Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn, đây là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu so với giá phát hành thực tế. Nếu bạn muốn hiểu rõ thặng dư vốn cổ phần là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của 8th Street Grille nhé.
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Có thể hiểu đơn giản, thặng dư vốn cổ phần (Capital surplus) là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá công ty phát hành.
Trong đó:
- Phát hành cổ phiếu: là hoạt động kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn sẵn có.
- Mệnh giá của cổ phiếu: là khoản giá trị được doanh nghiệp ấn định sẵn, hay còn gọi là giá trị danh nghĩa.
- Giá phát hành cổ phiếu: là giá trị thực tế để các nhà đầu tư cần bỏ ra để sở hữu được cổ phiếu đó.
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra công thức tính thặng dư vốn cổ phần như sau:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – Mệnh giá của cổ phiếu) x Số lượng cổ phiếu đã phát hành
Ví dụ về thặng dư vốn cổ phần
Công ty cổ phần Alpha chuyên kinh doanh mặt hàng khẩu trang y tế. Vào ngày 01/05/2021, Công ty Alpha thực hiện phát hành 1.000.000 cổ phiếu với mệnh giá niêm yết trên mỗi cổ phiếu là 200.000 đồng. Dự kiến sẽ thu về 200.000.000.000 đồng.
Do tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nhu cầu về mặt hàng này tăng cao. Công ty dự đoán các nhà đầu tư sẽ bị thu hút hơn nên quyết định tăng giá cổ phiếu lên 250.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi bán hết lượng cổ phiếu đã phát hành, công ty Alpha thu về 250.000.000.000 đồng.
Phần chênh lệch giữa mức giá ban đầu so với mức giá bán thực tế là 50.000.000.000 đồng. => 50.000.000.000 đồng này được gọi là thặng dư vốn cổ phần của công ty Alpha.
Xem thêm: Upas L/C là gì?
Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp
Việc thặng dư vốn cổ phần không phải là vấn đề hiếm gặp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề này đã được Bộ Tài Chính quy định rõ trong “Thông tư 19/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần” với những nội dung cụ thể như sau:
– Hạch toán:
Khoản tiền chênh lệch từ việc bán cổ phiếu với giá trị cao hơn mệnh giá được niêm yết vẫn sẽ được hạch toán trong tài khoản ở phần thặng dư vốn. Nhưng khoản tiền này không được hạch toán vào hoạt động thu nhập của doanh nghiệp.
– Không bị tính thuế:
Khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ không bị tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp.
– Chênh lệch giảm:
Trong hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có những tình huống mà doanh nghiệp phải bán cổ phiếu mới phát hành với giá trị nhỏ hơn mệnh giá niêm yết trên cổ phiếu. Lúc này sẽ xuất hiện phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn.
Khoản chênh lệch này sẽ không cần phải hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, khoản thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để bù đắp. Trong trường hợp, khoản thặng dư vốn không đủ để bù đắp, kế toán doanh nghiệp sẽ sử dụng đến lợi nhuận sau thuế (không phải lợi nhuận trước thuế) và tiền thu được từ các loại Quỹ đóng góp của công ty.
– Điều chỉnh tăng vốn cổ phần:
Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn hoạt động như:
- Tăng vốn điều lệ bằng việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần sang. Yêu cầu: doanh nghiệp có đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng giữa giá bán so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ.
- Dựa trên số lượng cổ phiếu đã bán ra, trong hoạt động kêu gọi vốn bằng việc mua cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ phát hành ra một lượng cổ phiếu nhất định.
Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể bán được hết số lượng cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư (đặc biệt đối với các công ty cổ phần mới thành lập,…) Lúc này, doanh nghiệp chỉ được phép tăng vốn điều lệ dựa trên khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu trong nguồn vốn thặng dư với tổng giá vốn của lượng cổ phiếu chưa bán.
Trong trường hợp, tổng phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa được bán bằng nguồn vốn thặng dư, thì lúc này công ty không thể điều chỉnh để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính thặng dư vốn cổ phần. Đồng thời nắm được những quy định về thặng dự vốn trong doanh nghiệp và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.