Từ chỉ sự vật là gì

Giống như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt cũng có những từ chỉ sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức về loại từ này. Vậy, từ chỉ sự vật là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong cấu trúc câu? Cùng tìm hiểu sâu hơn ngay trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com bạn nhé!

Sự vật là gì?

Đối với các bé mới học lớp 2, lớp 3 thì ngoài những giờ học trên lớp với thầy cô thì việc bố mẹ kèm cặp hướng dẫn con học thêm ở nhà cũng là khá cần thiết. Bởi thực tế, các bé vẫn còn rất ham chơi, chưa có tính tự giác làm các bài tập về nhà. Do vậy, nếu tiếp xúc với một kiến thức mới như định nghĩa về sự vật sẽ gặp khó khăn đôi chút.

Khái niệm sự vật là gì lớp 2, lớp 3?
Khái niệm sự vật là gì lớp 2, lớp 3?

Xuyên suốt chương trình học tiếng Việt lớp 2 và lớp 3, từ ngữ chỉ sự vật là kiến thức mới mà không phải học sinh nào cũng nắm chắc. Chính vì thế, cần hiểu rõ từ ngữ chỉ sự vật là gì để có thể làm tốt các bài tập có liên quan. Vậy, sự vật, hiện tượng là gì?

Theo định nghĩa từ chỉ sự vật là gì lớp 2 thì đây là những danh từ được dùng để chỉ con người, đồ vật, cây cối hoặc cũng có thể là những hiện tượng, khái niệm, đơn vị,…

Trong từ điển tiếng Việt, sự vật sẽ được định nghĩa là danh từ, ám chỉ những cái tồn tại được nhờ nhận thức có ranh giới rõ ràng và phân biệt với những cái tồn tại khác. Tóm lại, sự vật là những thứ tồn tại hữu hình và con người nhận biết được.

Trong khi đó, hiện tượng là một sự kiện xảy ra mà con người hoàn toàn có thể quan sát, nhận biết được. Thuật ngữ hiện tượng thường được giới khoa học sử dụng nhiều nhất.

Đặc điểm của sự vật

+ Mô phỏng cụ thể, chính xác chủ thể thông qua thực tế khách quan.

+ Phản ánh hình ảnh, tính chất.

+ Tồn tại được và nhận biết được.

Từ khái niệm sự vật, có thể trả lời cho câu hỏi Từ chỉ sự vật là gì? Như sau:

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của:

  • – Con người, các bộ phận của cong người.
  • – Con vật, các bộ phân của con vật.
  • – Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Mùa hè, mùa thu, gió, mưa, nắng, …
  • – Những đồ vật, vật dụng hàng ngày: Thước, chảo, nồi, bếp ga,…
  • – Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: Núi, hồ, đồi, biển, mây, sông, ao, rừng,…
Ví dụ từ chỉ sự vật
Ví dụ từ chỉ sự vật

Tìm hiểu danh từ chỉ sự vật có nghĩa là gì?

Danh từ chỉ sự vật là một phần không thể thiếu của hệ thống danh từ. Danh từ chỉ sự vật được dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, tên địa danh….

Ví dụ như: Bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, học sinh, bút, thước kẻ, điện thoại, cây cối, cuộc biểu tình, nắng, mưa, bão, tác phẩm, Hà Nội, Sài Gòn,….

Cụ thể có những nhóm danh từ chỉ sự vật như sau:

