Công ty liên doanh là gì

CÔNG TY LIÊN DOANH LÀ GÌ?

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện đang là xu hướng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới. Công ty liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta. Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước đang có ý định liên doanh, hợp tác với các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài. Để làm điều đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững những khái niệm và đặc điểm của công ty liên doanh cũng như doanh nghiệp liên doanh hiện nay theo luật hiện hành. Vậy công ty liên doanh là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm công ty liên doanh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Khái niệm công ty liên doanh

Công ty liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Công ty liên doanh là loại hình doanh nghiệp phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Công ty liên doanh là các doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác để cùng thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp.

Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của Công ty. Công ty liên doanh có tư cách pháp pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

2. Đặc điểm của công ty liên doanh

Công ty liên doanh có các đặc điểm pháp lý chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Công ty liên doanh là công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy, tài sản của doanh nghiệp được tách bạch với tài sản của các bên tham gia doanh nghiệp, chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình.

Thứ hai, Công ty liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Công ty liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa nhà nước Việt Nam với nước ngoài. Giấy phép đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp liên doanh đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty liên doanh ở Việt Nam là tổ chức kinh tế độc lập, có thể tự mình tham gia các hoạt động kinh doanh một cách độc lập và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh đó.

Thứ ba, Quy định về vốn, vốn pháp định của các doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải đủ 30% vốn đầu tư thành lập công ty liên doanh. Đối với các dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích kinh doanh thì có thể thấp hơn nhưng không được vượt quá 20% số vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp phép chấp thuận.

Thứ tư, Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.

Thứ năm, Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

3. Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo quy định của luật doanh nghiệp mới nhất, muốn thành lập công ty liên doanh các nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ chỉ ra cho các bạn một số điều kiện thành lập công ty liên doanh bạn cần tuân thủ:

Thứ nhất, Về chủ thể (nhà đầu tư)

Đối với cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.

Đối với pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.

Thứ hai, Về tài chính

Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết. Vốn pháp định của công ty liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về công ty liên doanh

Thứ ba, Về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép tại Việt Nam, không kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực cấm đã được quy định. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…).

4. Ưu và nhược điểm của công ty liên doanh

Công ty liên doanh là hình thức Công ty thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh.

Bên cạnh những ưu điểm thì công ty liên doanh có một số hạn chế nhất định. Đó là ràng buộc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải chặt chẽ. Do đó, việc điều hành và quản lý doanh nghiệp đòi hỏi phải là những chuyên gia thực thụ. Hay việc bất đồng ngôn ngữ. Việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp còn yếu kém về ngôn ngữ quốc tế. Đặc biệt là ngôn ngữ của doanh nghiệp được liên doanh. Sự khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, thời trang kinh doanh, vì thế có thể phát sinh những mâu thuẫn ko dễ gì giải quyết.

Đặc biệt, về hồ sơ và thủ tục thành lập công ty liên doanh cũng khá rắc rối. Nếu doanh nghiệp không muốn mất thời gian, tiết kiệm chi phí hãy liên hệ với Phamlaw để được tư vấn miễn phí và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi tiến hành thành lập công ty liên doanh. Ngoài ra Phamlaw còn cung cấp thêm dịch vụ xin giấy phép kinh doanh các loại (Bao gồm cả giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện), công bố sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký mã số mã vạch, kế toán thuế cho doanh nghiệp,…

Nhìn chung Công ty Liên doanh là loại hình doanh nghiệp hiện nay đang rất được quan tâm. Nhà nước ta luôn xác định và đề cao vai trò của doanh nghiệp liên doanh trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ,năng lực, đạo đức kinh doanh, tinh thần hợp tác, học hỏi. Để tìm hiểu thêm các vấn đề về thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được tư vấn miễn phí.

Công ty liên doanh là gì – Luật Phamlaw

>> Xem thêm:

  • Quy định pháp luật về công ty liên kết