391 lượt xem

Khóa luận tốt nghiệp là gì? Hướng dẫn các mục cơ bản của khoán luận tốt nghiệp

khoa luan tot nghiep

1. Khái quát về khóa luận tốt nghiệp là gì?

1.1. Định nghĩa khóa luận tốt nghiệp là gì?

Cứ vào khoảng cuối tháng 5 hoặc tháng 6 thì các sinh viên năm cuối lại cuống cuồng nháo nhào chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp là thứ không thể thiếu trong mỗi kỳ kết thúc năm học của các bạn sinh viên cuối cấp. Cùng tìm hiểu định nghĩa khóa luận tốt nghiệp là gì trong nội dung bên dưới.

Khóa luận tốt nghiệp được coi là một công trình nghiên cứu khoa học dành cho những sinh viên đạt được kết quả học tập tốt trong 4 năm đại học của chương trình đại tạo cử nhân đại học tại các khoa.

1.2. Mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp là yếu tố tất yếu dành cho các bạn tự tin vào năng lực của bản thân để có thể ra trường một cách vẻ vang với những thành tích tốt. Khóa luận tốt nghiệp có nhiều mục tiêu cụ thể như sau:

  • Khóa luận tốt nghiệp tạo điều kiện để các bạn sinh viên có điều kiện, cơ hội để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng được trang bị khi còn ngồi trên ghế nhà trường và giúp các bạn phát huy tốt sở trường của mình trong chính công trình nghiên cứu ấy.
  • Khóa luận tốt nghiệp sẽ giúp các bạn sinh viên có thể hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng của bản thân, vận dụng sáng tạo để làm nên đề tài khoa học một cách tốt nhất, có sự sáng tạo và tính đúng đắn.
  • Khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra các vấn đề của xã hội một cách kịp thời và tìm ra hướng giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời khóa luận tốt nghiệp cũng rèn luyện cho sinh viên tính độc lập, tự chủ trong quá trình nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng của bản thân mình và phát hiện ra điểm mạnh của bản thân.

Bất cứ sinh viên nào đủ điều kiện để được làm khóa luận tốt nghiệp thì hãy tự hào và hãnh diện rằng bản thân mình có đủ khả năng để làm khóa luận tốt nghiệp thành công. Có thể nói, khóa luận tốt nghiệp chính là khởi đầu cho hành trang đi vào con đường nghiên cứu khoa học.

Khi thực hiện làm khóa luận tốt nghiệp đồng nghĩa với việc các sinh viên sẽ được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cơ bản như kỹ năng phân tích, kỹ năng xử lý tình huống và xử lý vấn đề, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện tính độc lập ở mỗi người.

1.3. Hình thức, yêu cầu chung của khóa luận tốt nghiệp

Để có thể làm khóa luận tốt nghiệp cuối cấp thì các bạn sinh viên phải đảm bảo đủ điều kiện làm khóa luận, các tiêu chuẩn đó như sau:

  • Khóa luận tốt nghiệp được viết bằng tiếng Việt, hoặc là viết bằng tiếng chuyên ngành ngoại ngữ.
  • Các sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp cần đảm bảo có điểm trung bình tích lũy của các môn học từ 7.0 trở lên (tính theo thang điểm 10) hoặc có thể cao hơn theo quyết định đối với từng năm học.

Khi trình bày khóa luận tốt nghiệp thì các sinh viên cần tuân thủ các quy trình thực hiện do Khoa và Bộ môn đặt ra. Khóa luận tốt nghiệp được trình bày vào khoảng kỳ thứ 7 hoặc kỳ thứ 8 sau khi sinh viên làm đơn được làm khóa luận tốt nghiệp. Khi khóa luận tốt nghiệp được hoàn tất thì nhà trường sẽ thành lập Hội đồng các chuyên ngành để đánh giá về kết quả nghiên cứu đề tài của sinh viên đó.

khoa luan tot nghiep

2. Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp chi tiết

2.1. Trình bày về hình thức

Trình bày khóa luận là bước quan trọng để ghi điểm đối với Hội đồng đánh giá và cũng thể hiện được kết quả của khóa luận tốt nghiệp đó. Khóa luận tốt nghiệp được trình bày thành các phần, các mục theo thứ tự như sau:

  • Trang bìa của khóa luận tốt nghiệp
  • Lời cam đoan trong khóa luận tốt nghiệp
  • Lời cảm ơn trong khóa luận tốt nghiệp
  • Danh mục các từ viết tắt, bảng và hình ảnh trong khóa luận tốt nghiệp
  • Mục lục
  • Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
  • Nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục

Các trang từ trang “Lời cam đoan” cho tới trang “Lời mở đầu” sẽ có độ dài khoảng 2 đến 6 trang và được đánh số theo số thứ tự la mã in nhỏ.

Từ trang Nội dung chính của khóa luận (từ trang thứ 7) thì được đánh số theo số thứ tự thông thường (theo số thứ tự toán học). Phần nội dung chính có giới hạn khoảng 60 đến 80 trang và không tính tài liệu tham khảo cùng phụ lục.

Khóa luận tốt nghiệp được trình bày trong khổ giấy A4. Kiểu chữ và cỡ chữ là Times New Roman, in hoa có cỡ chữ là 13pt (định dạng font chữ Unicode).

Cách dòng là “1,5” và cách đoạn là chế độ “auto”. Lề trái có khoảng cách là 3cm, lề phải có khoảng cách là 2,5 cm, phía trên có khoảng cách là 2,5 cm và phía dưới là 2,5 cm.

