Đời Sống

Chủ nghĩa yêu nước là gì

Chuyên đề 1

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM –

CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

1. Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước

Giảng viên cần phân tích, làm rõ các khái niệm về yêu nước và chủ nghĩa yêu nước.

– Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia – dân tộc trên thế giới.

– Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác.

2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Trong mục này, giảng viên cần phân tích, làm rõ 02 vấn đề:

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Phân tích, làm rõ 03 yếu tố cơ bản cấu thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là: tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam.

3. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Phần này, giảng viên cần tập trung phân tích rõ những ý:

– Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh, là “bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến những thắng lợi vinh quang.

– Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng cộng đồng người Việt Nam đang đang sinh sống ở nước ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam.

– Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

– Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và phát triển.

– Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn sức mạnh thường trực trong lòng dân tộc ta.

II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

Đây là một trong những nội dung quan trọng của bài, giảng viên cần tập trung phân tích, làm rõ 04 cơ sở cơ bản sau:

1. Lịch sử dựng nước – sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở

– Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồng làng xã, rồi đến quốc gia, dân tộc.

– Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cả cộng đồng. Điều đó tự nó tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất mà mình đã sinh sống, đang canh tác.

2. Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia-dân tộc Việt Nam

– Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, sự cố kết cộng đồng.

– Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung.

3. Lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang.

– Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.

– Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc dân tộc.

4. Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trong thời kỳ cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã có các nền văn hóa phát triển, dẫn đến sự ra đời của các nhà nước sơ khai.

– Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, các dòng văn hóa và lịch sử đó đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là gì?

2. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?

3. Cơ sở hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?

Chuyên đề 2

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

Trọng tâm của bài là phân tích và làm rõ tư tưởng: “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài, từ những tình cảm yêu quê hương, đất nước phát triển dần thành một tư tưởng sâu sắc, toàn diện, đi đến chủ nghĩa yêu nước”.

Giảng viên cần phân tích sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử dân tộc. Cụ thể, trong phần I, II, III, IV, giảng viên cần nêu và phân tích được: Bối cảnh lịch sử, Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ DỰNG NƯỚC (THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN TRUNG QUỐC, GIÀNH LẠI NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC

III. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN VIỆT NAM (TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1858)

IV. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN, ĐẾ QUỐC, GIÀNH LẠI NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

V. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đây là nội dung trọng tâm của bài, giảng viên cần phân tích và làm rõ một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:

1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc

2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc

3. Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước

4. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất

5. Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa hào hiệp, nhân đạo, nhân văn

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Các giai đoạn trong quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?

2. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Chuyên đề 3

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

I. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

Giảng viên cần tập trung phân tích, làm rõ những nội dung sau:

1. Tác động từ những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực

– Tình hình thế giới, khu vực trong những năm vừa qua và dự báo những năm tới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

– Mặc dù hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng tình hình chính trị – an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp.

– Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á có vai trò ngày càng lớn trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực. Nhưng đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.

– Vấn đề tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông còn diễn ra gay gắt, phức tạp.

2. Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa

Phân tích, làm rõ vấn đề: quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của nước ta những năm qua và xu thế toàn cầu hóa đã và đang đem lại những biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội đất nước, trong đó, lĩnh vực văn hoá – tư tưởng có sự khởi sắc và đạt được những thành tựu nhất định bên cạnh đó lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách gay gắt.

3. Sự biến đổi kinh tế – xã hội đất nước

– Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được tiến hành qua hơn 30 năm, đến nay, đã và đang giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

– Mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ, là những lực cản không nhỏ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục, phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

II. BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

Phân tích, làm rõ một số biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở một số khía cạnh sau:

1. Dưới góc độ kinh tế

– Yêu nước dưới góc độ kinh tế được thể hiện trước hết và chủ yếu ở tinh thần vươn lên rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu, thua kém nước khác.

– Yêu nước trong điều kiện hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của mỗi người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.

– Trong điều kiện của cách mạng khoa học-công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, mỗi người dân đất Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động mạnh dạn trên trận tuyến kinh tế và tri thức, khoa học và công nghệ…

2. Dưới góc độ chính trị – xã hội

– Yêu nước ngày nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc, tránh tâm lý tự ti, bi quan dao động.

– Yêu nước trong điều kiện hiện nay phải gắn liền với việc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường; tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, tăng cường nguồn lực trong nước, sức mạnh nội lực bên trong…

– Yêu nước hiện nay còn được thể hiện ở tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy, suy nghĩ và cách làm, đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

3. Dưới góc độ quốc phòng, an ninh

– Yêu nước ngày nay là nêu cao ý thức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhận thức sâu sắc về “đối tác” và “đối tượng”.

– Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, bảo vệ môi trường hòa bình và sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

III. PHÁT HUY MẠNH MẼ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Giảng viên cần phân tích và làm rõ một số nội dung chủ yếu sau:

1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta, là đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước trong thời đại Hồ Chí Minh.

2. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân

– Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng đã kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.

– Ngày nay, phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là biết phát huy nội lực, tranh thủ nguồn ngoại lực; thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với khả năng thực tế và hoàn cảnh quốc tế phù hợp cho phép.

