên pool Balancer. Nhờ vậy mà cho phép pool của họ có thể chứa nhiều cặp tài sản trong một pool với các tỷ lệ khác nhau, nhưng thông số chung của pool không thay đổi.
Balancer trở nên hấp dẫn và thu hút người dùng hơn những nền tảng khá cũng chính vì mức trượt giá và phí gas siêu thấp. Dự án đã cho ra mắt phiên bản thứ 2 vào tháng 5/2021 với nhiều tính năng và tùy chọn nâng cao hơn.
Mới đây, Balancer (BAL) vừa cho ra mắt hai tính năng mới là: Stable Pools và MetaStable Pools. Hai tính năng này hứa hẹn sẽ thúc đẩy Liquidity cho Pools một cách vượt trội.
Tính đa dạng trong các loại hình sản phẩm của Balancer là gì?
Balancer rất đa dạng trong các loại hình sản phẩm, tiện ích vì vậy mà nó được ví như một hệ sinh thái.
- Balancer Exchange: 70 cặp tài sản đã được niêm yết tại sàn. Đây là nơi người dùng có thể tiến hành hoán đổi mã thông báo tỷ lệ tối ưu nhất trên tất cả pool thanh khoản hiện có.
- Balancer Liquidity Pool: Tất cả người dùng đều được phép bổ sung thanh khoản vào từng pool để kiếm lời. Khi đó, nhà đầu sẽ được nhận thêm mã thông báo Balancer Pool Token.
- Private Pool: Balancer chỉ cho phép chủ pool được quyền thêm thanh quản an và điều chỉnh tỷ lệ. Bên cạnh đó là một số tác vụ như như thêm mã thông báo, điều chỉnh phí hoán đổi.
- Smart Pool: Nó giống như một tiện ích nâng cao của Private Pool. Chủ nhân của pool chính là hợp đồng thông minh Smart Contract. Theo đó, Smart Contract đóng vai trò như cửa ngõ hỗ trợ người dùng thêm thanh khoản vào pool.
Ưu điểm của Balancer là gì?
Đối với Liquidity Providers:
- Nhà quản lý danh mục đầu tư có thể duy trì danh mục đầu tư của mình ở mức cân bằng mà không phát sinh quá nhiều chi phí. Ngoài ra, họ còn được thu phí từ các hoạt động giao dịch của người dùng. Trong khi đó, Balancer (BAL) tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kiếm thêm tiền nhàn rỗi và thu nhập thụ động.
Đối với các nhà đầu tư:
- Có thể swap những token ERC-20 với mức trượt giá thấp nhất.Kiếm lợi nhuận dựa trên mức độ chênh lệch giá giữa các DEX và CEX.
- Tạo ra Liquidity bằng cách thanh lý các vị thế trên những Protocol khác nhau hoặc giao dịch on behalf of users.
Đối với các Developers:
- Balancer (BAL) cung cấp các tính năng độc đáo phục vụ cho nhu cầu phát triển của các developers, điển hình như: Flash Loans, Flash Swaps, Super-charge capital efficiency, custom AMM,…
Trên đây là những thông tin về Balancer là gì? Hãy tìm hiểu thêm những kiến thức đầu tư tại đây!
Xem thêm:
- Ankr là gì? Những thông tin về Ankr là gì?
- API key là gì? Ưu nhược điểm của API là gì?