Chủ đề của văn bản là gì

Trong các tác phẩm văn học, hình thức và nội dung là hai phần không thể tách rời của một văn bản, đồng thời, chúng cũng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức, và ngược lại, hình thức phải là hình thức của một nội dung nào đó. Tuy nhiên, trong nghiên cứ khoa học, hình thức và nội dung lại cần phải được phân chia ra rõ ràng, việc này có thể giúp họ tìm hiểu được sâu hơn và tuần tự hơn vào các lớp của văn bản, cũng như giúp họ hiểu được dần hơn mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đời sống xã hội để chuyên nghiên cứu về một phương diện nào đó của văn bản.

Chủ đề là một trong những khía cạnh về nội dung được các nhà khoa học sớm tìm hiểu và nghiên cứu. Vậy Chủ đề là gì?, hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Chủ đề là gì?

Như đã nói từ phần mở đầu, Chủ đề là một trong các khái niệm thường xuyên được nhắc tới thuộc về mặt nội dung của văn bản.

Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ:

– Chủ đề của tác phẩm “Tắt đèn” là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường bá, quan lại xã hội Việt Nam về thời kỳ phong kiến.

– Chủ đề của tác phẩm truyện ngắn “Lão Hạc” là cuộc sống khốn khổ của người nông dân trước cảnh chiến tranh, đói nghèo. Qua đó, toát lên nhân cách cao đẹp, lòng tự trọng của họ trước hoàn cảnh cuộc sống nghiệt ngã.

Những đặc điểm cơ bản của Chủ đề

Thứ nhất: Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.

Chủ đề của văn bản là những tư tưởng hoặc những vấn đề mà thông qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải và phản ánh hiện thực tới người đọc. Vì vậy, có thể tác phẩm đó là truyện, có thể là tùy bút, có thể là thơ, … có thể ngắn, có thể dài nhưng chủ đề mà tác giả truyền tải chỉ có một. Nói cách khác, chủ đề nhiều hay ít không phải dựa vào độ dài của tác phẩm được viết ra.

Ví dụ:

– Trong “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, bài thơ chỉ vỏn vẹn có 4 câu tương đương với 28 chữ, tuy nhiên, có lại như một bản tuyên ngôn độc lập dưới thời nhà Trần. Khẳng định độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là sự quyết tâm chống lại 3 lần xâm lược của quân Nguyên – Mông hung hãn.

– Hay trong tác phẩm truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một tác phẩm truyện ngắn với nội dung và độ dài của truyện khá lớn. Thông qua tác phẩm, tác giả muốn khai thác sâu hơn về vẻ đẹp của những người con vùng đất Tây Nguyên gan dạ, kiên cường, dũng cảm trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Hoặc trong tác phẩm tùy bút “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chủ đề được tác giả nêu lên một cách vô cùng nổi bật. Đó chính là sự cống hiến, hy sinh vô cùng thầm lặng của những người con sinh ra trên mảnh đất Sa Pa đầy thơ mộng, đó có thể là anh thanh niên công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, đó cũng có thể là bác lái xe, hoặc cũng có thể là ông họa sỹ già, … họ là những người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho quốc gia, đất nước, và mong muốn đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Thứ hai: Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy thuộc và quy mô và ý định của tác giả.

Một tác phẩm văn học được viết ra, nó là tâm huyết của tác giả trong một thời gian ngắn, cũng có thể là tâm huyết cả cuộc đời họ, mà trong đó, họ đã đặt nặng những tâm tư, tình cảm của mình. Thông qua tác phẩm, họ có thể muốn truyền đạt những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hoặc cũng có thể nêu bật lên những cái tiêu cực, đồng thời, mong muốn con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Bởi vậy, tùy thuộc vào tâm nguyện của tác giả đối với tác phẩm mà chủ đề được nêu bật lên trong tác phẩm có thể là một, hoặc hai, hoặc nhiều hơn thế nữa.

Ví dụ:

Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, hai chủ đề lớn được tác giả nêu nổi bật lên trong tác phẩm, đó chính là:

– Vẻ đẹp vô cùng chân thực của người lao động vùng núi Tây Bắc. Đó là một ông lão già dặn nhưng sức mạnh phi thường, thông thạo địa hình, qua đó, ca ngợi sức mạnh của con người có thể vươn lên trên mọi hoàn cảnh, chiến thắng sự dữ dội và khắc nghiệt của thiên nhiên.

– Ca ngợi vẻ đẹp của con sông Đà hùng vĩ và dữ dội, hung bạo nhưng cũng đầy trữ tình của con sông Đà, qua đó thể hiện cái đẹp vô cùng tươi mới, đầy sức sống mãnh liệt, kiêu sa của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc đầy khắc nghiệt.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến Chủ đề là gì? cùng một vài ví dụ đi kèm. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.