Trong thế giới công nghệ, môi trường internet, kể từ khi bắt đầu sử dụng internet, trẻ em đã trở thành một công dân số, tham gia vào một môi trường xã hội không hề “ảo” và có đầy đủ các tính chất lợi ích và rủi ro như xã hội thật của “người lớn”. Hãy khuyến khích trẻ tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của series Công dân số chuẩn, được trích từ Sổ tay hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ Trẻ em “Công dân số chuẩn – Sử dụng internet thông minh và an toàn” để hướng dẫn cho trẻ em/ thanh thiếu niên cùng hỗ trợ nhau trong tiến trình tập huấn đồng đẳng về chủ đề này, thông qua các Câu lạc bộ Trẻ em. Các nội dung này có thể được chia sẻ cho các bạn trẻ từ 12 – 18 tuổi.
Đây là một sản phẩm thuộc Dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng” được triển khai từ năm 2018 đến năm 2021 do Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới Quốc Tế tại Việt Nam tài trợ, vận động từ nguồn Quỹ Chấm Dứt Bạo Lực Trẻ Em (The Fund to End Violence Against Children). Trong khuôn khổ dự án, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) thực hiện.
Bài viết này sẽ giới thiệu về Công dân số chuẩn là ai? Cần có những kỹ năng nào để trở thành một Công dân số? Sống ảo là gì? Và những hệ quả của việc sống ảo?
1. Công dân số chuẩn: Họ là ai? Để có thể trở thành một công dân số chuẩn, các bạn trẻ cần biết những kiến thức, kỹ năng nào?
Hãy theo dõi 2 ví dụ về cách xử lý được khuyến khích khi trẻ sử dụng Internet hoặc mạng xã hội.
Internet chứa đựng cả lợi ích và các rủi ro. Là các công dân sinh ra trong thời đại Internet, trẻ em có vai trò và trách nhiệm với môi trường của mình đang sống, cũng như môi trường mạng Internet, là những người sử dụng Internet thông minh để phát huy các lợi ích, giảm thiểu các rủi ro của môi trường này. Giống như môi trường thật, môi trường mạng có an toàn, lành mạnh, các trải nghiệm của các em có hữu ích hay không phụ thuộc rất lớn vào các em. Chính vì thế, để trở thành các công dân số chuẩn, trẻ em cần trang bị các kỹ năng số để làm chủ công nghệ.
2. Xây dựng hình ảnh và dấu ấn cá nhân trên mạng: Sống ảo là gì? Sống ảo khác sống thật như thế nào?
Không phải ai sống ảo cũng là người xấu, tuy nhiên sống ảo sẽ khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những rủi ro. Ngoài những rủi ro như sẽ bị chê trách, quấy rối không cần thiết, hoặc gây hiểu lầm cho người dùng khác, sống ảo còn khiến cho con người trở nên rời xa cuộc sống thực, gây nên những lệch lạc về mặt tâm lý (như hoang tưởng) và mất cân bằng trong việc duy trì những mối quan hệ trong đời thực.
Sống ảo không hẳn là những lời nói dối 100% trên mạng xã hội. Những nội dung mà người được cho là sống ảo hay đăng tải có thể pha trộn giữa thật và giả để người đọc, người xem khó mà phân biệt được. Tuy nhiên, nhiều nhân vật “chăm sống ảo” đã hình thành thói quen đăng tải thông tin thật giả lẫn lộn, dần dần khiến bản thân họ tin rằng những điều ảo kia là có thật trong cuộc đời của họ.
Mời theo dõi các bài viết tiếp theo.
–
Nguồn tham khảo: Sổ tay hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ trẻ em: Công dân số chuẩn: Sử dụng Internet thông minh và an toàn
https://msdvietnam.org/wp-content/uploads/editWV_Handbook_TOCSE_final-to-donor-da%CC%83-ne%CC%81n.pdf
–
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: – Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 – Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111 – Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: + Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte + Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616