  • Danh từ chỉ người: Nằm trong một phần của hệ thống danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ người là để chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp của một người nào đó. Ví dụ như: Chủ tịch nước, trưởng phòng, Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên,…
  • Danh từ chỉ đồ vật: Là từ để chỉ những vật thể được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Ví dụ như bát cơm, đôi đũa, xe máy, ô tô, bút, thước, sách, vở, xẻng, cuốc, gậy, máy tính, điện thoại,…
Bạn có thể kể được tên của những danh từ chỉ sự vật trong hình không?
Bạn có thể kể được tên của những danh từ chỉ sự vật trong hình không?
  • Danh từ chỉ con vật: Để chỉ các loài muông thú, sinh vật sống và tồn tại trên trái đất. Ví dụ như: Con chó, con mèo, con trâu, con bò, con chuột…
  • Danh từ chỉ hiện tượng: Để chỉ sự vật mà người ta có thể cảm nhận được bằng những giác quan của cơ thể. Hiện tượng xảy ra trong không gian và thời gian, ví dụ hiện tượng tự nhiên như: Mưa, nắng, bão, sấm, chớp, động đất… Và các hiện tượng xã hội như là: chiến tranh, xung đột, đói nghèo, áp bức…
  • Danh từ chỉ khái niệm: Là các danh từ mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan. Ví dụ như là: Tinh thần, ý nghĩa, suy nghĩ,… Đây là loại danh từ không dùng để chỉ vật thể, các chất liệu hay những đơn vị sự vật cụ thể mà là để biểu thị các khái niệm trừu tượng. Các khái niệm này chỉ có thể tồn tại trong nhận thức, ý thức của con người và không thể “vật chất hóa”, cụ thể hóa chúng được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù cụ thể, không cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe, miệng nếm được.
  • Danh từ chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng là những từ chỉ đơn vị của các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng của ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng, ta có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành những loại nhỏ như sau:
  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên là các danh từ chỉ rõ loại sự vật nên còn có tên gọi khác là danh từ chỉ loại. Ví dụ là những từ như: Con, chiếc, cái, cục, mẩu, miếng, lát; ngôi, bức, tấm; tờ, quyển, cây, giọt, hạt, hòn, sợi…
  • Danh từ để chỉ đơn vị chính xác thường được dùng để tính, cân đo đong đếm các sự vật, vật liệu, nguyên liệu, chất liệu… Ví dụ: tấn, lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít, sải, gang,…
  • Danh từ chỉ đơn vị ước chừng dùng để tính hay đếm các sự vật tồn tại dưới dạng 1 tập thể, tổ hợp. Ví dụ như là: bộ, đôi, cặp, bọn, đám, tụi, đàn, dãy, bó, nhúm, những, nhóm,…
Nhóm bạn thân của Nobita và Doraemon
Nhóm bạn thân của Nobita và Doraemon
  • Danh từ chỉ đơn vị thời gian như là giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…
  • Danh từ chỉ các đơn vị hành chính, tổ chức như thôn, xóm, xã, phường, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, dãy, trường, tiểu đội, ban, ngành…

Xem thêm: Danh từ là gì? Tổng hợp kiến thức về danh từ trong tiếng VIệt

Một số ví dụ và bài tập liên quan đến sự vật

Để có thể hiểu rõ hơn về sự vật, mời bạn tham khảo một số bài tập mẫu dưới đây để luyện cho mình phản ứng nhanh hơn khi làm bài thi nhé!

Bài 1: Kể ra 3 từ chỉ sự vật.

  • – Từ chỉ người: Công an, bộ đội, công nhân.
  • – Từ chỉ đồ vật: Xe máy, ô tô, máy bay.
  • – Từ chỉ con vật: Con hổ, con voi, con trâu.
  • – Từ chỉ cây cối: Cây đa, cây dừa, cây mía.

Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong bảng dưới đây:

Kể tên các từ chỉ vật trong bảng trên
Kể tên các từ chỉ vật trong bảng trên
  • Từ chỉ sự vật trong bảng trên là: Thầy giáo, mèo, chó, bút, vở, truyện, mùa đông.

Bài 3: Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em đã được học.

Một số dân tộc như là: Dân tộc Kinh, Thái, Nùng, Tày, Mèo, Ê-đê, H’mông, Dao, Chăm, Tà-ôi, Ba-na, Vân, Kiều, Khơ-mú, Hoa, K’ho, Xtiêng, Cơ-tu,…

Bài 4: Dựa vào ví dụ đã cho, đặt câu theo mẫu Ai hoặc cái gì/con gì là gì?

Ví dụ: Bạn Phùng Anh Huy là học sinh giỏi của lớp 9A6.

Câu dựa theo mẫu “Ai là gì?” thường được dùng để giới thiệu, nhận xét hay giải thích về một người nào đó.

  • Linh là con cả trong nhà.
  • Bố em là bộ đội biên phòng.
  • Cô giáo của em năm nay mới 25 tuổi.
  • Quỳnh là bạn học xinh nhất lớp em.
  • Bạn Thơm là người thấp nhất lớp tôi.
  • Bạn Linh là người ở Hà Tây.
  • Chị Hoa là trưởng phòng Content.
  • Bạn Hằng là người cao nhất lớp tôi.
  • Bạn Trang là người mà tôi chơi thân nhất.

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi đề cập ở trên đã giúp bạn đọc hiểu sự vật có nghĩa là gì và các bài tập tìm hiểu sự vật được đưa ra sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mong muốn được giải đáp hoặc trao đổi thêm thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này các bạn nhé!