Có thể bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh một ô vuông có rất nhiều ký tự lạ chồng chéo lên nhau và được in lên các sản phẩm hoặc biển quảng cáo. Đó chính là mã QR Hiện nay, để hỗ trợ các địa phương trong công tác chống dịch Covid – 19 giám sát người dân đến và đi qua các địa điểm, mã QR đi đường đã được sử dụng. Vậy Mã QR đi đường là gì? Cùng tìm hiểu mã QR đi đường mùa dịch qua nội dung bài viết dưới đây.
Mã QR đi đường là gì?
1. Tìm hiểu mã QR trong mã QR đi đường là gì?
Mã QR trong mã QR đi đường là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được.
QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng; có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện; mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị; như máy đọc mã vạch hoặc smartphone có camera với ứng dụng cho phép quét mã; vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Cùng là mã vạch nhưng QR Code lại là phiên bản cải tiến của mã vạch truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau; chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó; thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
2. Mã QR đi đường là gì?
Từ những thông tin trên về mã QR, vậy mã QR đi đường là gì? Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, mã QR đi đường ra đời là một dạng thông tin mã hóa dùng để thu thập thông tin về khai báo y tế để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được việc đi, đến của người dân.
3. Tác dụng mã QR đi đường là gì?
Vậy tác dụng mã QR đi đường là gì? Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc tạo lập và thực hiện khai báo y tế điện tử thông qua việc quét mã QR code bằng một trong các phần mềm, ứng dụng Ncovi, Bluezone là biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, hiện nay QR code còn được cấp trên các giấy đi đường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, người tham gia giao thông khi đi qua các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sẽ xuất trình các loại giấy tờ có liên quan như giấy đi đường, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, đồng thời nhân viên y tế tại đây sẽ quét mã QR Code thay cho việc khai báo y tế tại chỗ.
Các thao tác này tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch.
4. Quy định xử lý các trường hợp dùng giả mã QR đi đường là gì?
Như vậy, Pháp luật xử lý khi sử dụng giả mã QR đi đường là gì? Hành vi dùng mã QR giả trên giấy đi đường là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Về xử phạt hành chính, đây là hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ. Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp, người sử dụng mã QR giả trên giấy đi đường mà dẫn đến làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người”.
Ngoài ra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi làm giả, sử dụng mã QR giả mạo còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 – 100 triệu hoặc bị phạt tù lên tới 07 năm.
5. Tình hình Hà Nội sử dụng mã QR đi đường là gì?
Chiều 8/9, tại cuộc họp của Sở Chỉ huy công tác phòng chống COVID-19 của TP Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã phát hiện trường hợp đã làm giả mã QR Code trên giấy đi đường mới.
Giấy đi đường bao gồm mã QR Code và dấu đỏ của Công an phường. Việc làm giả con dấu rất khó khăn, trong quá trình kiểm tra, lực lượng tại các chốt đã phát hiện ra ngay, và vẫn kiểm soát được việc này.
Như vậy, đối với hành vi chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Còn đối với hành vi đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” , hành vi của người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu hoặc bị phạt tù lên tới 07 năm. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mã QR đi đường là gì? Việc sử dụng mã QR đi vđường là một biện pháp rất cần thiết trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về mã QR đi đường trên toàn quốc. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.