2.2. Trình bày phần nội dung

  • Trình bày lời cam đoan: Người viết khóa luận tốt nghiệp sẽ cam kết về việc chịu trách nhiệm đối với tính xác thực và độ tin cậy của khóa luận tốt nghiệp, đảm bảo khóa luận tốt nghiệp đó chính là công trình nghiên cứu của chính tác giả đó, không có sự sao chép bất hợp lệ từ bất cứ nguồn nào. Số trang của phần này được đánh bằng số la mã (I).
  • Trình bày lời cảm ơn: Người làm khóa luận sẽ trình bày lời cảm ơn theo ý của mình, làm sao để thể hiện được sự biết ơn đối với những người đã hỗ trợ trong báo cáo. Lời cảm ơn cần được trình bày và thể hiện bằng ngôn ngữ trang trọng, xúc tích, không lạm dụng. Số trang phần này được đánh số la mã (II).
  • Đánh số bảng, đánh số hình cần phải gắn với số chương (Ví dụ hình 1.2 có nghĩa là hình thứ 1 trong Chương 2) có trích nguồn đầy đủ, chính xác. Những hình ảnh được trình bày trong khóa luận tốt nghiệp cần được đánh số rõ ràng và ghi đầy đủ tiêu đề của hình ảnh đó, cỡ chữ cần phải bằng cỡ chữ chung của toàn khóa luận tốt nghiệp.
  • Không lạm dụng các chữ viết tắt trong khóa luận, chỉ được viết tắt những từ hoặc cụm từ/thuật ngữ được sử dụng nhiều lần.

3. Nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

  • Mọi ý kiến, khái niệm, quan điểm, nhận định, đánh giá… được trích dẫn trong khóa luận cần phải ghi rõ tên tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo đó.
  • Nếu khóa luận không được trích dẫn nguồn minh bạch thì khóa luận đó sẽ không được duyệt.
  • Không nên trích dẫn những kiến thức phổ biến mà mọi người đều có thể biết.
  • Nếu không có tài liệu gốc mà phải trích dẫn qua một tài liệu tham khảo khác thì người trình bày khóa luận cần phải ghi rõ về trích dẫn này, sau đó không ghi tài liệu gốc vào khóa luận.
  • Đối với các đoạn trích dẫn dài hơn hai câu hoặc 4 dòng thì cần đặt vào dấu ngoặc kép (“”).
  • Khi trích dẫn tài liệu, người viết khóa luận không được ghi học hàm, học vị của tác giả trong trích dẫn và trong danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối khóa luận.
  • Bạn hãy ghi đầy đủ cả họ và tên của tác giả là người Việt Nam đối với các tài liệu tiếng Việt.
  • Tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong khóa luận cần phải được liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo.
  • Các tài liệu được trình bày trong “Danh mục tài liệu tham khảo” được sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả. Danh mục tài liệu tham khảo được chia thành hai nhóm: nhóm tài liệu tham khảo tiếng Việt và nhóm tài liệu tham khảo tiếng Anh (hoặc tiếng khác).

4. Bí quyết để khóa luận tốt nghiệp thành công

Tất cả những gì mà bạn dày công nghiên cứu hàng tháng trời chỉ vỏn vẹn quyết định sự thành công đó trong vòng từ 15 đến 20 phút mà thôi. Chính vì thế mà bạn cần nắm bắt được những bí quyết để tạo nên sự thành công cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Sau đây là những bí quyết giúp bạn làm khóa luận thành công.

4.1. Chuẩn bị kỹ càng slide trình bày khóa luận

Trong buổi bảo vệ khóa luận của bất kỳ ai cũng sẽ không thể thiếu đi những công cụ hỗ trợ đắc lực, trong đó có slide trình chiếu. Hội đồng nhận xét cần được nhìn một cách bao quát về công trình nghiên cứu của bạn trên một màn hình rộng và tất cả mọi người cùng nhìn thấy để đánh giá một cách khách quan. Vấn đề làm thế nào để bạn có thể truyền tải những nội dung nghiên cứu của mình đến với mọi người thì còn tùy thuộc một phần ở cách bạn trình bày slide và đưa các thông tin vào slide. Hãy đưa vào slide của bạn những thông tin ngắn gọn, súc tích và là ý chính nhất, có hình ảnh minh họa kèm theo đối với những thông tin cần thiết.

4.2. Hãy luyện nói trước đám đông

Slide đẹp chưa đủ, bạn cần phải nói và diễn đạt sao cho những người nghe có thể hiểu được hết ý tưởng của bạn thông qua công trình nghiên cứu ấy. Hãy tự tin, bình tĩnh và chọn lọc nội dung cần nói.

4.3. Luôn giữ vững phong thái của mình

Phong thái hay còn gọi là thần thái của mỗi người sẽ khiến cho họ thành công hay thất bại những đám đông. Nhiều người bị mất tự tin trước đám đông nên khó có thể diễn đạt được ý tưởng của mình. Hãy luôn trong trạng thái bình tĩnh và tin vào khả năng của mình để có thể truyền tải hết những gì bạn muốn nói cho hội động đánh giá nghe một cách rõ ràng, súc tích và truyền cảm nhất nhé.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu khóa luận tốt nghiệp là gì và báo cáo khóa luận tốt nghiệp là gì? Hãy cập nhật và tìm hiểu kỹ nội dung để phục vụ cho chính mình khi cần thiết, đặc biệt là các bạn sinh viên.