3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế

Khẳng định: Đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.

Phân tích các nguyên tắc trong thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Những nhân tố tác động đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới?

2. Các phương thức biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới?

3. Những giải pháp phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới ?

Chuyên đề 4

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

I. SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HIỆN NAY

Giảng viên phân tích, làm rõ 02 ý cơ bản sau:

1.Vị trí, vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.Những nhân tố tác động đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

II. NỘI DUNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Giảng viên phân tích, làm rõ một số nội dung sau:

1. Giáo dục lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc

– Tiến hành xây dựng cho mỗi người Việt Nam có lòng tự hào dân tộc sâu sắc: tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp, non sông hùng vĩ; tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước, của dân tộc anh hùng, bất khuất, nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh; tự hào về các anh hùng dân tộc; tự hào về nền văn hóa Việt Nam với những giá trị tinh thần bền vững, sức mạnh trường tồn của dân tộc ta.

– Trên cơ sở tự hào về quá khứ, hiện tại, xây dựng niềm tự hào mới: ý thức sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và của cả dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…

2. Giáo dục hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hoài bão, khát vọng của con người trong thời kỳ mới thấm sâu chủ nghĩa yêu nước là vươn lên, thực hiện bằng được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

3. Giáo dục tinh thần sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Yêu nước biểu hiện bằng những việc làm cụ thể cùng cả nước và vì cả nước giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Biểu hiện cụ thể, sinh động của chủ nghĩa yêu nước khi trở thành máu thịt trong mỗi con người là nhu cầu tự thân cần sống và hoạt động vì Tổ quốc và nhân dân mình; là lối sống và thói quen đặt lợi ích của dân tộc lên trên, lên trước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

4. Giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc

Ngày nay, mỗi người Việt Nam phải cảnh giác và kiên quyết làm thất bại âm mưu xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, … những hành động làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của đất nước.

5. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Thực hiện nghĩa vụ quốc tế là yêu cầu có tính nguyên tắc, nhưng phải phù hợp khả năng và điều kiện cho phép. Thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta hiện nay là sự đóng góp to lớn của dân tộc ta với phong trào cách mạng thế giới.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài, giảng viên cần tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề sau:

1. Cụ thể hóa phương thức biểu hiện giá trị, chuẩn mực của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới

Giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước cho các tầng lớp nhân dân ngày càng bám sát hơn yêu cầu của cuộc sống, nhất là yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Giá trị chuẩn mực cao nhất, cốt lõi nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới được biểu hiện tập trung ở lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội.

2. Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân, trọng điểm là thanh, thiếu niên

– Không ngừng khơi dậy, phát huy chủ nghĩa yêu nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, sống ở trong nước cũng như ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cần quan tâm đến trọng điểm là thanh, thiếu niên. Trong đó, cần rất coi trọng giáo dục hướng dẫn cho họ hình thành lý tưởng, niềm tin, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng để họ trở thành lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng, vừa chuyên.

3. Tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân

– Thường xuyên đổi mới, hoàn thiện nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho các đối tượng.

Đa dạng hóa hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân.

4. Không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

– Thi đua là một động lực của sự phát triển, là thể hiện chủ nghĩa yêu nước một cách cụ thể, thiết thực.

– Xác định “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu chung của các phong trào thi đua yêu nước.

5. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới

– Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể. Đó là toàn bộ những công trình, sản phẩm giá trị văn hóa do các thế hệ trước để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau.

– Phát huy vai trò của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lịch sử của dân tộc…

– Duy trì và phát huy tác dụng của các di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc, coi đó là các công cụ lưu giữ, trao truyền và cổ vũ chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam

6. Xây dựng môi trường văn hóa cho giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới

– Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Đưa nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước vào các hoạt động giáo dục của xã hội, nhà trường và gia đình. Gắn giáo dục chủ nghĩa yêu nước vói phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

– Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho mọi người dân Việt Nam là trách nhiệm của các tổ chức làm công tác tư tưởng – văn hóa.

– Các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình phải có nhiều chương trình, ấn phẩm về chủ nghĩa yêu nước, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, về những điển hình tiên tiến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Các cơ quan chủ quản các cấp về văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình,… cần tích cực đề xuất và ủng hộ các hoạt động sáng tạo đề cao tinh thần yêu nước, phục vụ cho các đối tượng, nhất là thanh, thiếu niên.

7. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị -xã hội trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

– Các cấp ủy đảng phải làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong Đảng và xã hội.

– Trong tổ chức thực hiện cần coi trọng việc tổ chức các ngày lễ hội, các hoạt động kỷ niệm để phát huy tinh thần yêu nước, khơi dậy nhiệt tình yêu nước của nhân dân.

– Các nhà trường là môi trường quan trọng để giáo dục thanh, thiếu niên về chủ nghĩa yêu nước.

– Phát huy vai trò quan trọng của gia đình trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, nhất là cho thanh, thiếu niên.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước hiện nay?

2. Nội dung chủ yếu giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay ?

3. Các giải pháp chủ yếu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay?